Friday, 1 June 2012

Trao 200 phan qua cho hoc tro ngheo Kien Giang

TTO - Ngày 28-5, văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Thông tin di động Mobifone khu vực IV và Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức trao 200 phần quà cho học sinh nghèo Kiên Giang. QĐND - Đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở là nhiệm vụ mới. Qua đào tạo thí điểm ở Trường Quân sự Quân khu 2 (QSQK2) cho thấy chất lượng đáp ứng được mục tiêu yêu cầu, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong thực hiện chủ trương này. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã làm việc với cơ quan chức năng và khảo sát tại cơ sở để làm rõ. (Zing) - Đà Nẵng yêu cầu tạm dừng xe ben trong các ngày diễn ra các kỳ thi, thí sinh ở Đồng Nai sẽ khai mạc sớm một ngày trong khi Hà Nội vẫn giữ nguyên thi theo cụm.

Học sinh Trường THCS Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng nhận quà của nhà tài trợ - Ảnh: Thanh Xuân

Các trường được nhận quà gồm: Trường tiểu học Bàn Thạch 1, THCS Bàn Thạch (huyện Giồng Riềng); Trường Tiểu học Thới Quản 1 và Trường cấp 2-3 Thới Quản (huyện Gò Quao).

Đây là những điểm trường vùng sâu ở Kiên Giang có đông học sinh nghèo là người dân tộc Khmer đang học tập. Toàn bộ số quà trên do Mobifone khu vực IV tại Cần Thơ tài trợ.

Tại lễ trao quà, đại diện ban giám hiệu các trường ghi nhận tấm lòng vàng của nhà tài trợ và hai đơn vị phối hợp đã thể hiện sự quan tâm, tiếp sức những nổ lực vượt khó của học trò nghèo vùng sâu miền sông nước.

Đại diện nhà tài trợ - ông Nguyễn Đức Thắng - cho biết, trong năm 2012 Trung tâm Thông tin di động Mobifone khu vực IV tại Cần Thơ sẽ trao khoảng 100.000 quyển vở và 360 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học khu vực ĐBSCL.

Ông Thắng cũng cho biết trong thời gian tới trung tâm sẽ tiếp tục đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ để hỗ trợ học sinh nghèo ĐBSCL có điều kiện đến trường.

THANH XUÂN


Chủ trương mới, đúng đắn

Thực hiện Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 9-8-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo thí điểm cán bộ ngành quân sự cơ sở, Bộ Quốc phòng (BQP) đã giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Trần Quốc Tuấn liên kết với Trường QSQK2 đào tạo thí điểm. Ban chỉ đạo đào tạo các tỉnh thuộc QK2 đã chỉ đạo Ban TSQS cấp tỉnh, huyện và UBND cấp xã thực hiện việc tuyển sinh theo đúng quy định, chặt chẽ, dân chủ, công khai, đúng đối tượng. Trường Đại học Trần Quốc Tuấn xét duyệt hồ sơ, tổ chức thi tuyển và thông báo nhập học cho các thí sinh trúng tuyển theo quy định. Trong số 80 học viên đào tạo thí điểm có 72 đồng chí đang đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng, chỉ huy phó ban CHQS cấp xã; 76 đồng chí là đảng viên, 4 đồng chí đoàn viên đủ điều kiện để trở thành đảng viên; 80 đồng chí đều trong quy hoạch có sự cam kết của đảng ủy đủ điều kiện đi đào tạo và bố trí sử dụng đúng quy hoạch...

Học viên đào tạo cán bộ ban CHQS cấp xã trình độ đại học tại Trường Đại học Trần Quốc Tuấn học nội dung tham mưu tác chiến. Ảnh: Chu Huyền

