Thursday 31 May 2012

Khan hiem nghien cuu khoa hoc linh vuc GD-DT

(SGGP). – Tại Hội nghị tổng kết và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lĩnh vực giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) vừa được tổ chức, PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, chỉ rõ, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GD-ĐT chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng yêu cầu của ngành đặt ra trong tình hình mới. (PL&XH) - Việc tạm dừng Đề án này cho thấy sự khó khăn chung của nền kinh tế đang có tác động đến nhiều lĩnh vực trong nước, trong đó có cả giáo dục. Nhưng tạm không bàn đến vấn đề ngân sách và kinh tế. (VTC News) - Tốn khá nhiều công sức và thời gian cho dự án "chống nạn bạo hành học đường", tuy nhiên, điều mà cô nữ sinh Jessica nhận được lại là án phạt bị đình chỉ học 5 ngày.

Trong 5 năm 2006 – 2010, chỉ có 23 đề tài được xét duyệt và giám định, một con số khiêm tốn so với số lượng đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Xu hướng sụt giảm càng nghiêm trọng khi năm 2010 chỉ có duy nhất 1 đề tài được xét duyệt, hoàn toàn trái ngược với thực tế đầy biến động của lĩnh vực GD-ĐT thời gian gần đây. Điều này dẫn đến hệ quả đáng lo ngại là đơn đặt hàng "đầu ra" rất ít, chỉ chiếm 40% so với số lượng đề tài nghiên cứu.

TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT, thừa nhận và chỉ ra nguyên nhân thực trạng này là do áp lực công việc chuyên môn của đội ngũ nhà giáo - cán bộ của ngành GD quá nặng, thông tin và nhận thức về hoạt động nghiên cứu đào tạo chưa đầy đủ, giáo viên chưa quen với công tác nghiên cứu đào tạo chuyên nghiệp…

T.HÀ

"Đã từ lâu đi du học là ước mơ chung của chúng cháu nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho phép, nên chúng cháu cố gắng hết sức học tập tốt với mong muốn có thể tìm được học bổng du học. Khi biết thông tin của Đề án 322, chúng cháu cảm thấy hết sức vui mừng vì đã tìm được một học bổng phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. Và đặc biệt khi biết mình là một trong số những ứng viên trúng tuyển học bổng, chúng cháu và cả gia đình vô cùng tự hào, sung sướng và biết ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tạo điều kiện cho chúng cháu biến ước mơ thành hiện thực. Hơn một năm qua, chúng cháu đã nỗ lực không ngừng để chuẩn bị cho việc học ở nước ngoài. Nhiều bạn đã dừng việc học ở trường, lặn lội hơn nghìn cây số ra Hà Nội tham gia khóa học đào tạo ngoại ngữ do Bộ tổ chức" - Đây chỉ là một đoạn trong những dòng thư tâm huyết gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân của 47 sinh viên xuất sắc đã giành được học bổng theo Đề án 322 năm học 2012 nhưng phải tạm dừng do kinh phí giai đoạn đầu của Đề án đang gặp khó khăn.

Việc tạm dừng Đề án này cho thấy sự khó khăn chung của nền kinh tế đang có tác động đến nhiều lĩnh vực trong nước, trong đó có cả giáo dục. Nhưng tạm không bàn đến vấn đề ngân sách và kinh tế. Chỉ nhìn vào những nguyện vọng tha thiết được đi học nước ngoài của các ứng viên. Tự dưng tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về ước mơ "lớn nhất" của đời tôi hơn 8 năm trước đây: Ước mơ vào cánh cổng đại học.

Ở thời điểm đó, ước mơ lớn nhất của tất cả học sinh lớp 12 khi tốt nghiệp là: Đỗ đại học. Sau ngần ấy năm đến giờ khi một mùa phượng nữa lại về, cháy nỗi nhớ học trò, cháy ước vọng của học sinh cuối cấp, ước mơ lớn nhất vẫn là: Đỗ đại học.

Vì sao ước mơ của tất cả học sinh trên cả nước bao năm nay vẫn là vào được một trường đại học nào đó, nhưng đến khi ra trường không ít người thở dài thất vọng? Không ít người thấy rằng, kỹ năng được đào tạo trong trường đại học - vốn là ước mơ cháy bỏng của tuổi học sinh phổ thông không giúp được nhiều trong con đường công việc tương lai và không ít người thấy rằng, học đại học trong nước, chúng ta kém hẳn năng lực cạnh tranh với những người được đào tạo từ nước ngoài. Chỉ nghe từ "du học" thôi là bản thân họ đã "có giá" hơn người được đào tạo trong nước dù không biết đó là du học theo hình thức nào?

Tôi cũng có lúc tự hỏi: Không biết ở các quốc gia khác, họ có khao khát được đi du học mãnh liệt như chúng ta không? Vì thực thà mà nói, đến tận bây giờ tôi vẫn mong mình có được cơ hội đi du học ở một nước phát triển nào đó. Bởi suy cho cùng, khao khát tiếp cận nền giáo dục tiên tiến là ước mơ có tính cầu tiến hết sức biểu dương. Chỉ có điều, tại sao mình cứ phải khao khát "du học" khi hệ thống giáo dục đại học trong nước đã có đến hơn 400 trường đại học, cao đẳng?

Sinh viên các nước Mỹ, Anh, Pháp… chắc không mấy người nghĩ đến du học. Hoặc có đi du học cũng là một hình thức trải nghiệm văn hóa, phong thái của một quốc gia khác họ. Còn với hệ thống những trường danh tiếng hàng đầu thế giới, họ chắc không bao giờ phải băn khoăn về năng lực cạnh tranh khi nhận bằng tốt nghiệp đại học quốc gia của mình.

Khi chúng ta còn đang trên đà tìm hướng phát triển, những Harvard, Oxford hay những trường đại học của các quốc gia gần khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn là sự ngưỡng vọng. Vì sao ước mơ lớn nhất suốt 12 năm cắp sách đến trường là đỗ đại học bỗng chốc trở nên "mất giá" vô cùng trước chuyện "du học"?

Câu trả lời phải chờ vào sự định hướng phát triển toàn diện, có chất lượng, có uy tín của hệ thống giáo dục đại học trong nước. Để một ngày nào đó, chúng ta tự hào rằng với bằng đào tạo đại học trong nước, chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực cạnh tranh về sức lao động, sáng tạo với nguồn nhân lực nước ngoài.

Phan Thủy

Một cảnh trong video nói về nạn tự tử do bạo hành
Tờ NBC New York đưa tin: "Một học sinh trung học đã bị nhà trường đình chỉ học tập 5 ngày vì vô tình tạo ra một đoạn video clip, mô tả cảnh học sinh tự tử khi bị bạn bè ức hiếp".

Được biết trước khi có quyết định bị đình chỉ học tập, Jessica Barba (15 tuổi, hiện đang theo học tại trường trung học Longwood, Long Island, Mỹ) đã có tham gia vào một dự án chống nạn bạo hành do nhà trường tổ chức. Để tham gia vào dự án trên, Jessica đã tốn khá nhiều thời gian và công sức để thiết kế một đoạn clip, có liên quan đến những hậu quả kinh khủng mà nạn bạo hành học đường gây ra.

Không may cho nữ sinh này đó là việc đoạn video clip trên không những bị nhà trường bác bỏ mà kèm theo đó là quyết định đình chỉ học tập 5 ngày dành cho cô học trò này. Lý do cho điều này xuất phát từ việc đoạn clip xuất hiện nhiều lần cảnh học sinh tự tử khi bị các bạn trong trường ức hiếp.

Hội đồng nhà trường cho rằng "tác phẩm" của Jessica rất có thể sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến tâm lý của các học sinh khác trong trường.

"Khi nghe thông báo bị đình chỉ 5 ngày, em đã khóc rất nhiều và không biết phải nói gì với ba mẹ. Em chỉ muốn tạo ra một đoạn clip để cho các bạn biết được những hậu quả đáng tiếc xảy ra với những học sinh bị ức hiếp" - Jessica buồn bã cho biết.

Hùng Phú


Chum anh Dang long, nha tro o chuot sinh vien (P4)

(GDVN) - Để tiếp tục sự nghiệp học hành, không ít sinh viên nghèo đã phải âm thầm sống trong những khu trọ tồi tàn giữa lòng Thủ đô. Trời mưa phải hứng giột, trời nắng thì nóng như "lò bánh mì". (Tamnhin.net) - Sau khi ghi nhận về những khó khăn riêng tại các địa phương sắp tiếp nhận trí thức trẻ về làm PCT UBND xã (ở tỉnh Thanh Hóa), chúng tôi đã gặp những gương mặt trẻ, những đội viên đang sắp bước sang một bước ngoặt mới trong cuộc đời mỗi họ. 3 chàng sinh viên người Anh vừa được trao tặng kỷ lục Guiness với thành tích lái xe taxi tới 50 quốc gia ở 4 châu lục trong vòng 15 tháng.

Điểm chung của các khu trọ tồi tàn này là tất cả đều lợp bằng tấm phi-proximăng, mùa hè thì nóng, còn mùa mưa thì giột

Khu vệ sinh bẩn và không an toàn

Nếu ai đã qua thời sinh viên hẳn không còn lạ lẫm với những hình ảnh này

Ở những khu nhà như thế này, sinh viên sống chung với dân lao động

Ẩm mốc và mất vệ sinh là một điểm chung ở tất cả những khu trọ này

Những căn phòng sập xệ và hoang tàn vẫn đang có nhiều sinh viên thuê, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho họ có những lựa chọn tốt hơn

Đời sinh viên thật nhiều niềm vui, các bạn vẫn nói vui rằng "Cái gì cũng có, chỉ thiếu một thứ, đó là... tiền".

Bạn Trương Văn Dần, người được phân công về huyện vùng biên xa xôi nhất của Thanh Hóa
Bài 2. Sức trẻ sẽ là sức mạnh để chúng em vượt qua

Mới 23 tuổi (người trẻ nhất trong 61 đội viên của tỉnh Thanh Hóa) nhưng Nguyễn Thị Hương, bạn trẻ đến từ xã vùng cao Ngọc Phụng của huyện Thường Xuân tỏ ra xông xáo và tự tin với lựa chọn của mình. Tốt nghiệp ngành Xã hội học với tổng điểm trên 8 điểm, chia sẻ về cảm xúc của mình Hương nói: "Em mới ra trường và được lựa chọn vào 61 trí thức trẻ về làm PCT xã.

Biết tin trúng tuyển em vui lắm, tuy chưa thực tế làm việc nhưng với kiến thức đã được học và hướng dẫn của Bộ, ngành em tin mình sẽ làm tốt công việc. Em là người dân tộc Kinh, em biết lên xã vùng cao công tác sẽ rất khó khăn nếu không đồng ngôn ngữ nên em xác định ngoài công việc hàng ngày em sẽ chuyên tâm vào học tiếng của các dân tộc trên địa bàn xã mình công tác".


Bạn trẻ Nguyễn Thị Hương, một trong những người trẻ nhất của 61 trí thức trẻ tại Thanh Hóa.

Còn bạn trẻ Bùi Văn Nhân, 25 tuổi, người duy nhất được cử về huyện phía Tây xa nhất của Thanh Hóa, huyện Mường Lát. Sắp tới Nhân phải rời xa gia đình hơn 100km để công tác. Là người dân tộc Mường và tốt nghiệp ngành Sư phạm địa lý, sau khi ra trường Nhân đã từng làm bí thư chi đoàn tại thôn nhà. Nhân nói, tuy xa gia đình và lên huyện vùng biên của Thanh Hóa nhưng em không ngại khó khăn. Em nghĩ được phực vụ nhân dân là em hạnh phúc rồi, em chưa lập gia đình riêng nhưng em cũng chưa nghĩ tới việc đó, khi nào công việc ổn định em mới tính. Em hứa sẽ cố hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ.

Trương Văn Dần, 27 tuổi, người dân tộc Mường. Tốt nghiệp ra trường, Dần là cử nhân Sử, khi được hỏi về tâm lý của mình trước khi về nhận công tác, Dân chia sẻ: "Biết trước những khó khăn sẽ gặp phải khi ở cương vị lãnh đạo của một xã nhưng em tin rằng học vấn và bản lĩnh chính trị, em sẽ làm tốt công việc. Sau khi học xong em về địa phương có tham gia làm Bí thư chi đoàn ở thôn, giờ được tuyển vào làm PCT xã em rất vui. Em chỉ nghĩ mình được đào tạo và giờ mình phục vụ cho quê hương mình là ước nguyện lớn nhất của em, em tin sức trẻ sẽ là sức mạnh để chúng em vượt qua".

