Ca khúc chế với những hình ảnh phụ huynh đội mưa, đạp cổng trường vào mua hồ sơ xin học cho con đang hot trên mạng.>> Đạp cổng, chen nhau để xin học lớp 1"Ngày nộp đơn xin học, mẹ thức đêm đứng chờ. Mắt mờ mong trời sáng, mẹ lách vào mua đơn/ Ngày nộp đơn xin học, mưa ướt hết mẹ rồi. Nhưng quyết phải chen lấn, thương con nên thế thôi".
Clip dài hơn một phút bắt đầu bằng những hình ảnh phụ huynh ở Hà Nội đội ô, mặc áo mưa đứng xếp hàng trong đêm trước cổng trường PTCS Thực nghiệm để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con. Trời sáng, cánh cổng trường bị các bố, mẹ "đá tung" để "chen nhau chạy nước rút" vào trong sân trường.
![]()
Cổng trường bị đạp đổ, phụ huynh tranh nhau ùa vào. Ảnh: Hoàng Hà. Dựa trên nền nhạc bài hát Ngày đầu tiên đi học , ca khúc chế như một lời tâm sự của người mẹ với con về những gian nan đi xin học và nhắc nhở con không quên "ngày hỗn loạn" để con khỏi "học thừa". Ngoài những hình ảnh đám đông chen lấn, clip còn quay lại được cảnh "hậu chiến" với những đôi dép, chiếu, ghế gãy của phụ huynh và cả cánh cổng đổ xuống nằm chỏng trơ trước cổng trường.
Clip Ngày nộp đơn xin học do "Giáo sư Xoay" viết lời và một nhóm nhân viên Công ty FPT tham gia thể hiện, dàn dựng, xuất hiện trên Youtube hôm 14/5.
Nhiều ý kiến bình luận bên dưới đánh giá clip hay, ý nghĩa và tỏ ra thông cảm cho kỳ vọng của các bậc làm cha mẹ. "Để con đi học, bố mẹ vất vả thật", haanhduclinh chia sẻ.
Một số cho rằng vì đây là trường có nhiều nhà khoa học trong đó có GS Ngô Bảo Châu từng học nên các phụ huynh muốn xin cho con vào đây bằng được.
"Con họ được nhận vào học rồi sau này có được như GS Ngô Bảo Châu hay lại trở thành con mọt của xã hội? Các bậc phụ huynh tự hào khoe con tôi học trường đó nhưng họ không biết điểm học tập của con còn kém hơn học sinh học ở trường bình thường", nickname 123qwe17 viết.
Clip Ngày nộp đơn xin học Trước đó, sáng 12/5 hàng trăm phụ huynh đã đạp đổ cổng sắt ùa vào trong sân trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1. Đêm 11/5, nhiều người chấp nhận ngồi dưới mưa trước cổng trường nhận chỗ đợi trời sáng.
Hà Phương
Cùng tham gia buổi tư vấn này có bạn Hoàng Hải Linh, học sinh lớp 9A trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
![]()
Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện nghiên cứu sự phát triển sớm của trẻ em. Sau những ngày căng thẳng học tập và thi cử, mùa hè là lúc học sinh có thể thỏa sức vui chơi, tái tạo năng lượng cho các kỳ học tiếp theo. Dịp này, trẻ có thể cho đầu óc nghỉ xả hơi để tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời, buổi ngoại khóa bổ ích, chơi thể thao hay học thêm một vài ngôn ngữ mới.
Những chương trình học ngoại ngữ kết hợp với hoạt động ngoại khóa giúp các em bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà không gây áp lực.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy tâm lý học trẻ em cho sinh viên, giảng dạy tâm lý học ứng dụng trong giáo dục học sinh cho nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục mầm non, tiểu học..., tiến sĩ Nguyễn Minh Đức sẽ giúp các vị phụ huynh hiểu hơn tâm lý của trẻ. Từ đó, bố mẹ sẽ biết cách tìm những khóa học hè phù hợp với con mình.
![]()
ông Gavan Iacono, Tổng Giám đốc điều hành Language Link Việt Nam. Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của ông Gavan Iacono, Tổng giám đốc điều hành Language Link Việt Nam và bạn Hoàng Hải Linh, học sinh lớp 9A trường THCS chuyên Hà Nội - Amsterdam, Quán quân Olympic tiếng Anh 2012.
![]()
Bạn Hoàng Hải Linh, học sinh lớp 9A trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Buổi tư vấn sẽ diễn ra vào 14h, thứ Tư ngày 16/5. Độc giả tham gia chương trình xin gửi câu hỏi về địa chỉ thuongmai@vnexpress.net .
Mai Thương
Nguyên Phó Chủ tịch nước, Nguyên Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Bình chia sẻ về mô hình trường Thực nghiệm đã được áp dụng từ những năm sau giải phóng (1975), tuy nhiên để thấy được mô hình này hay, dở chỗ nào thì chưa có đánh giá cụ thể, khoa học.
Bà Nguyễn Thị Bình nhớ lại quãng thời gian còn làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (1976-1987), khi đó Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đồng ý cho Nhà giáo, GS. Hồ Ngọc Đại được thí điểm mô hình trường Thực nghiệm. Tại thời điểm đó, GS. Hồ Ngọc Đại bắt đầu đưa ra những quan điểm mới về giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông và áp dụng những tư tưởng hay, tiến bộ để đưa vào nhà trường.