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã thành lập tổ giáo viên giảng dạy, triển khai cho các phòng, khoa giáo viên nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo toàn khóa, hướng dẫn, giúp đỡ Trường QSQK2 tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên phương pháp điều hành và tổ chức đào tạo. Nhà trường chủ trì, phối hợp với Trường QSQK2 kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo học kỳ và thi tốt nghiệp theo quy chế. Đại tá Phan Dương Tiến, Hiệu trưởng Trường QSQK2 cho biết: "Căn cứ vào chương trình khung của Bộ GD&ĐT và chương trình chi tiết của BQP xây dựng chương trình đào tạo toàn khóa sát thực tế, phù hợp với đối tượng đào tạo, tổ chức biên soạn bài giảng thông qua Ban giám hiệu trước khi giảng... Thông qua đào tạo thí điểm, chương trình được kiểm nghiệm đánh giá cấu trúc nội dung hợp lý, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành của người học; giáo trình được biên soạn công phu, nội dung sát với đối tượng, hàm lượng các khối kiến thức phù hợp với mục tiêu đào tạo". Chúng tôi được biết, quá trình đào tạo Trường QSQK2 đã kết hợp chặt giữa nội dung học tập với rèn luyện kỷ luật. Kết quả đào tạo khóa thí điểm, 100% đạt yêu cầu, trong đó khá chiếm 28,75%, trung bình khá 71,25%. Khảo sát sau đào tạo cho thấy: Có 37 đồng chí được địa phương bố trí giữ nguyên chức vụ chỉ huy trưởng ban CHQS cấp xã, 1 đồng chí phát triển đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch UBND xã, 2 đồng chí là chỉ huy phó được bố trí chức vụ chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, 1 đồng chí là trung đội trưởng dân quân bố trí phó công an xã... Đại tá Cao Đắc Cử, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Lào Cai cho rằng: "Đây là chủ trương đúng đắn, là biện pháp quan trọng giúp các địa phương nâng cao chất lượng công tác quân sự ở cơ sở, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng cao, biên giới...".

Theo Đại tá Nguyễn Mạnh Khuê, Phó cục trưởng Cục DQTV, đào tạo cán bộ quân sự cấp xã liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng ngành quân sự cơ sở là nhiệm vụ mới, song các cơ quan, địa phương, đơn vị đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng. Học viên qua đào tạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất tốt; có kiến thức, năng lực toàn diện, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy trưởng quân sự cấp xã; có khả năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương đạt mục tiêu đào tạo. Trả lời câu hỏi liệu các trường QSQK có đủ khả năng đào tạo, Đại tá Nguyễn Mạnh Khuê khẳng định: Thực tế kết quả đào tạo thí điểm tại Trường QSQK2 cho thấy, hệ thống trường quân sự các quân khu có đủ điều kiện để đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở...

Một số bất cập cần tháo gỡ

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo BQP, công tác đào tạo thí điểm còn một số bất cập. Nổi lên là một số địa phương chưa quán triệt và nhận thức đầy đủ pháp luật về DQTV, Đề án 1388 và các thông tư, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự cấp xã liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng nên chất lượng đầu vào còn thấp. Mặt khác, nhận thức của học viên không đồng đều, nhất là các đồng chí là người dân tộc thiểu số, các đồng chí học xong THPT đã lâu... nhận thức chậm. Một số cán bộ đương chức không muốn đi học vì sợ khi đi học về địa phương không xếp đúng chức danh. Hiện vẫn còn 8 đồng chí của QK2 sau đào tạo chưa bố trí đúng chức danh... Điều này vừa ảnh hưởng tới tư tưởng cán bộ, vừa lãng phí công sức đào tạo...

Một tổ học viên đào tạo cán bộ ban CHQS cấp xã trình độ đại học tại Trường Đại học Trần Quốc Tuấn trong giờ học về vũ khí tự tạo. Ảnh: Chu Huyền

Để khắc phục tình trạng trên có nhiều việc phải làm. Theo Trung tướng Phạm Xuân Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng tham mưu trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Đào tạo BQP, cấp ủy, chính quyền các cấp phải nhận thức rõ nhiệm vụ đào tạo cán bộ cơ sở là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời, UBND cấp tỉnh phải xây dựng đề án, kế hoạch, quy hoạch đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã, trên cơ sở đó, tuyển chọn cán bộ đi đào tạo chặt chẽ, trong đó cần chú trọng tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và năng lực... Qua đào tạo thí điểm tại Trường QSQK2 cho thấy, quá trình đào tạo rất cần có sự phối hợp chặt giữa địa phương với nhà trường trong quản lý học viên, nắm kết quả đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo. Cùng với công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, các nhà trường phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng đào tạo; tổ chức điều chỉnh, sắp xếp cán bộ, giáo viên hình thành các tổ bộ môn quân sự cơ sở, khung quản lý học viên phù hợp. Đi đôi với điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình, các trường từng bước xây dựng hệ thống giảng đường, bãi tập đáp ứng yêu cầu đào tạo. Trong thực hiện liên kết đào tạo, chú trọng tăng quyền chủ động cho các trường QSQK để từng bước tự đảm nhiệm đào tạo.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế

Từ kết quả đào tạo thí điểm, các cơ quan chức năng của BQP và các quân khu, tiếp tục chỉ đạo UBND những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa xây dựng đề án đào tạo cán bộ quân sự cấp xã, chỉ đạo Bộ CHQS sớm xây dựng trình UBND, HĐND tỉnh phê duyệt xong trước tháng 6-2012. Đó là cơ sở để địa phương chủ động tạo nguồn đào tạo, bố trí ngân sách chi cho nhiệm vụ đào tạo. Từ năm 2011, BQP đã triển khai đào tạo theo Đề án 799 với các hình thức: Đào tạo đại học chính quy 48 tháng, cao đẳng chính quy 36 tháng, liên thông từ trung cấp lên cao đẳng 18 tháng. Năm 2012, mở thêm 2 hình thức đào tạo là liên thông từ cao đẳng lên đại học 18 tháng và đào tạo văn bằng 2 trình độ đại học 18 tháng. Từ năm 2013, mở thêm hình thức đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học thời gian 36 tháng và đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học trình độ cao đẳng, đại học. Trường Đại học Trần Quốc Tuấn và Đại học Nguyễn Huệ đào tạo trình độ đại học ngành quân sự cơ sở; liên kết với trường quân sự các quân khu và Trường quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội đào tạo trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở... Cục DQTV và Cục Nhà trường phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT giúp Ban chỉ đạo Đào tạo BQP từng bước bổ sung hoàn thiện quy chế, bổ sung chương trình, giáo trình để nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ tư lệnh các quân khu và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội chỉ đạo các trường QSQK, Trường quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội lập hồ sơ đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép mở mã ngành đào tạo trình độ cao đẳng quân sự cơ sở để trường được đào tạo trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở đáp ứng nhu cầu đào tạo theo Đề án 799.

Lê Duy Hồng




Hà Nội: Vẫn thi theo cụm

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thời điểm này, các trường THPT đang gấp rút chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện để HS vững tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. Tất cả cùng vào cuộc cho một mùa tuyển sinh và thi tốt nghiệp THPT đạt chất lượng, an toàn và hiệu quả, đáp ứng niềm tin của xã hội.

Theo quy chế thi mới, Bộ GD&ĐT không bắt buộc các địa phương phải tổ chức thi theo hình thức cụm trường như các năm trước. Tuy vậy, để bảo đảm tính nghiêm túc và công bằng cho kỳ thi, Hà Nội vẫn tiếp tục tổ chức các hội đồng coi thi theo hình thức cụm trường. Tuy nhiên, việc tổ chức các cụm trường sẽ được nghiên cứu kỹ để bảo đảm cho thí sinh không phải đi đến các địa điểm thi quá xa.

Thí sinh xem lại bài trước kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội năm 2011.

Thời gian này, các trường đang triển khai kế hoạch hướng dẫn ôn tập cho học sinh; chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự phục vụ kỳ thi.

Toàn thành phố Hà Nội có gần 70.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT.. Hơn 8.000 giám thị sẽ được huy động tham gia phục vụ ở 3.130 phòng thi. UBND TP đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi do đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP làm trưởng ban. Thành viên của Ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các sở ngành liên quan như y tế, giao thông, điện lực, công an, tài chính…

TP.HCM: Sai sót hồ sơ vẫn được thi

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trong quá trình kiểm tra hồ sơ dự thi, nếu có các trường hợp họ, tên, ngày, nơi sinh,…của thí sinh trong học bạ, văn bằng, chứng nhận, danh sách,… không phù hợp với khai sinh hợp lệ: Hiệu trưởng trường phổ thông có trách nhiệm tổ chức điều chỉnh sau; riêng danh sách phòng thi và bảng ghi tên sẽ được Chủ tịch Hội đồng coi thi điều chỉnh ngay cho phù hợp với khai sinh và theo hồ sơ hợp lệ hiện có, lập biên bản (theo mẫu điều chỉnh).

Riêng các trường hợp phải xóa tên ngay: nếu thấy chưa chắc chắn và không để thí sinh có thể bị thiệt thòi về quyền lợi thi, Chủ tịch Hội đồng coi thi có thể xử lý như trường hợp thiếu hồ sơ (lập biên bản, vẫn cho thi).

Theo Thanh Niên, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng cho biết: thí sinh đi trễ không quá 15 phút kể từ giờ làm bài sẽ bị lập biên bản nhưng vẫn được phép dự thi (tính từ cổng trường thi). Những năm trước, sau khi có hiệu lệnh bắt đầu giờ làm bài thi, thí sinh đến trễ không được dự thi.

Trường hợp thí sinh đi nhầm phòng thi, cùng hệ giáo dục thường xuyên hoặc giáo dục phổ thông, nếu không kịp thời gian để đến đúng hội đồng thi, thí sinh vẫn được bố trí để dự thi tại hội đồng "nhầm".

Trường hợp thí sinh đi nhầm phòng thi, khác hệ giáo dục, nếu không kịp thời gian để đến đúng hội đồng thi, thí sinh sẽ được tạo điều kiện đến hội đồng thi cùng hệ giáo dục gần nhất để dự thi.