Thực tế rằng, các đội viên trẻ thuộc dự án đã được tuyển chọn tại Thanh Hóa sẽ được bố chí ở những xã mới có một PCT hoặc là chủ tịch quản lý văn hóa hoặc là kinh tế. Theo hướng dẫn thực hiện thì các tỉnh thành lựa chọn những ngành nghề phù hợp với chuyên môn, thế nhưng một thực tế đang khiến nhiều người băn khoăn là có bạn trẻ tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm Thể dục, sư phạm Tiếng anh…. Nhìn về mặt chủ quan thì đặt một người vừa tốt nghiệp với ngành Thể dục làm cương vị PCT xã vẫn còn nhiều điều băn khoăn, lo ngại.

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa và Bộ Nội vụ đang triển khai lớp bồi dưỡng cho 61 trí thức trẻ của Thanh Hóa. Sau hơn 1 tháng nữa họ sẽ chính thức nhận công tác.

Theo con số thống kê của Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, đến nay, dự án đã hoàn thành công tác tuyển chọn, bồi dưỡng gần 560 trí thức trẻ tại 20 tỉnh, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.


61 trí thức trẻ đang được tập huấn.

Như vậy, theo kế hoạch tuyển 600 trí thức trẻ của dự án thì còn thiếu hơn 40 người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Nghệ An và con số này đang được các tỉnh tuyển bổ sung cho đủ. Các đội viên dự án đều tốt nghiệp đại học, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu của địa phương; trong đó có 74,23% là nam giới, 38,4% đã lập gia đình.

Trong số gần 560 đội viên, có gần 380 đội viên có chuyên ngành đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, quản lý đất đai, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế, tài chính và kế toán (chiếm 67,79%); 115 đội viên có chuyên ngành đào tạo về sư phạm, kỹ thuật, công nghệ thông tin (chiếm 20,57%); và 65 đội viên có chuyên ngành đào tạo về văn hóa, luật, công tác xã hội, hành chính học (chiếm 11,62%).

Đội viên dự án chủ yếu là người địa phương, trong đó người trong tỉnh chiếm tới 84,61%. Đặc biệt, trong số 20 tỉnh thuộc phạm vi thực hiện dự án, Lai Châu là tỉnh có số đội viên có hộ khẩu thường trú ở ngoài tỉnh nhiều nhất với 31/38 đội viên (chiếm 81,5%). Các đội viên dự án gồm nhiều dân tộc khác nhau như Kinh chiếm 38,82%, Tày là 15,92%, Thái với 12,7%, Mường có 7,16%, Mông là 6,26%.

Phúc Ngư

Ba chàng sinh viên này là Paul Archer (23 tuổi) đến từ Gloucestershire, Jono Ellison (27 tuổi) đến từ Leeds, và Leigh Purnell (23 tuổi) từ Staffordshire. Cả 3 bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới trên taxi vào tháng 2/2011 từ thủ đô London và vừa trở về nước hôm 11/5 vừa qua.

Chiếc taxi dừng chân tại quê hương của ca sĩ Elvis Presley ở Graceland, Memphis, bang Tennesse (Mỹ).

Tại đất nước tí hon San Marino ở châu Âu.

3 chàng sinh viên trẻ xứ sương mù đi qua chiếc cầu Golden Gate nổi tiếng ở San Francisco.

Chiếc xe bị mắc trong tuyết ở Phần Lan. Họ cho biết trong 15 tháng chu du qua các nước họ gặp không ít khó khăn. Paul Archer thậm chí còn bị cơ quan an ninh Iran giữ lại vì nghi ngờ cậu là nhân viên tình báo.

3 chàng trai cũng có cơ hội đặt chân lên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ trong hành trình của mình.

Chiếc xe dừng nghỉ chân tại một sa mạc ở Iran.

Đất nước Australia cũng nằm trong danh sách 50 quốc gia mà 3 chàng sinh viên đặt chân đến.

Chiếc taxi dưới chân tháp Eiffel, ở thủ đô Paris, nước Pháp.

Đặc biệt, chiếc taxi mà ba thanh niên điều khiển đã lên đến trại căn cứ của một trong số những nhóm vận động viện leo núi chuyên nghiệp nằm ở đỉnh cao nhất của thế giới - đỉnh Everest thuộc dãy núi Himalaya.

Cả 3 đang cố gắng tự sửa lốp xe bị hỏng ở Nepal.

Chiếc xe lăn bánh trên đường tuyết ở Kosovo...

... và đi qua trung tâm điện ảnh Hollywood, Mỹ.

Với hành trình này, 3 chàng thanh niên đã được trao kỷ lục thế giới. Họ cho biết chuyến đi vòng quanh thế giới bằng taxi của họ dài 69.500 km, với chi phí khoảng 130.000 USD (gần 3 tỷ đồng). Cả ba thậm chí còn quyên góp được 20.000 bảng Anh, tương đương 33.200 USD, cho Hội Chữ thập Đỏ Anh.

Hướng Dương
Ảnh : Mirror


Wednesday 30 May 2012

Nha tre Hoc vien Bien phong to chuc ngay Quoc te Thieu nhi 1-6

Ngày 25-5, nhà trẻ Học viện Biên phòng phòng (HVBP) tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và tổng kết năm học 2011–2012. "Bí kíp" luyện thi các môn năng khiếu Thí sinh nhận giấy báo dự thi phát hiện có sai sót nên đến điều chỉnh sớm tránh chen lấn trong ngày làm thủ tục dự thi.

Trong những năm qua, công tác nuôi dạy trẻ ở nhà trẻ HVBP luôn nhận được sự quan tâm của Ban phụ nữ Quân đội, Ban Phụ nữ BĐBP, Ban giám đốc Học viện Biên phòng và sự quan tâm hướng dẫn về nghiệp vụ của Phòng Giáo dục thị xã Sơn Tây mà trực tiếp là tổ chức công đoàn – Phụ nữ Học viện.

Nhà trẻ từ khi chỉ có 8 cháu đến nay tổng số cháu đến nay là 80 cháu chia làm 4 lớp (từ lớp 2 tuổi đến lớp 5 tuổi). Trong đó, có 80% là con em cán bộ trong trường, 20% là con em nhân dân trên địa bàn phường tín nhiệm theo học.

Đại diện Công đoàn Học viên trao giấy chứng nhận cho các cháu nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6

Nhà trẻ hiện nay có 4 cô giáo và 1 nhân viên phục vụ, các cô đều có trình độ chuyên môn Cao đẳng Sư phạm Mầm non và Văn hóa tuyên truyền, bên cạnh đó các cô cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục Thị xã mở. Các cháu đến lớp đều được ăn bán trú và học tập, vui chơi theo chương trình qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo về giáo dục Mầm Non qua những chủ đề như "Bé với an toàn giao thông", "Bé với cảnh quan môi trường" với các hoạt động thiết thực.

Những năm qua, Đảng ủy Ban giám đốc luôn tạo điều kiện nâng cấp sân chơi, đồ dùng học tập, đồ chơi, bếp nấu, khu chế biến thực phẩm, tủ Inox để bát…100% các cháu đến lớp đều ngoan, khỏe mạnh tăng cân và chiều cao, trí tuệ theo lứa tuổi; không có trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì. Trung tâm Y tế thị xã thường xuyên kiểm tra về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, xét nghiệm nguồn nước và đánh giá là nhà trẻ đạt tiêu chuẩn về vệ sinh. Vừa qua 19 cháu đã dược Ban giám đốc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu của chuẩn vào lớp 1 trong năm học tới. 100% các cháu tới lớp được các cháu được các cô yêu thương, chăm sóc chu đáo như người mẹ góp phần động viên cha mẹ các cháu phấn khởi, yên tâm công tác.

Phùng Đức Thành

Email Print Góp ý

Dù có năng khiếu thiên bẩm, bạn vẫn phải theo các quy tắc, chuẩn mực nhất định mới dễ dàng được điểm cao trong kì thi đại học.

Đa số chúng ta thường quan tâm đến những khối thi chính như A, B, C, D1… mà quên mất sự có mặt của các khối năng khiếu còn lại. Thực tế, những bạn ôn thi khối năng khiếu thường thiệt thòi hơn những bạn khối khác vì họ không có kĩ năng ôn luyện cụ thể với các môn thiên về sở trường của mình. Bài viết này dành cho những bạn sẽ thi các khối đặc biệt có được kĩ năng luyện thi môn năng khiếu của mình.

Ngoại ngữ (không phải tiếng Anh) — khối D2, D3, D4, D5, D6

Các khối này khác nhau ở môn ngoại ngữ. 5 khối thi tương ứng với 5 thứ tiếng: Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Về cơ bản, kĩ năng học ngoại ngữ là như nhau, chỉ cần bạn có phương pháp học tập sao cho nắm vững về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Với ngoại ngữ không phải tiếng Anh, bạn mất thời gian nhiều hơn để học vì đây là những môn ngoại ngữ hiếm. Hơn nữa, đã làm quen với tiếng Anh ở 6 năm phổ thông nên bạn có thể dễ dàng mua sách về tự học, còn các thứ tiếng khác, việc này không hề dễ dàng. Vì vậy, ngoài những kĩ năng học giống tiếng Anh, bạn cần áp dụng những phương pháp sau:

- Học chung với một bạn người bản xứ hoặc một bạn cùng học ngoại ngữ ấy giống bạn: việc này giúp bạn có sự quyết tâm cao độ hơn và cả hai cùng có động lực để trau dồi kiến thức. Người bạn này như một "gia sư" cho bạn và ngược lại.

- Các đề thi trên mạng chẳng bao giờ thiếu. Hãy in ra để làm dần. Bạn không có nhiều sự lựa chọn vì tư liệu cho ngoại ngữ của bạn không nhiều. Muốn ôn đúng trọng tâm, hãy tìm chi tiết trên mạng. Những quyển sách ngoại ngữ chỉ giúp bạn nắm vững lí thuyết, không thể giúp bạn luyện thi.

- Nên đi học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, nếu có những lớp luyện thi riêng cho ngoại ngữ ấy thì càng tốt. Bạn không thể tự học một mình. Chính thầy cô sẽ giúp bạn "khoanh vùng" những dạng thường ra thi.

Ảnh minh họa

Năng khiếu mỹ thuật — khối V và H

Ở hai khối này, vẽ là môn quan trọng. Bên cạnh năng khiếu sẵn có, bạn cần luyện vẽ tượng và vẽ màu theo những nguyên tắc nhất định. Một kĩ năng thú vị được nhiều bạn thi Kiến Trúc và Mỹ Thuật truyền tai nhau, đó là: "Nên biết vẽ điêu luyện một họa tiết nhất định. Sau đó từ họa tiết "tủ" mà mình đã luyện, bạn có thể liên hệ với họa tiết trong đề thi và biến tấu lại. Sự sáng tạo này có thể mang lại cho bạn điểm cao đến không ngờ". Phương Thảo (sinh viên năm 2 Đại học Kiến Trúc) cho biết: "Năm mình thi, đề bắt vẽ con cá, nhưng suốt một năm, mình luyện vẽ bướm cách điệu. Khi đó mình khá lo lắng vì trong 3 tiếng đồng hồ mình không thể nghĩ ra họa tiết con cá để vẽ kịp được. Do vậy, mình "biến tấu" dựa trên các nét vẽ từ bướm mà mình luyện trước đó. Lần thi năm ấy cứ ngỡ là rớt, ai dè mình được 8 điểm".

Với bài vẽ tượng bằng chì, bạn càng luyện nhiều, bạn càng lên tay. Nên đầu tư cho những dụng cụ vẽ chuyên dụng. Bạn cần học tính kiên nhẫn. Có thể một ngày bạn chỉ luyện vẽ được 2 bài nhưng 2 bài này chất lượng, còn hơn bạn vẽ được 4 bài nhưng bức vẽ lem nhem, độ đậm nhạt, sáng tối không rõ nét.

Năng khiếu thể dục thể thao — khối T

Nên dậy sớm để rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, đồng thời tạo thói quen để bạn có sức đề kháng tốt và sức chịu đựng cao. Bên cạnh việc tập luyện những môn thể thao bắt buộc như: chạy cư li ngắn, bật tại chỗ, gập thân, bạn cần tập thêm nhiều kiểu khác như xà đơn, hít đất, lắc vòng… để các cơ tay, cơ vùng bụng, cơ bả vai…đủ sự dẻo dai để có sức khỏe tốt khi thi. Ngoài ra, nên chọn cho mình một môn thể thao ưa thích và tập luyện mỗi ngày (cầu lông, bóng rổ, bơi lội, bóng đá…). Những lúc rảnh rỗi, nên tập yoga để cân bằng tinh thần.