![]()
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, mô hình trường Thực nghiệm rõ ràng có nhiều ưu điểm, tuy nhiên chưa được đánh giá cụ thể nên chưa thể nhân rộng. Ảnh: Xuân Trung
"Thời đó, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất hoan nghênh những ý tưởng mới, nhưng bên cạnh đó vẫn phải thử nghiệm mô hình xem nó hay như thế nào, tất nhiên chưa thể nhân rộng ngay. Những cái hay, có thể tiếp thu một phần hoặc toàn bộ để đưa vào hệ thống giáo dục chúng ta", Nguyên Phó Chủ tịch nước cho biết.
Theo lời của bà Nguyễn Thị Bình, sau khi áp dụng mô hình thực nghiệm của GS. Hồ Ngọc Đại được mấy năm, có dư luận cho rằng đây là mô hình tích cực, tích cực ở phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, để tổng kết rút ra cái gì thực sự hay, chưa hay ở chỗ nào thì Bộ Giáo dục chưa làm được, và cho tới ngày nay Viện Khoa học Giáo dục và Bộ GD&ĐT cũng chưa làm rõ được.
Nguyên Phó Chủ tịch nước cho rằng, mô hình trường thực nghiệm cũng có yếu tố tích cực như: "Là môi trường thoải mái, dân chủ, cái đó có tác dụng rất tốt cho học sinh tự tin trong học tập, quan hệ thầy trò, bạn bè được tốt hơn".
Tuy nhiên, vì Bộ GD&ĐT chưa có đánh giá cụ thể mang tính khoa học xem hay ở chỗ nào, dở chỗ nào nên chưa thể mở rộng mô hình này. Nguyên Phó Chủ tịch nước nói rất thẳng thắn: "Vì sao mô hình hay thì cần phải có tổng kết khoa học, việc Bộ chưa mạnh dạn cho nhân rộng mô hình thực nghiệm chính là chưa có được tổng kết thực sự khoa học, thực sự rõ ràng, chỉ nói rằng tiếng Việt hay, tốt. Nhưng kết quả hay như thế nào thì chưa thật rõ, còn những môn khác chưa nói là hay. Vì thế cho nên Bộ Giáo dục chưa có chủ trương rõ là như vậy".
Theo bà Nguyễn Thị Bình, một ưu thế của mô hình trường thực nghiệm đó là phương pháp dạy tốt, sĩ số học sinh trong một lớp không đông như các trường khác do vậy có thể chăm sóc các em được tốt hơn.
Trở lại quá khứ của mô hình trường thực nghiệm, theo lời GS. Hồ Ngọc Đại mô hình này đã tồn tại được 35 năm. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại mô hình này theo đánh giá là tiến bộ nhưng cũng chưa có điều tra, nghiên cứu khoa học cụ thể để thấy được tính ưu việt trong nó.
Và, theo bà Nguyễn Thị Bình việc chưa có được đánh giá khoa học của mô hình thực nghiệm có nhiều nguyên nhân, về cơ bản trong việc nghiên cứu khoa học giáo dục chúng ta chưa thực hiện liên tục, chưa theo dõi được vấn đề và chưa đi đến cùng. "Ở đây là bệnh của giáo dục và cũng là bệnh chung của chúng ta, làm cái gì cũng không có nghiên cứu từ đầu, không có sự theo dõi liên tục và đi đến cùng vấn đề", bà Bình bày tỏ quan điểm.
Để áp dụng được các mô hình giáo dục tiên tiến, giúp cho hệ thống giáo dục phát triển cần có một cuộc cải cách giáo dục mang tầm vĩ mô. Về vấn đề này, Nguyên Phó Chủ tịch nước cho rằng, mục tiêu chính của giáo dục Việt Nam chưa nêu được rõ ràng và cụ thể: "Theo tôi, giáo dục phổ thông mục tiêu của nó là giáo dục nhân cách con người, kiến thức chỉ một phần thôi và thông qua kiến thức để giáo dục nhân cách".
Bên cạnh đó, phương pháp tổ chức dạy và học phải thay đổi. Hiện nay có một thực trạng đáng báo động mà theo ý kiến của bà Bình là xã hội đang chạy theo chữ nghĩa nhiều quá nên quên đi giá trị sống. Bà Bình cho rằng, trẻ con từ lớp 1 đã phải chịu sức ép về chuyện thi vào đại học, như thế không khác nào đã vô tình làm hỏng con người của trẻ. Bố mẹ luôn luôn gây áp lực học tập cho con, trong khi đó vấn đề lối sống, nhân văn, kỹ năng sống lại bị xem nhẹ.
Đội ngũ người thầy cũng cần được chú tâm coi trọng, để họ giữ được "lửa", phát huy được "chất" nghề nghiệp của mình một cách toàn diện. Nguyên Phó Chủ tịch nước chỉ rõ: "Hiện nay, chúng ta đào tạo giáo viên vừa giáo dục con người, vừa giáo dục kiến thức nhưng chương trình đào tạo đó chưa phải là tốt lắm. Quan trọng hơn nữa là tạo điều kiện cho người giáo viên yên tâm với nghề, không ngừng nâng cao trình độ của họ để tạo ra sản phẩm chất lượng giáo dục được tốt, nhưng điều này chúng ta còn rất yếu".
No comments:
Post a Comment