Đà Nẵng: Đảm bảo an ninh, hạn chế giao thông trong những ngày thi

Theo báo Đà Nẵng, Văn phòng UBND thành phố vừa có thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh tại cuộc họp Ban chỉ đạo - Kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2012.

Theo đó, yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo - Kiểm tra tham mưu và giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 14-3-2012 của UBND thành phố về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 và tuyển sinh năm học 2012-2013. Các thành viên Ban chỉ đạo - Kiểm tra chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị mình.

UBND thành phố giao Sở GD-ĐT chủ động phối hợp với Công an thành phố và Sở Cảnh sát PCCC lập kế hoạch liên ngành bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ tại các Hội đồng in sao đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT, Hội đồng ra đề thi, chấm thi tuyển sinh vào lớp 10, bảo đảm yêu cầu an toàn tuyệt đối. Bảo quản và vận chuyển bài thi đến Hội đồng chấm thi theo quy định của Bộ GD-ĐT. Phổ biến, quán triệt quy chế thi cho cán bộ, giáo viên, học sinh, đặc biệt là các cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia tổ chức các kỳ thi, coi thi, chấm thi.

Đặc biệt, UBND thành phố yêu cầu tạm dừng xe ben lưu thông từ 6-7h và từ 12-13h vào các ngày diễn ra các kỳ thi nêu trên tại các tuyến đường nội thành, đường Cách mạng Tháng Tám, ĐT 602 (đoạn từ đường Nguyễn Lương Bằng đến Trường THPT Phạm Phú Thứ) và Quốc lộ 14B (đoạn từ cầu Tiên Sơn đến Trường THPT Ông Ích Khiêm).

Nghệ An: 42.362 thí sinh dự thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay trên địa bàn tỉnh có 59 cụm thi; 1.729 phòng thi tại 90 hội đồng coi thi với 42.362 thí sinh dự thi.

Sáng 26/5, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Nghệ An về công tác chuẩn bị các kỳ thi trong đó có thi tốt nghiệp THPT.

Về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, BCĐ cấp tỉnh các kỳ thi đã ban hành, quán triệt các văn bản chỉ đạo; tiến hành họp triển khai và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kỳ thi; tổ chức tập huấn cho đội ngũ làm công tác thi; chỉ đạo các trường tổ chức tốt công tác ôn tập cho học sinh; chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi.

Cà Mau: Hơn 8.100 thí sinh dự thi

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau, toàn tỉnh có hơn 8.100 thí sinh đăng ký dự thi, 350 phòng thi, 29 Hội đồng thi, trong đó, Giáo dục thường xuyên hơn 1.200 thí sinh, với 54 phòng thi.

Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Cà Mau năm học 2011- 2012

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông tỉnh Cà Mau năm học 2011- 2012 đã hoàn tất. Kỳ thi tốt nghiệp năm nay có nhiều điểm mới, giáo viên trong tỉnh tự coi và chấm thi tại tỉnh mình, Bộ GD- ĐT không điều động lực lượng ngoài tỉnh như những năm trước đây.

Đồng Nai: Khai mạc hội đồng thi sớm hơn một ngày

Một trong những điểm lưu ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đồng Nai là Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định khai mạc hội đồng thi sớm hơn một ngày so với ngày thi chính thức.

Cụ thể, ngày 1/6, thí sinh đến các hội đồng dự thi khai mạc và nghe phổ biến quy định. Sau đó, ngày 2/6, các em chính thức bước vào kỳ thi.

Đến thời điểm hiện tại, Sở Giáo dục và chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chuẩn bị xong công tác rà soát hội đồng, in sao đề thi, cơ sở vật chất cũng như bố trí công tác an toàn giao thông trên các khu vực trường học.

Bắc Ninh: Đã hoàn tất công tác chuẩn bị

Sáng ngày 28/5/2012, tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai về triển khai các nội dung trọng tâm trong công tác chuẩn bị và sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Năm 2012, Bắc Ninh có 28 hội đồng coi thi với 634 phòng thi. Về cơ bản công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu cho kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế.

Phát biểu kết luận Hội nghị đồng chí Nguyễn Đức Bưởi - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở đánh giá cao công tác chuẩn bị của các Hội đồng thi, các phòng ban chuyên môn của Sở. Đồng chí Giám đốc Sở nhấn mạnh những vấn đề cần quan tâm đó là: đảm bảo công tác an toàn, an ninh trật tự trước, trong và sau kỳ thi; công tác thông tin liên lạc trong các ngày thi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, coi thi, chấm thi; phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành có liên quan để tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Thủy Nguyên

(tổng hợp)

Theo Infonet


No comments:

Post a Comment

Related posts