Năng khiếu nhạc — khối N

Với phần thẩm âm và tiết tấu, điều này dựa trên lí thuyết và buộc phải nắm vững. Riêng với phần thanh nhạc, ngoài việc hát đúng, sự đậu — trượt còn tùy thuộc vào một chút may mắn và cảm nhận riêng từ giám khảo. Vì vậy, bạn nên giữ giọng, không nên ăn những thức ăn quá lạnh, quá cay, quá nóng — tránh bị viêm họng trước ngày thi. Ngoài ra, nên luyện giọng thường xuyên. Bất cứ khi nào rảnh, hãy hát để tạo thói quen và rèn luyện sự tự tin, tránh bị "lạc giọng" khi thi. Nên chọn những bài hát ở âm vực trung bình. Nếu luyện quá thấp bạn sẽ không lên nổi nốt cao, nhưng hát liên tục những bài có âm vực quá cao sẽ hại đến chất giọng.

Năng khiếu điện ảnh - khối S

Điều này thuộc về khả năng thiên bẩm của bạn. Bạn cũng không thể đoán trước được đề thi, nhưng hãy tập luyện bằng cách đứng trước gương và diễn biểu cảm cơ mặt. Ngoài ra, thêm tham gia các buổi diễn xuất tại nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, giao lưu với các hội nhóm yêu thích diễn xuất, làm quen với những bạn yêu thích nghễ diễn… Đó là những bước đệm để bạn gia tăng cơ hội trở thành sinh viên ngành điện ảnh.

Năng khiếu mầm non — khối M và năng khiếu báo chí — khối R

Với năng khiếu mầm non, ngoài việc biết hát, kể chuyện, đọc diễn cảm, bạn cần có năng khiếu tiếp xúc với trẻ con. Hãy thử trình diễn trước em, cháu, những đứa trẻ từ 5 đến 8 tuổi và lắng nghe ý kiến của chúng.

Với năng khiếu báo chí, nên đọc báo mỗi ngày để quen với văn phong ở mỗi thể loại tin bài. Ngoài ra, nên rèn viết mỗi ngày theo chủ đề tự chọn, có thể là một mẩu tin ngắn hay một bài phóng sự dài tùy vào sở thích của bạn, sau đó nhờ một sinh viên báo chí nào đó sửa lỗi giúp bạn.

Theo Mực Tím


Từ ngày 1 đến 8-6, các trường sẽ gửi giấy báo dự thi về Sở GD&ĐT cho thí sinh. Thông tin từ nhiều trường ĐH, CĐ, dù việc kiểm dò và đối chiếu giữa dữ liệu do các sở GD&ĐT gửi và hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh được kiểm tra nhưng chắc chắn vẫn còn sai sót về ngày tháng năm sinh, giới tính, tên họ, nhầm lẫn về đối tượng ưu tiên, khu vực giữa nơi học và tốt nghiệp THPT...

Không được sửa khối thi

TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: "Lỗi dữ liệu từ khâu nhập liệu như Sở GD&ĐT nhập tên bị sai dấu, hoặc ngành tên đó nhưng sai mã ngành, hoặc có những cái dữ liệu có mà hồ sơ không có thì chúng tôi phải đối chiếu lại… Nếu phát hiện có sai sót sẽ điều chỉnh hồ sơ đó ngay. Còn nếu điều chỉnh rồi mà vẫn có sai sót, thí sinh chứng minh trên phiếu số 2, trường sẽ điều chỉnh lại theo phiếu số 2".

ThS Tạ Quang Lâm, quyền Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay: "Sai sót về thông tin cá nhân được điều chỉnh dễ dàng nhưng điều chỉnh ngành thi, khối thi sẽ không được đáp ứng vì thời gian này số báo danh và phòng thi đã được bố trí. ThS Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính-Marketing, cũng cho biết: "Nếu Sở GD&ĐT nhập sai ngành, khối thi so với phiếu số 2 thì trường sẽ điều chỉnh, còn lại không cho thí sinh thay đổi với bất cứ lý do gì".

Cán bộ coi thi kiểm tra hồ sơ của thí sinh trước khi cho thí sinh vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2011. Ảnh: QUỐC DŨNG

Để chứng minh cho thông tin cần chỉnh sửa, thí sinh phải mang theo các giấy tờ gốc có liên quan để đối chiếu. "Phiếu số 2 rất quan trọng, thí sinh phải giữ cẩn thận và mang theo để sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra cần có giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp THPT, giấy xác nhận con thương binh… để xác nhận sai sót về đối tượng ưu tiên, thông tin cá nhân. Thí sinh nên mang theo hai tấm ảnh dự phòng để khi cần thiết thì sử dụng" - TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, khuyên.

Các thời điểm chỉnh sửa

Theo ThS Tạ Quang Lâm, nếu không thể chỉnh sửa những sai sót trong hồ sơ do điều kiện địa lý thì trong ngày làm thủ tục dự thi, thí sinh vẫn có cơ hội điều chỉnh. Đó là ngày 3-7 cho đợt 1 thi ĐH khối A, A1 và V; ngày 8-7 đối với đợt 2 thi ĐH các khối B, C, D và năng khiếu; ngày 14-7 cho đợt thi CĐ. Thí sinh cần có mặt tại đúng địa điểm tổ chức thi và mang theo những giấy tờ liên quan để chứng minh khi làm thủ tục chỉnh sửa, bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Những bổ sung và điều chỉnh này phải được cán bộ tuyển sinh của trường chỉnh sửa trên hồ sơ gốc, cập nhật vào máy tính, ký xác nhận vào phiếu số 2, mới có giá trị pháp lý.

TS Phạm Tấn Hạ lưu ý, thí sinh thuộc diện đối tượng ưu tiên thường phải tự xác định mình thuộc đối tượng nào nhưng khai man sẽ bị xử lý. Chẳng hạn, bản thân thí sinh đi bộ đội được hưởng ưu tiên 1 nhưng ghi nhầm ưu tiên 2, hay cha đi bộ đội về bị bệnh lại tưởng là thương binh… Do đó, việc chỉnh sửa hồ sơ sai sót là cần thiết vì sau kỳ thi, các trường sẽ tổ chức kiểm tra hồ sơ thí sinh trúng tuyển. Thực tế có nhiều thí sinh đúng đối tượng ưu tiên nhưng khi nhập học không có đủ giấy tờ chứng minh nên buộc phải xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển. Những trường hợp giả mạo hồ sơ sẽ bị tước quyền học hoặc tước quyền thi trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mất giấy báo vẫn được cấp lại

Thí sinh nộp hồ sơ ở đâu sẽ nhận giấy báo dự thi ở đó. Khi đến nhận giấy báo, thí sinh (hoặc người nhận giùm) cần mang theo phiếu số 2 và phải ký nhận đầy đủ. Đối với những thí sinh nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT, giấy báo dự thi sẽ được các trường ĐH, CĐ chuyển về cho các sở, sau đó sở chuyển về tận trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên. Thí sinh tự do, vãng lai trực tiếp nhận giấy báo dự thi tại bộ phận tuyển sinh của Sở GD&ĐT nơi thí sinh đã nộp hồ sơ. Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ sẽ được trường chuyển giấy báo qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại trường.

Nếu đến gần ngày thi mà thí sinh vẫn không nhận được giấy báo dự thi, cần liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo của trường mình đăng ký dự thi, mang theo phiếu số 2 để trường đối chiếu với hồ sơ gốc và cấp lại giấy báo dự thi. Trong trường hợp không có điều kiện đến tận trường xin lại giấy báo dự thi, thí sinh cũng phải chủ động tìm hiểu để có được thông tin về số báo danh, địa điểm thi, phòng thi... của mình. Đến ngày thi, thí sinh phải mang theo giấy tờ tùy thân hợp lệ có dán ảnh, phiếu số 2… sẽ được làm giấy cam đoan và chụp ảnh tại chỗ để cấp lại giấy báo dự thi.

QUỐC DŨNG


Nang cao kien thuc cho… lanh dao

Ý nghĩa hơn, hội thi được TCty và CĐ ĐSVN tổ chức vào "Tháng công nhân", cũng là hoạt động trong chương trình cam kết phối hợp giữa Tổng giám đốc – Ban Thường vụ CĐ ĐSVN năm 2012. Ngày 26.5, tỉnh Quảng Ninh đã thông báo về công tác tổ chức lễ míttinh quốc gia về các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Năm quốc tế về năng lượng bền vững - 2012. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) Hà Nội vừa hoàn thành việc tổng hợp thông tin về chỉ tiêu, số lượng học sinh đăng ký vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT công lập năm học 2012 - 2013. Số liệu này sẽ được niêm yết tại các phòng GD - ĐT quận, huyện, thị xã, website của Sở GD - ĐT Hà Nội: www.hanoi.edu.vn.


Giải vàng sẽ đi học tập ở nước ngoài

Trong số 44 trưởng ga có mặt tại hội thi cấp TCty lần này có tới 3 trưởng ga thuộc thế hệ 8X. Đó là Lê Huy Thành (1981) Trưởng ga Thanh Luyện, Nguyễn Trọng Hậu (1980) trưởng ga Văn Trai và Nguyễn Đình Hiệp (1981) Trưởng ga Suối Kiết. Cùng đua tài với những trưởng ga trẻ như Thành, Hiệp, Hậu, còn có những trưởng ga nhiều cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Thí sinh được trao giải thưởng thí sinh cao tuổi nhất là Trưởng ga Lăng Cô Lê Minh Điểu.

Một trong 5 giải vàng của hội thi là Trưởng ga Diêm Phổ (Quảng Nam) Huỳnh Văn Chín - người giữ chức danh trưởng ga mới được... gần 2 năm. Điểm cao nhất của Huỳnh Văn Chín trong hội thi là điểm tự luận về những khó khăn đối với ga có trạm chi nhánh hàng hóa – một ga không hề giống với thực tế ga Diêm Phổ.

Lý giải với chúng tôi về điều này, Huỳnh Văn Chín cho biết, đã làm trưởng ga thì phải nắm hết đặc điểm của các loại ga thông qua tìm hiểu văn bản của ngành và thực tế qua những đợt trao đổi kinh nghiệm. Do đặc điểm là đường tránh, lại nằm trên đường cong, có độ dốc trong ga, nên an toàn trong tác nghiệp luôn được mỗi CB CNVC ga Diêm Phổ coi trọng.

Thông tin từ CĐ ĐSVN cho biết, 5 cá nhân đoạt giải vàng sẽ được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài.

Nên duy trì thường xuyên

Để lựa chọn được 44 thí sinh thi cấp ngành, cuộc thi "Trưởng ga giỏi" được tổ chức tại Cty và cấp cơ sở trong 2 tháng. Một số cơ sở kết hợp kỳ thi sát hạch chuyên môn đầu năm với tổ chức hội thi Trưởng ga giỏi để lựa chọn đội tuyển tham gia hội thi cấp Cty.

Qua cuộc thi cấp cơ sở có 284/284 trưởng, phó ga được ôn luyện tại cơ sở, 77 trưởng, phó ga được dự thi cấp Cty. Theo đánh giá, lãnh đạo các đơn vị đã có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ôn luyện kiến thức, tổ chức thi định kỳ đối với các chức danh công tác, nhất là với đội ngũ trưởng ga.

Chính vì tính thiết thực, nên cuộc thi cấp cơ sở và Cty thu hút đông đảo trưởng, phó ga tham gia ôn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý tình huống, hiểu biết pháp luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD của ngành, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "Đổi mới, an toàn và phát triển bền vững". Các trưởng, phó ga đều cho rằng hội thi là dịp học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ và đây cũng là dịp để lãnh đạo các cấp đánh giá đúng trình độ nhân viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lâu dài nguồn nhân lực.

Ông Nguyễn Văn Biên – Phó Chủ tịch CĐ ĐSVN - đề nghị ngành ĐS VN nên duy trì thường xuyên (2 đến 3 năm /lần) việc tổ chức các hội thi tay nghề, kịp thời cung cấp những thông tin mới về chuyên môn, pháp luật, chính sách mới cho CB CNVCLĐ học tập. Đây cũng là nguyện vọng chung của CB, đoàn viên CĐ vì bất cứ lúc nào, đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn giao thông cũng là mục tiêu hàng đầu của ngành.

Ban tổ chức Hội thi Trưởng ga giỏi ĐSVN lần thứ IV-năm 2012 trao 5 giải vàng, 1 giải A, 21 giải B, 14 giải C, 1 giải khuyến khích, giải cho thí sinh cao tuổi nhất và trẻ tuổi nhất, với tổng số tiền 41 triệu đồng.

Hoạt động này sẽ diễn ra từ ngày 3 và 4.6, tại TP.Hạ Long - do Bộ TNMT, Tổng LĐLĐVN và tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Tham dự lễ míttinh có hơn 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, tập đoàn, TCty cùng đại diện các sứ quán, tổ chức Liên Hợp Quốc tại VN và trên 2.000 CNVCLĐ, học sinh, lực lượng vũ trang... Buổi lễ là dịp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm chấp hành luật pháp về bảo vệ môi trường (BVMT) trong cộng đồng cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng; tạo điều kiện hợp pháp để người dân cùng tham gia các hoạt động BVMT, hướng tới xây dựng nền "Kinh tế xanh" với mục đích BVMT sống và phát triển bền vững. T.N.D

Ra quân chiến dịch tình nguyện hè 2012 . Ngày 27.5, tại Hà Tĩnh, T.Ư Đoàn đã tổ chức lễ ra quân hè tình nguyện năm 2012 với chủ đề "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới". Với phương châm hành động "Mỗi thanh niên một việc làm tình nguyện, mỗi cơ sở đoàn một công trình, phần việc thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới", chiến dịch tình nguyện hè năm nay sẽ tập trung vào nhiệm vụ giúp đỡ các địa phương thực hiện những tiêu chí nông thôn mới tại các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc... P.L

Cần Thơ: Số Đảng viên bị kỷ luật tăng 41 trường hợp. Tin từ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy ngày 27.5 cho biết, từ đầu năm đến nay, cấp ủy và UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật 118 đảng viên, tăng 41 trường so với cùng kỳ. Trong đó, có 36 đảng viên bị cảnh cáo; 50 đảng viên bị khiển trách; 7 đảng viên bị cách chức và 25 đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng. Các đảng viên bị thi hành kỷ luật chủ yếu do vi phạm phẩm chất lối sống; tham nhũng, lãng phí; quản lý đất đai... TRẦN LƯU

TPHCM: 66.316 TS dự thi tốt nghiệp THPT . Đó là tổng số học sinh của cả hai hệ đào tạo phổ thông và giáo dục thường xuyên, sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức trong ba ngày 2-4.6. Trong đó, gồm 56.092 thí sinh hệ THPT và 10.224 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên. Sở GDĐT đã huy động hơn 300 thanh tra để cắm chốt tại các hội đồng thi. T.U

Kiên Giang: Bệnh tay - chân - miệng và sốt xuất huyết tăng. Tin từ Sở Y tế ngày 27.5, 5 tháng đầu năm nay toàn tỉnh có 1.060 ca sốt xuất huyết, 588 ca bệnh tay - chân - miệng; so với cùng kỳ năm trước tăng 1,96 lần (sốt xuất huyết) và 7,5 lần (tay - chân - miệng). Nguyên nhân có khả năng do mầm bệnh lưu hành quanh năm; đáng lo ngại là mầm bệnh lưu hành trên cơ thể người, có thể lây nhiễm sang người khác. L.N.G

-

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) Hà Nội vừa hoàn thành việc tổng hợp thông tin về chỉ tiêu, số lượng học sinh đăng ký vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT công lập năm học 2012 - 2013. Số liệu này sẽ được niêm yết tại các phòng GD - ĐT quận, huyện, thị xã, website của Sở GD - ĐT Hà Nội: www.hanoi.edu.vn .


Trong hai ngày 28 và 29/5/2012, học sinh muốn thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào trường THPT công lập nộp đơn (theo mẫu) tại các phòng GD - ĐT quận, huyện, thị xã. Trong khi nộp đơn, học sinh cần lưu ý: Học sinh chỉ được đổi nguyện vọng dự tuyển giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào các lớp chuyên.

LV (ghi)


Tuesday 29 May 2012

Tre tho voi ganh nang ti le choi vao lop 1

Trước đây, cụm từ "tỉ lệ chọi" thường xuất hiện khi các sĩ tử bước vào kì thi đại học. Giờ đây "tỉ lệ chọi" còn trở nên "nóng" hơn, áp lực hơn với các em chuẩn bị bước vào lớp 1 và cả cha mẹ của các em trong cuộc đua "chạy trường, tìm lớp". TAND Q.Phú Nhuận đã thụ lý đơn của 5 giáo viên nước ngoài khởi kiện Công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam (viết tắt là Raffles VN, trụ sở ở 117 Nguyễn Văn Trỗi, P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vì cho rằng đơn vị này đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. GiadinhNet - Dù đã 81 tuổi nhưng ông Nguyễn Đình Thăng (thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên) vẫn miệt mài với thư viện sách của mình để phục vụ bạn đọc "quê nhà" miễn phí.

Gánh nặng trên vai trẻ thơ

Nếu như thi vào đại học thí sinh chỉ phải thi tất cả 3 môn cơ bản theo khối thi, và mỗi thí sinh có thể lựa chọn thi một trường hoặc hai trường (nếu như thí sinh nào theo học 2 khối). Thì chúng ta hãy nhìn lại xem các trẻ thi "vượt rào" vào lớp một phải trải qua cuộc thi sát hạch "gay go" như thế nào.

Tại trường Nguyễn Siêu ngoài việc phải vượt qua các bài kiểm tra liên quan đến nhận biết về ngôn ngữ (tiếng Việt), tư duy toán học, tiếng Anh, kiểm tra năng lực quan sát, ghi nhớ, diễn đạt, trẻ phải qua phần kiểm tra sức khỏe (cân nặng), không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp. Thời gian ở lại tại trường trong một ngày, khi trẻ ăn, ngủ, chơi, giao tiếp với bạn bè, cũng là lúc hội đồng tuyển sinh tiếp tục quan sát để "chấm điểm".

Với những nội dung kiểm tra ở trên, dễ nhận thấy rằng nó giống như một sự tổng hợp bao gồm thi vào các trường đại học nói chung (tiếng Việt, toán học, tiếng Anh), hoặc các trường mang tính đặc thù nói riêng như: trường An ninh (kiểm tra sức khỏe) + kiến thức văn hóa; Thi vào ngành hàng không (năng lực quan sát, ghi nhớ, sức khỏe, không bị dị tật, nói lắp, nói ngọng… ) + kiến thức văn hóa… Hơn là một cuộc kiểm tra để "tuyển" các bé vào lớp một.

Với thí sinh thi đại học việc ôn 3 môn theo khối thi đã là một khó khăn, một áp lực lớn mà không ít thí sinh phải lao đao, phải cật lực mới có thể vượt qua. Cũng chính vì áp lực đó mà người người đi lò luyện thi, nhà nhà cho con đi học thêm, học kèm. Và với cái kiểu "kiểm tra" vượt rào vào lớp một như các trường tiểu học hiện nay, thì có khi lại không ít nơi mọc lên các lò luyện thi vào lớp một tăng cường, lò luyện thi vào lớp một cấp tốc…

Không biết với một đứa trẻ phải "gánh" trên vai những đợt kiểm tra như trên thì các em phải chịu áp lực đến mức nào, phải "cày" như thế nào mới có thể vượt qua được đợt "tuyển sinh" này. Và liệu các bậc phụ huynh có thông cảm với con hay không khi mà chúng sẽ "thi trượt" một vài lần, hay sẽ "động viên" con tiếp tục công cuộc "dùi mài" trong "trận chiến" tiếp theo để được vào lớp một đúng ý.

"Cán cân" tâm lí không cân bằng với lứa tuổi

Chuẩn bị bước vào lớp một, đó là thời gian mà trẻ còn đang rất hồn nhiên, ham chạy nhảy, và thiên về phát triển tự nhiên. Đáng ra các em chưa phải "bận tâm" nhiều về việc học hành căng thẳng, việc chạy đua trường lớp, cạnh tranh bạn bè… để được vào các trường "top trên". Việc "mong" cho bé vào trường "xịn" ở Hà Nội là ý của phụ huynh. Và dường như chính các bậc phụ huynh đang thay đổi, nếu không muốn nói quá rằng phá vỡ đi sự phát triển tự nhiên đó của con em mình.

Chạy đua chỉ mang lại căng thẳng, áp lực rất lớn và không cân bằng với tâm lí và tư duy của trẻ. Khoa học đã chứng minh bé sẽ làm quen tốt hơn với việc thực hiện phép tính khi bước vào lớp một. Nhưng nếu xác định cho con thi vào trường điểm thì bé buộc phải biết làm tính khi chưa đến tuổi vào lớp một, hoặc phải học tiếng Anh khi chưa biết tiếng Việt… để có thể vượt qua kì thi vào trường mà phụ huynh mong muốn.

Sự phát triển tâm lí không tự nhiên như muốn con phải trở thành "thiên tài" dù cho tố chất của nó chỉ cáng đáng được ở mức bình thường, "bắt" trẻ phải chịu áp lực khi còn quá nhỏ, và yêu cầu một đứa trẻ thi còn hơn cả thi đại học là điều quá sức và không khoa học với chúng.

Bắt trẻ phải chịu một áp lực mà đáng lẽ phải tới khi bước vào kì thi đại học chúng mới phải chuẩn bị tâm lí là một điều hết sức vô lí. Trẻ cần được học tập, được vui chơi một cách tự nhiên đúng với lứa tuổi chứ không phải bị đè nặng trong áp lực thi cử do chính bố mẹ và một số trường vô tình đặt ra.

Giờ đây, cuộc chạy đua vào lớp một dường như còn căng thẳng hơn cả tuyển sinh đại học, bởi để vào được lớp một ở các trường điểm, trường gần nhà, trường trái tuyến… có khi đó là "cuộc chiến" cho cả trẻ và phụ huynh.

Huyền Minh

(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Các giáo viên này gồm Seidel Franziska, Nicole Mandy Baudisch (quốc tịch Đức), Alfredo De La Casa Ayuso (quốc tịch Anh), Joseph Lane Flaten (quốc tịch Mỹ) và Philippe Daniel Neyroud (quốc tịch Thụy Sĩ).

Theo đơn kiện, từ ngày 5.3 - 9.4.2012, Raffles VN ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn đối với họ, với lý do Raffles VN bị Thanh tra Bộ GD-ĐT xử phạt vi phạm hành chính, buộc phải chấm dứt hành vi quảng cáo, tuyển sinh, đào tạo trái quy định của pháp luật Việt Nam; do vậy Raffles VN cho rằng mình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động căn cứ vào quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 bộ luật Lao động. Tuy nhiên, các giáo viên này lại cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói trên chỉ buộc Raffles VN phải dừng các hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép các cấp độ đào tạo đã ký kết với đối tác nước ngoài trên lãnh thổ VN, các hoạt động đúng phép vẫn được thực hiện, và Raffles VN không bị rút giấy phép hoạt động hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh. 5 giáo viên này yêu cầu Raffles VN tiếp tục thực hiện hợp đồng, thanh toán tiền lương cho những ngày không được làm việc, bồi thường… tổng cộng khoảng từ 180 đến hơn 200 triệu đồng/người.

>> Thu hồi giấy phép Raffles Việt Nam
>> Phụ huynh đề nghị cấm xuất cảnh Tổng giám đốc Raffles VN
>> Raffles chỉ trích quyết định xử phạt của VN
>> Raffles không được đào tạo khi đang bị xử phạt
>> Đào tạo "vượt cấp": Nhiều trường bị xử phạt, không được công nhận bằng cấp
>> Tiếp tục tuyển sinh chương trình không phép
>> Nhiều vi phạm trong tuyển sinh và liên kết đào tạo

Lê Nga


GiadinhNet - Dù đã 81 tuổi nhưng ông Nguyễn Đình Thăng (thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên) vẫn miệt mài với thư viện sách của mình để phục vụ bạn đọc "quê nhà" miễn phí.

Mặc dù đã hơn 80 tuổi, ông Thăng vẫn miệt mài với thư viện sách của mình. Ảnh: TG

Ngày người lính trở về

Huy chương vì sự nghiệp
văn hóa thông tin.
Với tấm lòng và nhiệt huyết đem tri thức về quê nhà, ông Nguyễn Đình Thăng nhận được Huy chương và hai bằng khen "Vì sự nghiệp văn hóa" của Bộ Văn hóa - Thông tin Du lịch, hai bằng khen cấp tỉnh, ba giấy khen cấp huyện và một cuốn băng phim tài liệu với nội dung" Thư viện ông Thăng" của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên tặng.

Trước khi ra về, chúng tôi xúc động, trân trọng ghi lại cảm xúc trên cuốn sổ mà ông tự đóng. Mong sao ông mãi mạnh khỏe và luôn lạc quan để tiếp tục đem tri thức nhân loại đến cho người dân quê nơi đây.

"Mình sẽ làm gì cho quê hương"? - Đây chính là niềm đau đáu của người chiến sỹ Nguyễn Đình Thăng khi khoác ba lô trở về quê hương sau bao năm lăn lộn trên chiến trường. Từ suy nghĩ đó ông đã quyết tâm xây dựng phòng đọc sách miễn phí với mục đích góp phần truyền tải tiếng nói của Đảng tới người dân quê nhà và làm cầu nối tri thức đến với mọi người.

Nói là làm! Ngày 19/12/1990, phòng đọc sách miễn phí của người đảng viên, cựu chiến binh Đình Thăng đi vào hoạt động và được duy trì từ đó cho đến nay. Ban đầu thư viện của ông chỉ mở buổi sáng. Sau đó do nhu cầu của bạn đọc cao, nên ông Thăng đã cho mở đều đặn phục vụ khách, sáng từ 8 giờ đến 11 giờ trưa. Buổi chiều từ 14 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Mỗi tháng thư viện của ông mở cửa 20 buổi, không phân biệt ngày Chủ nhật, ngày lễ, Tết.

Khi được hỏi về đối tượng độc giả nào thường đến đọc, ông mỉm cười "Ngày trước chỉ có bà con trong thôn thôi, nhưng giờ thì cả các vùng lân cận, rất nhiều học sinh, sinh viên, rồi cả cán bộ, giáo viên tìm đến đây khá nhiều". Và như để minh chứng cho điều này ông lấy ra một cuốn sổ dày đã sờn gáy, bên trong ghi chép đầy đủ những lượt bạn đọc mượn sách tại thư viện. Ông chỉ cho chúng tôi một cái tên gần nhất và giải thích "Hôm 30/4-1/5 vừa rồi có cô sinh viên tên Nguyễn Thị Giang - sinh viên về nghỉ lễ mượn cuốn Giáo trình triết học Mác- Lê Nin để ôn thi. Hay như cháu Nguyễn Thị Hằng (Phú Thịnh, huyện Kim Động) mượn cuốn soạn thảo văn kiện. Rồi có cả các cháu ở Thái Bình cũng sang đây mượn sách".

Thư viện của ông Thăng không chỉ phục vụ việc mượn và đọc sách mà đây còn là nơi "nói chuyện thời sự". Hàng ngày ông Thăng vẫn luôn nghe đài, xem tin tức rồi ghi lại những thông tin ông nắm được một cách tóm tắt vào cuốn sổ. Hiện nay cuốn sổ của ông đã dày 2.300 trang và được sắp xếp tỉ mỉ gọn gàng theo từng mục: Chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa... Chính ông lại là người đem những tin tức này truyền đạt lại cho bà con. Ai quan tâm vấn đề gì, ông nói vấn đề đó, giải thích cặn kẽ tới nơi tới chốn. Ngoài ra ông còn kể chuyện về Bác Hồ cho các cháu học sinh nghe, giáo dục các cháu học tập và làm theo tấm gương của Bác.

Hơn 20 năm miệt mài cống hiến cho công việc cung cấp sách báo miễn phí cho mọi người, từ một phòng đọc sách nhỏ, đến nay, phòng đọc sách của ông Thăng đã được coi là một thư viện gia đình với gần 400 đầu sách, tiếp 40.098 lượt bạn đọc tại thư viện và mượn về.

Đến với thư viện của ông Thăng, các em học sinh được phục vụ nước uống, điện, quạt, ông còn trông xe cho các em yên tâm đọc sách. Hơn 20 năm ông thành lập thư viện gia đình cũng là hơn 20 năm người dân trong thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ hình thành thói quen đến thư viện ông Thăng để đọc sách và nghe ông nói về các thông tin thời sự...

Phút giây đàm đạo của những người bạn già trong thư viện gia đình. Ảnh: TL

"Tất cả nhờ vào đồng chí vợ"

Nhiều người hẳn rất tò mò vì không biết ông Thăng mở thư viện sách ở nơi đâu? Vì từ cổng nhìn vào là một ngôi nhà nhỏ, có giàn hoa giấy che phủ, trên áp mái có bảng gỗ ghi "Câu lạc bộ Hội cựu chiến binh Việt Nam- Chi hội Đoàn Đào".

Chúng tôi thật sự bất ngờ khi ông kể: "Ngày ấy không có cơ sở, chỉ có căn nhà đang ở, tôi bàn với vợ và các con chuyển sang ở gian nhà ngang, dành toàn bộ căn nhà mới sửa phục vụ mọi người đến đọc sách và sinh hoạt hội, đoàn thể luôn". Nhà ông Thăng từ đó không chỉ là thư viện để người dân đến đọc sách, mà còn là nơi họp hội như hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, các buổi sinh hoạt Đảng...

Năm nay, ông Thăng đã 81 tuổi, với 46 năm tuổi Đảng, trong mình lại mang nhiều căn bệnh quái ác như tim, khớp, đau dạ dày, viêm phổi... nhưng ông chưa từng ca thán, phiền não. Trong suốt buổi gặp gỡ chúng tôi thấy ông rất lạc quan và lời nói đầy tâm huyết. Ông hóm hỉnh: "Tôi có sức, thời gian đi vác tù và hàng tổng là nhờ vào đồng chí vợ".

Hôm đến nhà ông, chúng tôi tiếc vì không gặp được bà Nguyễn Thị Kim Oanh- vợ ông vì bà đi vắng! Theo lời kể của ông, bà là một cô giáo đã về hưu, cũng là đảng viên, bà không chỉ là người bạn đời còn là người đồng chí, chia ngọt sẻ bùi, nhận bao khó nhọc, giúp ông có thêm động lực hoàn thành tâm nguyện thành lập thư viện gia đình miễn phí cho nhân dân. Một mình bà đã nuôi các con trưởng thành, lại còn phải chăm chút cho ông những lúc trái gió trở trời nhưng chưa một lần ông nghe lời than trách từ bà. Ông vẫn luôn nhận được từ người vợ hiền của mình những lời động viên, hay chút tiền thưởng bà dành dụm được để ông mua thêm sách cho thư viện.

"Cũng có lần vợ con lo cho sức khỏe của tôi, khuyên tôi không làm nữa. Nhưng mình đã bỏ bao tâm huyết vào đây. Bỏ sao được! Vợ con cũng hiểu nên thông cảm và lại ủng hộ"- ông Thăng tâm sự.

Ngày mới mở thư viện, hàng xóm cũng có người xì xào là "ông hết việc nên vác tù và hàng tổng". Nhưng giờ thì bà con trân trọng thư viện của ông "vì từ ngày có thư viện, các cháu nhỏ trong thôn có thêm sinh hoạt mới, không còn ham mê các trò chơi điện tử, hay tụ tập rồi gây rối nữa"- bà Phạm Thị Ngoãn (Cầu Cáp, Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên) chia sẻ.

Tin người mượn sách là chính

Thư viện của ông Thăng mở ra nhằm phục vụ bà con trong thôn nên khi bạn đọc tìm đến thư viện của ông không hề gặp bất cứ thủ tục giấy tờ nào. Chỉ cần bạn thực sự muốn mượn sách đọc, ông Thăng chỉ cần ghi một số thông tin nhỏ vào cuốn sổ theo dõi, như tên, thôn xã và sách muốn mượn. Đây cũng chính là một đặc điểm làm cho bạn đọc rất thoải mái khi đến thư viên ông Thăng.

Nhưng cũng vì lý do này mà số lượng sách mượn chưa được hoàn trả cũng khá nhiều. "Như thế, mình tiếc vì cuốn sách không được luân chuyển cho người khác đọc cùng, rồi thư viện ngày càng nghèo sách đi. Đấy là chưa kể có cháu thấy đoạn hay không chép lại mà xé tờ đó ra. Tôi tiếc lắm nhưng cũng chỉ biết nhắc nhở các cháu ý thức hơn"- ông Thăng bộc bạch.

Ngoài thư viện ông Thăng có ghi rất nhiều câu châm ngôn về sách, về văn hóa đọc, cách chọn sách... có cả quy định khi đọc sách. Chúng tôi có gợi ý "Sao ông không có quy định khi mượn và trả sách để kiểm tra cho dễ quản lý?"- đáp lại chúng tôi là cái lắc đầu cùng nụ cười chia sẻ: "Đây mới là cái khác của thư viện, làm nhiều thủ tục thì rườm rà cho bà con quá, mà tôi tin bạn đọc là chính. Bà nhà tôi cũng có lần bảo tại tôi dễ dãi quá nên hay mất sách".

Như để chứng minh cho điều đó ông chỉ cho chúng tôi một góc thư viện rồi buồn rầu kể: "Cách đây mấy hôm có 5 cháu đến đọc sách, lúc đó tôi bận tiếp khách. Lúc quay lại thì một góc sách bị mất, nhìn giá sách quang đi mà tôi xót xa. Biết các cháu là con nhà ai đấy, nhưng không nỡ nói, chỉ gọi các cháu lại hỏi mà các cháu không nhận đành thôi, chỉ khuyên các cháu mấy câu, cũng không lỡ đưa các cháu ra trường lớp. Hôm nọ, bố mẹ các cháu biết chuyện đã đến xin lỗi tôi rồi".
Trần Ước

Tre tho voi ganh nang ti le choi vao lop 1

Trước đây, cụm từ "tỉ lệ chọi" thường xuất hiện khi các sĩ tử bước vào kì thi đại học. Giờ đây "tỉ lệ chọi" còn trở nên "nóng" hơn, áp lực hơn với các em chuẩn bị bước vào lớp 1 và cả cha mẹ của các em trong cuộc đua "chạy trường, tìm lớp". TAND Q.Phú Nhuận đã thụ lý đơn của 5 giáo viên nước ngoài khởi kiện Công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam (viết tắt là Raffles VN, trụ sở ở 117 Nguyễn Văn Trỗi, P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vì cho rằng đơn vị này đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. GiadinhNet - Dù đã 81 tuổi nhưng ông Nguyễn Đình Thăng (thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên) vẫn miệt mài với thư viện sách của mình để phục vụ bạn đọc "quê nhà" miễn phí.

Gánh nặng trên vai trẻ thơ

Nếu như thi vào đại học thí sinh chỉ phải thi tất cả 3 môn cơ bản theo khối thi, và mỗi thí sinh có thể lựa chọn thi một trường hoặc hai trường (nếu như thí sinh nào theo học 2 khối). Thì chúng ta hãy nhìn lại xem các trẻ thi "vượt rào" vào lớp một phải trải qua cuộc thi sát hạch "gay go" như thế nào.

Tại trường Nguyễn Siêu ngoài việc phải vượt qua các bài kiểm tra liên quan đến nhận biết về ngôn ngữ (tiếng Việt), tư duy toán học, tiếng Anh, kiểm tra năng lực quan sát, ghi nhớ, diễn đạt, trẻ phải qua phần kiểm tra sức khỏe (cân nặng), không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp. Thời gian ở lại tại trường trong một ngày, khi trẻ ăn, ngủ, chơi, giao tiếp với bạn bè, cũng là lúc hội đồng tuyển sinh tiếp tục quan sát để "chấm điểm".

Với những nội dung kiểm tra ở trên, dễ nhận thấy rằng nó giống như một sự tổng hợp bao gồm thi vào các trường đại học nói chung (tiếng Việt, toán học, tiếng Anh), hoặc các trường mang tính đặc thù nói riêng như: trường An ninh (kiểm tra sức khỏe) + kiến thức văn hóa; Thi vào ngành hàng không (năng lực quan sát, ghi nhớ, sức khỏe, không bị dị tật, nói lắp, nói ngọng… ) + kiến thức văn hóa… Hơn là một cuộc kiểm tra để "tuyển" các bé vào lớp một.

Với thí sinh thi đại học việc ôn 3 môn theo khối thi đã là một khó khăn, một áp lực lớn mà không ít thí sinh phải lao đao, phải cật lực mới có thể vượt qua. Cũng chính vì áp lực đó mà người người đi lò luyện thi, nhà nhà cho con đi học thêm, học kèm. Và với cái kiểu "kiểm tra" vượt rào vào lớp một như các trường tiểu học hiện nay, thì có khi lại không ít nơi mọc lên các lò luyện thi vào lớp một tăng cường, lò luyện thi vào lớp một cấp tốc…

Không biết với một đứa trẻ phải "gánh" trên vai những đợt kiểm tra như trên thì các em phải chịu áp lực đến mức nào, phải "cày" như thế nào mới có thể vượt qua được đợt "tuyển sinh" này. Và liệu các bậc phụ huynh có thông cảm với con hay không khi mà chúng sẽ "thi trượt" một vài lần, hay sẽ "động viên" con tiếp tục công cuộc "dùi mài" trong "trận chiến" tiếp theo để được vào lớp một đúng ý.

"Cán cân" tâm lí không cân bằng với lứa tuổi

Chuẩn bị bước vào lớp một, đó là thời gian mà trẻ còn đang rất hồn nhiên, ham chạy nhảy, và thiên về phát triển tự nhiên. Đáng ra các em chưa phải "bận tâm" nhiều về việc học hành căng thẳng, việc chạy đua trường lớp, cạnh tranh bạn bè… để được vào các trường "top trên". Việc "mong" cho bé vào trường "xịn" ở Hà Nội là ý của phụ huynh. Và dường như chính các bậc phụ huynh đang thay đổi, nếu không muốn nói quá rằng phá vỡ đi sự phát triển tự nhiên đó của con em mình.

Chạy đua chỉ mang lại căng thẳng, áp lực rất lớn và không cân bằng với tâm lí và tư duy của trẻ. Khoa học đã chứng minh bé sẽ làm quen tốt hơn với việc thực hiện phép tính khi bước vào lớp một. Nhưng nếu xác định cho con thi vào trường điểm thì bé buộc phải biết làm tính khi chưa đến tuổi vào lớp một, hoặc phải học tiếng Anh khi chưa biết tiếng Việt… để có thể vượt qua kì thi vào trường mà phụ huynh mong muốn.

Sự phát triển tâm lí không tự nhiên như muốn con phải trở thành "thiên tài" dù cho tố chất của nó chỉ cáng đáng được ở mức bình thường, "bắt" trẻ phải chịu áp lực khi còn quá nhỏ, và yêu cầu một đứa trẻ thi còn hơn cả thi đại học là điều quá sức và không khoa học với chúng.

Bắt trẻ phải chịu một áp lực mà đáng lẽ phải tới khi bước vào kì thi đại học chúng mới phải chuẩn bị tâm lí là một điều hết sức vô lí. Trẻ cần được học tập, được vui chơi một cách tự nhiên đúng với lứa tuổi chứ không phải bị đè nặng trong áp lực thi cử do chính bố mẹ và một số trường vô tình đặt ra.

Giờ đây, cuộc chạy đua vào lớp một dường như còn căng thẳng hơn cả tuyển sinh đại học, bởi để vào được lớp một ở các trường điểm, trường gần nhà, trường trái tuyến… có khi đó là "cuộc chiến" cho cả trẻ và phụ huynh.

Huyền Minh

(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Các giáo viên này gồm Seidel Franziska, Nicole Mandy Baudisch (quốc tịch Đức), Alfredo De La Casa Ayuso (quốc tịch Anh), Joseph Lane Flaten (quốc tịch Mỹ) và Philippe Daniel Neyroud (quốc tịch Thụy Sĩ).

Theo đơn kiện, từ ngày 5.3 - 9.4.2012, Raffles VN ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn đối với họ, với lý do Raffles VN bị Thanh tra Bộ GD-ĐT xử phạt vi phạm hành chính, buộc phải chấm dứt hành vi quảng cáo, tuyển sinh, đào tạo trái quy định của pháp luật Việt Nam; do vậy Raffles VN cho rằng mình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động căn cứ vào quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 bộ luật Lao động. Tuy nhiên, các giáo viên này lại cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói trên chỉ buộc Raffles VN phải dừng các hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép các cấp độ đào tạo đã ký kết với đối tác nước ngoài trên lãnh thổ VN, các hoạt động đúng phép vẫn được thực hiện, và Raffles VN không bị rút giấy phép hoạt động hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh. 5 giáo viên này yêu cầu Raffles VN tiếp tục thực hiện hợp đồng, thanh toán tiền lương cho những ngày không được làm việc, bồi thường… tổng cộng khoảng từ 180 đến hơn 200 triệu đồng/người.

>> Thu hồi giấy phép Raffles Việt Nam
>> Phụ huynh đề nghị cấm xuất cảnh Tổng giám đốc Raffles VN
>> Raffles chỉ trích quyết định xử phạt của VN
>> Raffles không được đào tạo khi đang bị xử phạt
>> Đào tạo "vượt cấp": Nhiều trường bị xử phạt, không được công nhận bằng cấp
>> Tiếp tục tuyển sinh chương trình không phép
>> Nhiều vi phạm trong tuyển sinh và liên kết đào tạo

Lê Nga


GiadinhNet - Dù đã 81 tuổi nhưng ông Nguyễn Đình Thăng (thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên) vẫn miệt mài với thư viện sách của mình để phục vụ bạn đọc "quê nhà" miễn phí.

Mặc dù đã hơn 80 tuổi, ông Thăng vẫn miệt mài với thư viện sách của mình. Ảnh: TG

Ngày người lính trở về

Huy chương vì sự nghiệp
văn hóa thông tin.
Với tấm lòng và nhiệt huyết đem tri thức về quê nhà, ông Nguyễn Đình Thăng nhận được Huy chương và hai bằng khen "Vì sự nghiệp văn hóa" của Bộ Văn hóa - Thông tin Du lịch, hai bằng khen cấp tỉnh, ba giấy khen cấp huyện và một cuốn băng phim tài liệu với nội dung" Thư viện ông Thăng" của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên tặng.

Trước khi ra về, chúng tôi xúc động, trân trọng ghi lại cảm xúc trên cuốn sổ mà ông tự đóng. Mong sao ông mãi mạnh khỏe và luôn lạc quan để tiếp tục đem tri thức nhân loại đến cho người dân quê nơi đây.

"Mình sẽ làm gì cho quê hương"? - Đây chính là niềm đau đáu của người chiến sỹ Nguyễn Đình Thăng khi khoác ba lô trở về quê hương sau bao năm lăn lộn trên chiến trường. Từ suy nghĩ đó ông đã quyết tâm xây dựng phòng đọc sách miễn phí với mục đích góp phần truyền tải tiếng nói của Đảng tới người dân quê nhà và làm cầu nối tri thức đến với mọi người.

Nói là làm! Ngày 19/12/1990, phòng đọc sách miễn phí của người đảng viên, cựu chiến binh Đình Thăng đi vào hoạt động và được duy trì từ đó cho đến nay. Ban đầu thư viện của ông chỉ mở buổi sáng. Sau đó do nhu cầu của bạn đọc cao, nên ông Thăng đã cho mở đều đặn phục vụ khách, sáng từ 8 giờ đến 11 giờ trưa. Buổi chiều từ 14 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Mỗi tháng thư viện của ông mở cửa 20 buổi, không phân biệt ngày Chủ nhật, ngày lễ, Tết.

Khi được hỏi về đối tượng độc giả nào thường đến đọc, ông mỉm cười "Ngày trước chỉ có bà con trong thôn thôi, nhưng giờ thì cả các vùng lân cận, rất nhiều học sinh, sinh viên, rồi cả cán bộ, giáo viên tìm đến đây khá nhiều". Và như để minh chứng cho điều này ông lấy ra một cuốn sổ dày đã sờn gáy, bên trong ghi chép đầy đủ những lượt bạn đọc mượn sách tại thư viện. Ông chỉ cho chúng tôi một cái tên gần nhất và giải thích "Hôm 30/4-1/5 vừa rồi có cô sinh viên tên Nguyễn Thị Giang - sinh viên về nghỉ lễ mượn cuốn Giáo trình triết học Mác- Lê Nin để ôn thi. Hay như cháu Nguyễn Thị Hằng (Phú Thịnh, huyện Kim Động) mượn cuốn soạn thảo văn kiện. Rồi có cả các cháu ở Thái Bình cũng sang đây mượn sách".

Thư viện của ông Thăng không chỉ phục vụ việc mượn và đọc sách mà đây còn là nơi "nói chuyện thời sự". Hàng ngày ông Thăng vẫn luôn nghe đài, xem tin tức rồi ghi lại những thông tin ông nắm được một cách tóm tắt vào cuốn sổ. Hiện nay cuốn sổ của ông đã dày 2.300 trang và được sắp xếp tỉ mỉ gọn gàng theo từng mục: Chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa... Chính ông lại là người đem những tin tức này truyền đạt lại cho bà con. Ai quan tâm vấn đề gì, ông nói vấn đề đó, giải thích cặn kẽ tới nơi tới chốn. Ngoài ra ông còn kể chuyện về Bác Hồ cho các cháu học sinh nghe, giáo dục các cháu học tập và làm theo tấm gương của Bác.

Hơn 20 năm miệt mài cống hiến cho công việc cung cấp sách báo miễn phí cho mọi người, từ một phòng đọc sách nhỏ, đến nay, phòng đọc sách của ông Thăng đã được coi là một thư viện gia đình với gần 400 đầu sách, tiếp 40.098 lượt bạn đọc tại thư viện và mượn về.

Đến với thư viện của ông Thăng, các em học sinh được phục vụ nước uống, điện, quạt, ông còn trông xe cho các em yên tâm đọc sách. Hơn 20 năm ông thành lập thư viện gia đình cũng là hơn 20 năm người dân trong thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ hình thành thói quen đến thư viện ông Thăng để đọc sách và nghe ông nói về các thông tin thời sự...

Phút giây đàm đạo của những người bạn già trong thư viện gia đình. Ảnh: TL

"Tất cả nhờ vào đồng chí vợ"

Nhiều người hẳn rất tò mò vì không biết ông Thăng mở thư viện sách ở nơi đâu? Vì từ cổng nhìn vào là một ngôi nhà nhỏ, có giàn hoa giấy che phủ, trên áp mái có bảng gỗ ghi "Câu lạc bộ Hội cựu chiến binh Việt Nam- Chi hội Đoàn Đào".

Chúng tôi thật sự bất ngờ khi ông kể: "Ngày ấy không có cơ sở, chỉ có căn nhà đang ở, tôi bàn với vợ và các con chuyển sang ở gian nhà ngang, dành toàn bộ căn nhà mới sửa phục vụ mọi người đến đọc sách và sinh hoạt hội, đoàn thể luôn". Nhà ông Thăng từ đó không chỉ là thư viện để người dân đến đọc sách, mà còn là nơi họp hội như hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, các buổi sinh hoạt Đảng...

Năm nay, ông Thăng đã 81 tuổi, với 46 năm tuổi Đảng, trong mình lại mang nhiều căn bệnh quái ác như tim, khớp, đau dạ dày, viêm phổi... nhưng ông chưa từng ca thán, phiền não. Trong suốt buổi gặp gỡ chúng tôi thấy ông rất lạc quan và lời nói đầy tâm huyết. Ông hóm hỉnh: "Tôi có sức, thời gian đi vác tù và hàng tổng là nhờ vào đồng chí vợ".

Hôm đến nhà ông, chúng tôi tiếc vì không gặp được bà Nguyễn Thị Kim Oanh- vợ ông vì bà đi vắng! Theo lời kể của ông, bà là một cô giáo đã về hưu, cũng là đảng viên, bà không chỉ là người bạn đời còn là người đồng chí, chia ngọt sẻ bùi, nhận bao khó nhọc, giúp ông có thêm động lực hoàn thành tâm nguyện thành lập thư viện gia đình miễn phí cho nhân dân. Một mình bà đã nuôi các con trưởng thành, lại còn phải chăm chút cho ông những lúc trái gió trở trời nhưng chưa một lần ông nghe lời than trách từ bà. Ông vẫn luôn nhận được từ người vợ hiền của mình những lời động viên, hay chút tiền thưởng bà dành dụm được để ông mua thêm sách cho thư viện.

"Cũng có lần vợ con lo cho sức khỏe của tôi, khuyên tôi không làm nữa. Nhưng mình đã bỏ bao tâm huyết vào đây. Bỏ sao được! Vợ con cũng hiểu nên thông cảm và lại ủng hộ"- ông Thăng tâm sự.

Ngày mới mở thư viện, hàng xóm cũng có người xì xào là "ông hết việc nên vác tù và hàng tổng". Nhưng giờ thì bà con trân trọng thư viện của ông "vì từ ngày có thư viện, các cháu nhỏ trong thôn có thêm sinh hoạt mới, không còn ham mê các trò chơi điện tử, hay tụ tập rồi gây rối nữa"- bà Phạm Thị Ngoãn (Cầu Cáp, Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên) chia sẻ.

Tin người mượn sách là chính

Thư viện của ông Thăng mở ra nhằm phục vụ bà con trong thôn nên khi bạn đọc tìm đến thư viện của ông không hề gặp bất cứ thủ tục giấy tờ nào. Chỉ cần bạn thực sự muốn mượn sách đọc, ông Thăng chỉ cần ghi một số thông tin nhỏ vào cuốn sổ theo dõi, như tên, thôn xã và sách muốn mượn. Đây cũng chính là một đặc điểm làm cho bạn đọc rất thoải mái khi đến thư viên ông Thăng.

Nhưng cũng vì lý do này mà số lượng sách mượn chưa được hoàn trả cũng khá nhiều. "Như thế, mình tiếc vì cuốn sách không được luân chuyển cho người khác đọc cùng, rồi thư viện ngày càng nghèo sách đi. Đấy là chưa kể có cháu thấy đoạn hay không chép lại mà xé tờ đó ra. Tôi tiếc lắm nhưng cũng chỉ biết nhắc nhở các cháu ý thức hơn"- ông Thăng bộc bạch.

Ngoài thư viện ông Thăng có ghi rất nhiều câu châm ngôn về sách, về văn hóa đọc, cách chọn sách... có cả quy định khi đọc sách. Chúng tôi có gợi ý "Sao ông không có quy định khi mượn và trả sách để kiểm tra cho dễ quản lý?"- đáp lại chúng tôi là cái lắc đầu cùng nụ cười chia sẻ: "Đây mới là cái khác của thư viện, làm nhiều thủ tục thì rườm rà cho bà con quá, mà tôi tin bạn đọc là chính. Bà nhà tôi cũng có lần bảo tại tôi dễ dãi quá nên hay mất sách".

Như để chứng minh cho điều đó ông chỉ cho chúng tôi một góc thư viện rồi buồn rầu kể: "Cách đây mấy hôm có 5 cháu đến đọc sách, lúc đó tôi bận tiếp khách. Lúc quay lại thì một góc sách bị mất, nhìn giá sách quang đi mà tôi xót xa. Biết các cháu là con nhà ai đấy, nhưng không nỡ nói, chỉ gọi các cháu lại hỏi mà các cháu không nhận đành thôi, chỉ khuyên các cháu mấy câu, cũng không lỡ đưa các cháu ra trường lớp. Hôm nọ, bố mẹ các cháu biết chuyện đã đến xin lỗi tôi rồi".
Trần Ước

Monday 28 May 2012

Chung ket cuoc thi Danh van tieng Anh cung ILA - tu tin gianh chien thang

Cuộc thi do Trung tâm Anh ngữ ILA phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy tổ chức, diễn ra từ ngày 14/5/2012 đến ngày 24/05/2012, dành cho học sinh khối 3-4 trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chỉ cần hết lớp 11 ở Việt Nam, học sinh được đăng ký ngay vào chương trình cao đẳng cộng đồng Mỹ - tiết kiệm được một năm kinh phí lên tới 400 triệu đồng/năm. Học 2 năm nhận 2 bằng phổ thông trung học và cao đẳng Trong giờ học, khi một số bé không chịu nghe lời, một giáo viên đã lấy bật lửa ra, đánh lửa rồi dí vào mặt các bé để "giáo dục".

Hơn 3.900 học sinh khối 3-4 thuộc 14 trường Tiểu học quận Cầu Giấy háo hức bước vào cuộc thi đánh vần - "Spelling Competition" do Trung tâm Anh ngữ ILA phối hợp tổ chức cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy. Với hình thức thi mới lạ và độc đáo, đơn giản nhưng hiệu quả, cuộc thi đã chọn ra được 84 học sinh xuất sắc của 14 trường tiếp tục bước vào vòng chung kết, tổ chức tại trường tiểu học Mai Dịch vào sáng ngày 24/5/2012.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, chuyên viên phụ trách tiếng Anh - phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy cho biết: " Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy đã nhiều lần tổ chức thi Olympic tiếng Anh cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên toàn quận. Tuy nhiên, cuộc thi "Đánh vần tiếng Anh" phối hợp với Trung tâm Anh ngữ ILA lần đầu tiên tổ chức, thực sự là một sân chơi tiếng Anh mới lạ cho học sinh lớp 3 và 4. Cuộc thi sàng lọc từ đơn vị lớp, lên cấp trường và quận sẽ tạo cơ hội đồng đều cho tất cả học sinh thể hiện khả năng tiếng Anh của mình ".

Ông Nguyễn Ngọc Phúc- Chuyên viên Tiếng Anh Quận Cầu Giấy trao giải thưởng cho cháu đạt Giải Đặc biệt

Thầy Sam và Peter trao thưởng cho các cháu

Thầy giáo Trần Việt Phương giáo viên trường tiểu học Nam Trung Yên chia sẻ: " Hiện nay việc dạy học tiếng Anh đã được phổ cập từ bậc tiểu học, tuy nhiên khối lượng kiến thức học sinh có chưa nhiều, hơn nữa kỹ năng nói tiếng Anh chuẩn còn hạn chế, nên cuộc thi "Đánh vần tiếng Anh" rất phù hợp với lứa tuổi, thực sự bổ ích và hấp dẫn các em. Đặc biệt, thực hành nghe - nói với người bản ngữ khi học ngoại ngữ là một cơ hội lớn để các em phát âm chuẩn, và hiểu được ngôn ngữ chính xác khi giao tiếp thực tế ".

Qua cuộc thi, nhiều học sinh đã bộc lộ rõ khả năng nghe nói và sử dụng từ ngữ Tiếng Anh rất phong phú và đa dạng.

Em Nguyễn Lê My học sinh lớp 3A2 trường Nguyễn Siêu đoạt giải Đặc biệt của cuộc thi chia sẻ: " Cuộc thi rất vui, các Thầy Cô giáo của Trung tâm Anh ngữ ILA đã khuyến khích và giúp đỡ để chúng em cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh. Em rất hào hứng khi sắp tới được đi học tại ILA để nâng cao thêm trình độ tiếng Anh của mình". Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Phú An học sinh lớp 4E trường Dịch Vọng B , người đạt giải Nhất khối 4 phát biểu: " Em thấy cuộc thi này hay vì cách thi mới lạ so với ở trường. Em còn biết thêm cách sử dụng các từ tiếng Anh thật chính xác. Em hi vọng cuộc thi sẽ tiếp tục và mở rộng cho cả học sinh lớp 5 để em vẫn được tham gia ạ. "

Rất nhiều học bổng trị giá từ 15% đến 100% cùng các quà tặng hấp dẫn khác như Kim từ điển, phiếu mua hàng tại FAHASA của Trung tâm Anh ngữ ILA đã được các bạn học sinh yêu thích tiếng Anh chinh phục.

Cuộc thi ngoài việc tìm kiếm được các học sinh có khả năng tiếng Anh tốt để động viên, còn đem đến cho các em niềm yêu thích với môn ngoại ngữ phổ thông này.


Hoàn Cầu Việt đã 10 năm hoạt động trên lĩnh vực tư vấn và tuyển sinh du học Mỹ từ chương trình phổ thông, cao đẳng, đại học cho đến thạc sỹ. Điểm nổi bật của HCV là luôn tìm kiếm các chương trình học bổng, tiết kiệm chi phí học tập cho gia đình học sinh.

Hoàn Cầu Việt xin giới thiệu chương trình cao đẳng cộng đồng

Chương trình Cao đẳng cộng đồng là gì?

Là chương trình rất linh động dành cho các em học sinh học hết lớp 11 tại Việt Nam. Học sinh đăng ký học các môn học ở trình độ cao đẳng để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông của bang Washington cùng thời gian lấy bằng cao đẳng cộng đồng sau khi hoàn thành khóa học. Các em có thể đăng ký ngay vào chương trình chuyển tiếp năm thứ 3 hệ Đại học.

Lợi thế cho sinh viên khi học tại cao đẳng cộng đồng là:

- Cao đẳng cộng đồng (Community College) là trường cao đẳng công lập trực thuộc chính phủ các bang của Mỹ.

- Là mô hình đào tạo 2 năm đại học đại cương, nhằm thu hút đông đảo sinh viên, không đặt ra yêu cầu cao ở đầu vào.

- Lớp học nhỏ, học phí thấp (6.000 - 8.000 USD, tùy nơi) do vậy vừa phù hợp với những người có sức học trung bình khá, vừa phù hợp với những người khá giỏi muốn chuyển lên đại học.

- Hiện tại ở Mỹ, đa số con em người Việt đều chọn đi học Cao đẳng công đồng (là công dân Mỹ hoặc định cư ở Mỹ thì được miễn phí) để sau đó ra đi làm hoặc có thể chuyển lên năm 3 đại học (công hay tư) một cách vững chắc.

- Và ở Việt Nam hiện nay là chương trình thu hút đa số đông các gia đình cho con em mình học theo chương trình này, vừa rút ngắn được thời gian học tập vừa tiết kiệm được kinh phí và cái quan trọng nhất là học sinh được chọn lựa môn học yêu thích, phù hợp với sức học và khả năng học của mình. Vì thế học sinh theo học chương trình này rất dễ bắt nhịp và theo kip được chương trình học mà không hề sợ khó.

Hoàn Cầu Việt là đại diện chính thức các trường cao đẳng cộng đồng như: trường cao đẳng Green River, trường cao đẳng Seatlle Central, trường cao đẳng Edmonds, trường cao đẳng Highline, trường cao đẳng Shoreline…

Thời gian khai giảng : tháng 1, 5, 8 hàng năm

Yêu cầu đầu vào :

- Học sinh học hết lớp 11 tại Việt Nam và có học lực khá trở lên

- Đối với học sinh học cao đẳng trực tiếp thì yêu cầu tốt nghiệp THPT.

- Không yêu cầu điểm TOEFL đối với học sinh đăng ký khóa học tiếng Anh chuyên sâu tại trường.

- Những học sinh có điểm TOEFL 500 hoặc IELTS 5.5 sẽ được chấp nhận vào học trực tiếp chuyên ngành.

Hoàn Cầu Việt hỗ trợ gì cho học sinh?

- Chọn trường và chương trình học cho học sinh đúng theo nguyện vọng

- Điền đơn đăng ký nhập học và xin I20 cho học sinh

- Hướng dẫn gia đình học sinh về việc chứng minh tài chính đúng theo qui định

- Luyện phỏng vấn cho học sinh

- Sắp xếp hồ sơ, điền đơn xin visa và đặt lịch hẹn, mua phiếu hẹn phỏng vấn…

- HCV hoàn tất từ xin I-20 cho đến phỏng vấn xin visa, tỉ lệ visa đến 99%

Hãy liên hệ với văn phòng HCV gần nhất

Chi tiết liên hệ:
Trung tâm tư vấn Giáo dục & Đào tạo Quốc tế Hoàn Cầu Việt

- TP Hồ Chí Minh: 59 Thành Thái, P. 14, Q. 10

Điện thoại: (08) 38686360 - 38686358 - 0908 558 959
Email: info@duhocglobal.edu.vn - Website: www.duhocglobal.edu.vn

- Hà Nội: 485 Trần Khát Chân, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng

Điện thoại: 04. 36227932 - Email: hn@duhocglobal.edu.vn

- Đà Nẵng: 186A Lê Duẩn, Q. Hải Châu

Điện thoại: (0511) 3887087 - Email: dn@duhocglobal.edu.vn

- Trường ngoại ngữ Cộng Đồng: 59 Thành Thái, P. 14, Q. 10, TPHCM

Điện thoại: (08) 38650291 - 38686556 - Web: www.ngoaingucongdong.com


Vụ việc xảy ra tại trường mầm non trung Tâm ở thị trấn Đằng Giao (Bình Dương, Trung Quốc) và được một người dân viết bài tố cáo trên mạng. Trong giờ học, khi một số bé không chịu nghe lời, một giáo viên ở đây đã lấy bật lửa ra bật lên rồi dí vào mặt các bé để "giáo dục". Những chỗ bị thương trên mặt các bé bị phồng rộp cả lên, thậm chí còn chảy mủ.


Những vết bỏng trên mặt Tiểu Cường khá lớn, có thể
thấy rõ bằng mắt thường

Tổng cộng có 4 bé đã bị thương sau khi bị giáo viên dí bật lửa đang cháy vào mặt. Trong đó, bé Tiểu Cường 6 tuổi là lớn nhất và cũng là người bị thương nặng nhất. Sau khi bị giáo viên hành hạ, Tiểu Cường trở nên sợ sệt người lạ, luôn luôn nép chặt vào mẹ. Chị Vương Nguyệt Đệ, mẹ của Tiểu Cường cho biết: "Bình thường thằng bé có sợ ai đâu nhưng từ sau khi bị giáo viên đốt mặt, nó thấy người lạ là sợ lắm, thường chỉ ngủ được một lát rồi tình dậy khóc lóc kêu la."

Tiểu Cường bị bỏng từ hôm 15-5-2012 nhưng đến bây giờ những vết bỏng trên má trái và cổ của bé vẫn còn hiện ra rất rõ. Chị Vương Nguyệt Đệ kể: "Hôm ấy, tôi tới trường mầm non đón con thì thấy trên mặt nó có tới 3 vết bỏng đã lột da. Tôi hỏi bị làm sao nhưng nó không dám nói. Tôi tới hỏi giáo viên thì một người bảo đấy là vì con tôi tự cởi quần áo, chẳng may kéo mạnh quá làm rách cả da mặt, còn người gây ra những vết bỏng trên mặt Tiểu Cường thì bảo đấy là do con tôi nghịch bị ngã thành ra như thế".

"Hai giáo viên mỗi người nói một kiểu nên tôi mới sinh nghi. Về nhà tôi dò hỏi con, nó mới bảo lúc ngồi trong lớp nó nói chuyện riêng thế là bị giáo viên lấy bật lửa đang cháy dí vào mặt. Giáo viên còn dặn đây là bí mật giữa thày và trò không được kể lại cho bố mẹ". Nghe con kể xong, chị Vương Nguyệt Đệ liền đưa con trai tới trường để làm rõ sự việc, không ngờ tại đây chị lại gặp cả mẹ Tiểu Soái và mẹ Tiểu Tùng – 2 bạn cùng lớp Tiểu Cường – cũng tới trường để nói chuyện phải trái.

Giống Tiểu Cường, hai đứa trẻ 5 tuổi này cũng bị giáo viên đốt bỏng mặt. Mặt Tiểu Soái có 1 vết, còn mặt Tiểu Tùng có 2 vết. Đưa con đến viện trị bỏng xong, 3 phụ huynh liền đi báo cảnh sát. Điều tra cho thấy, giáo viên gây ra những vết bỏng trên mặt 3 đứa trẻ là Trịnh Tuyết Tuyết. Trịnh Tuyết Tuyết năm nay 19 tuổi, là người ở thị trấn Đằng Giao, cô ta khai nhận đã dùng bật lửa đang cháy dí vào mặt những đứa trẻ để "giáo dục" chúng.

Sau đó, bố của Trịnh Tuyết Tuyết đã làm việc với các phụ huynh, hai bên tự hòa giải với nhau. Trịnh Tuyết Tuyết đã nộp 3.000 tệ (khoảng gần 10 triệu VNĐ), gọi là tiền viện phí cho mấy đứa trẻ. Bố của cô giáo này cũng rất thành khẩn nhận lỗi nhưng cũng giãi bày rằng mình chỉ đi làm công, gia cảnh không khá giả gì nên không thể đền bù nhiều tiền được.

Sự việc xảy ra tại trường mầm non, vì vậy lãnh đạo nhà trường cũng phải gánh vác một phần trách nhiệm. Tuy nhiên khi các phụ huynh tìm cách liên lạc với hiệu trưởng thì điện thoại của vị này liên tục không có tín hiệu.

Các luật sư cho biết, Trịnh Tuyết Tuyết là giáo viên của trường, các bé đang học ở đây, khi xảy ra sự việc nhà trường cũng phải gánh trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho các bé. Vì thế, các phụ huynh cần làm rõ trách nhiệm của nhà trường, đòi hỏi đền bù xứng đáng cho các bé để tránh những vụ việc tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.

Dao tao nhan su cao cap ve quan tri chat luong va hieu qua doanh nghiep

Từ đầu tháng 5 năm 2012, Chương trình Cao học Việt Bỉ (liên kết giữa Trường Quản Trị và Kinh tế Solvay Brussels (trực thuộc Đại học Tự Do Brussels) và Đại học Mở TP.HCM bắt đầu tuyển sinh khóa IV chương trình Thạc sĩ Quản trị Chất lượng và Hiệu quả Kinh doanh, để nhập học vào tháng 10.2012. Đối tượng của Chương trình là các nhân sự trong lĩnh vực quản trị và kiểm soát chất lượng thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ (sản xuất, khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn). Cuộc thi do Trung tâm Anh ngữ ILA phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy tổ chức, diễn ra từ ngày 14/5/2012 đến ngày 24/05/2012, dành cho học sinh khối 3-4 trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chỉ cần hết lớp 11 ở Việt Nam, học sinh được đăng ký ngay vào chương trình cao đẳng cộng đồng Mỹ - tiết kiệm được một năm kinh phí lên tới 400 triệu đồng/năm. Học 2 năm nhận 2 bằng phổ thông trung học và cao đẳng

Chương trình học được thiết kế nhằm đào tạo những nhà quản lý hiện tại cũng như các ứng viên của vị trí quản lý trong ngành công nghiệp và dịch vụ, nắm vững các quy trình của tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng những quy luật về chất lượng, kiểm soát và đánh giá, đồng thời áp dụng những công cụ quản trị để đảm bảo thành công lâu dài cho doanh nghiệp và mỗi cá nhân làm việc trong lĩnh vực này.

Buổi tìm hiểu về chương trình và thảo luận với các Giáo sư chuyên ngành Quản trị Chất lượng sẽ được tổ chức vào lúc 14h ngày 2.6 tại phòng 118, Đại học Mở, 97 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM.


Hơn 3.900 học sinh khối 3-4 thuộc 14 trường Tiểu học quận Cầu Giấy háo hức bước vào cuộc thi đánh vần - "Spelling Competition" do Trung tâm Anh ngữ ILA phối hợp tổ chức cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy. Với hình thức thi mới lạ và độc đáo, đơn giản nhưng hiệu quả, cuộc thi đã chọn ra được 84 học sinh xuất sắc của 14 trường tiếp tục bước vào vòng chung kết, tổ chức tại trường tiểu học Mai Dịch vào sáng ngày 24/5/2012.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, chuyên viên phụ trách tiếng Anh - phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy cho biết: " Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy đã nhiều lần tổ chức thi Olympic tiếng Anh cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên toàn quận. Tuy nhiên, cuộc thi "Đánh vần tiếng Anh" phối hợp với Trung tâm Anh ngữ ILA lần đầu tiên tổ chức, thực sự là một sân chơi tiếng Anh mới lạ cho học sinh lớp 3 và 4. Cuộc thi sàng lọc từ đơn vị lớp, lên cấp trường và quận sẽ tạo cơ hội đồng đều cho tất cả học sinh thể hiện khả năng tiếng Anh của mình ".

Ông Nguyễn Ngọc Phúc- Chuyên viên Tiếng Anh Quận Cầu Giấy trao giải thưởng cho cháu đạt Giải Đặc biệt

Thầy Sam và Peter trao thưởng cho các cháu

Thầy giáo Trần Việt Phương giáo viên trường tiểu học Nam Trung Yên chia sẻ: " Hiện nay việc dạy học tiếng Anh đã được phổ cập từ bậc tiểu học, tuy nhiên khối lượng kiến thức học sinh có chưa nhiều, hơn nữa kỹ năng nói tiếng Anh chuẩn còn hạn chế, nên cuộc thi "Đánh vần tiếng Anh" rất phù hợp với lứa tuổi, thực sự bổ ích và hấp dẫn các em. Đặc biệt, thực hành nghe - nói với người bản ngữ khi học ngoại ngữ là một cơ hội lớn để các em phát âm chuẩn, và hiểu được ngôn ngữ chính xác khi giao tiếp thực tế ".

Qua cuộc thi, nhiều học sinh đã bộc lộ rõ khả năng nghe nói và sử dụng từ ngữ Tiếng Anh rất phong phú và đa dạng.

Em Nguyễn Lê My học sinh lớp 3A2 trường Nguyễn Siêu đoạt giải Đặc biệt của cuộc thi chia sẻ: " Cuộc thi rất vui, các Thầy Cô giáo của Trung tâm Anh ngữ ILA đã khuyến khích và giúp đỡ để chúng em cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh. Em rất hào hứng khi sắp tới được đi học tại ILA để nâng cao thêm trình độ tiếng Anh của mình". Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Phú An học sinh lớp 4E trường Dịch Vọng B , người đạt giải Nhất khối 4 phát biểu: " Em thấy cuộc thi này hay vì cách thi mới lạ so với ở trường. Em còn biết thêm cách sử dụng các từ tiếng Anh thật chính xác. Em hi vọng cuộc thi sẽ tiếp tục và mở rộng cho cả học sinh lớp 5 để em vẫn được tham gia ạ. "

Rất nhiều học bổng trị giá từ 15% đến 100% cùng các quà tặng hấp dẫn khác như Kim từ điển, phiếu mua hàng tại FAHASA của Trung tâm Anh ngữ ILA đã được các bạn học sinh yêu thích tiếng Anh chinh phục.

Cuộc thi ngoài việc tìm kiếm được các học sinh có khả năng tiếng Anh tốt để động viên, còn đem đến cho các em niềm yêu thích với môn ngoại ngữ phổ thông này.


Hoàn Cầu Việt đã 10 năm hoạt động trên lĩnh vực tư vấn và tuyển sinh du học Mỹ từ chương trình phổ thông, cao đẳng, đại học cho đến thạc sỹ. Điểm nổi bật của HCV là luôn tìm kiếm các chương trình học bổng, tiết kiệm chi phí học tập cho gia đình học sinh.

Hoàn Cầu Việt xin giới thiệu chương trình cao đẳng cộng đồng

Chương trình Cao đẳng cộng đồng là gì?

Là chương trình rất linh động dành cho các em học sinh học hết lớp 11 tại Việt Nam. Học sinh đăng ký học các môn học ở trình độ cao đẳng để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông của bang Washington cùng thời gian lấy bằng cao đẳng cộng đồng sau khi hoàn thành khóa học. Các em có thể đăng ký ngay vào chương trình chuyển tiếp năm thứ 3 hệ Đại học.

Lợi thế cho sinh viên khi học tại cao đẳng cộng đồng là:

- Cao đẳng cộng đồng (Community College) là trường cao đẳng công lập trực thuộc chính phủ các bang của Mỹ.

- Là mô hình đào tạo 2 năm đại học đại cương, nhằm thu hút đông đảo sinh viên, không đặt ra yêu cầu cao ở đầu vào.

- Lớp học nhỏ, học phí thấp (6.000 - 8.000 USD, tùy nơi) do vậy vừa phù hợp với những người có sức học trung bình khá, vừa phù hợp với những người khá giỏi muốn chuyển lên đại học.

- Hiện tại ở Mỹ, đa số con em người Việt đều chọn đi học Cao đẳng công đồng (là công dân Mỹ hoặc định cư ở Mỹ thì được miễn phí) để sau đó ra đi làm hoặc có thể chuyển lên năm 3 đại học (công hay tư) một cách vững chắc.

- Và ở Việt Nam hiện nay là chương trình thu hút đa số đông các gia đình cho con em mình học theo chương trình này, vừa rút ngắn được thời gian học tập vừa tiết kiệm được kinh phí và cái quan trọng nhất là học sinh được chọn lựa môn học yêu thích, phù hợp với sức học và khả năng học của mình. Vì thế học sinh theo học chương trình này rất dễ bắt nhịp và theo kip được chương trình học mà không hề sợ khó.

Hoàn Cầu Việt là đại diện chính thức các trường cao đẳng cộng đồng như: trường cao đẳng Green River, trường cao đẳng Seatlle Central, trường cao đẳng Edmonds, trường cao đẳng Highline, trường cao đẳng Shoreline…

Thời gian khai giảng : tháng 1, 5, 8 hàng năm

Yêu cầu đầu vào :

- Học sinh học hết lớp 11 tại Việt Nam và có học lực khá trở lên

- Đối với học sinh học cao đẳng trực tiếp thì yêu cầu tốt nghiệp THPT.

- Không yêu cầu điểm TOEFL đối với học sinh đăng ký khóa học tiếng Anh chuyên sâu tại trường.

- Những học sinh có điểm TOEFL 500 hoặc IELTS 5.5 sẽ được chấp nhận vào học trực tiếp chuyên ngành.

Hoàn Cầu Việt hỗ trợ gì cho học sinh?

- Chọn trường và chương trình học cho học sinh đúng theo nguyện vọng

- Điền đơn đăng ký nhập học và xin I20 cho học sinh

- Hướng dẫn gia đình học sinh về việc chứng minh tài chính đúng theo qui định

- Luyện phỏng vấn cho học sinh

- Sắp xếp hồ sơ, điền đơn xin visa và đặt lịch hẹn, mua phiếu hẹn phỏng vấn…

- HCV hoàn tất từ xin I-20 cho đến phỏng vấn xin visa, tỉ lệ visa đến 99%

Hãy liên hệ với văn phòng HCV gần nhất

Chi tiết liên hệ:
Trung tâm tư vấn Giáo dục & Đào tạo Quốc tế Hoàn Cầu Việt

- TP Hồ Chí Minh: 59 Thành Thái, P. 14, Q. 10

Điện thoại: (08) 38686360 - 38686358 - 0908 558 959
Email: info@duhocglobal.edu.vn - Website: www.duhocglobal.edu.vn

- Hà Nội: 485 Trần Khát Chân, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng

Điện thoại: 04. 36227932 - Email: hn@duhocglobal.edu.vn

- Đà Nẵng: 186A Lê Duẩn, Q. Hải Châu

Điện thoại: (0511) 3887087 - Email: dn@duhocglobal.edu.vn

- Trường ngoại ngữ Cộng Đồng: 59 Thành Thái, P. 14, Q. 10, TPHCM

Điện thoại: (08) 38650291 - 38686556 - Web: www.ngoaingucongdong.com


Related posts