>> Hàng trăm người xô đổ cổng trường để xin cho con vào lớp 1
Mua được đơn rồi vẫn lo
Trên diễn đàn web trẻ thơ, tâm sự của một bà mẹ khiến những thành viên tham gia diễn đàn rất đồng cảm: Cầm lá đơn trong tay rồi, mà lòng vẫn chùng xuống, đặt dấu hỏi lớn có qua được ngày đo nghiệm thể chất hay cũng lại hình thức vẽ ra cho những mẹ ngây thơ như mình đây?
![]()
Một mô hình được đưa ra thí nghiệm không nên kéo quá dài thời gian. Nếu hiệu quả thì cần nhân rộng còn nếu không thì phải xóa bỏ
![]()
Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT
Mang sự hồ nghi này hỏi ông Phan Văn Kha - Viện trưởng Viện Giáo dục (cơ quan quản lý trực tiếp Trường PTCS Thực nghiệm) thì nhận được lời khẳng định: "Sẽ không có chuyện tiêu cực. Chúng tôi giao quyền chủ động tuyển sinh cho trường nhưng Viện có chỉ đạo đảm bảo tuyển sinh công bằng, nghiêm túc".
Tuy nhiên, ông viện trưởng cũng tỏ ra rất băn khoăn trong kỳ đo nghiệm của trường này sắp tới: Gần 1.000 cháu đi đo nghiệm mà chỉ hơn 100 cháu được vào là một việc làm bất đắc dĩ. Để các cháu đi đo nghiệm mà trong số 6-7 cháu mới có một cháu vào được trường thì phải làm thế nào để giải quyết vấn đề tâm lý "trượt" trong lần thử sức cho những cháu còn lại.
Ông Kha khẳng định việc đo nghiệm sắp tới sẽ không có yêu cầu gì mang tính chất đánh đố các cháu. Không yêu cầu kiểm tra kiến thức, không cần học sinh phải biết đọc, biết viết, biết làm toán... mà chỉ đo nghiệm về thể chất, các chỉ số IQ, EQ... nên chắc hẳn những cháu được chọn phải có chút may mắn vì có khả năng "trời phú" tương đối toàn diện.
Trước nhiều ý kiến khác nhau của dư luận xung quanh việc tuyển sinh của Trường PTCS Thực nghiệm thời gian gần đây, ông Lê Tiến Thành- Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT bày tỏ: không nên lấy chuyện tuyển sinh của một trường để nói rằng giáo dục đại trà của chúng ta hiện nay đang rất có vấn đề như có ý kiến phát biểu.
Theo ông Thành, trẻ em nên để cho chúng học ở một điều kiện phù hợp. Nhà nước đã lo đầy đủ chỗ học cho học sinh tiểu học, ở đâu có người học thì ở đó có trường học. Tất nhiên, cũng có trường tốt, có trường chưa tốt. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề mà Trường PTCS Thực nghiệm đang thực hiện và được phụ huynh đồng thuận như: phát huy tính tích cực, tính tự quản, tôn trọng tính sáng tạo của học sinh... thì đều là chủ trương chỉ đạo xuyên suốt và quyết liệt của Bộ đối với cấp tiểu học đại trà hiện nay.
Ông Thành cho rằng: "Những cái mới mà mô hình thực nghiệm đang áp dụng chỉ là một phần, còn rất nhiều điều mà phụ huynh muốn cho con vào, đó là một cơ sở vật chất tốt, nằm trên một địa bàn trung tâm, tiện lợi đưa đón, được học 2 buổi/ngày, sĩ số ít, có tiếng tăm. Tôi là người dân bình thường cũng muốn thử xem thế nào. Tuy nhiên, không nên đề cao một mô hình này mà phủ nhận những cái chúng ta đang có. Điều này sẽ gây áp lực cả cho trẻ con".
Một chuyên gia giáo dục ở Hà Nội nói: rất nhiều trường công lập của Hà Nội hiện nay, nếu không phân tuyến tuyển sinh, cũng bán đơn cho tất cả phụ huynh có nhu cầu trên khắp địa bàn thành phố thì chắc chắn việc tuyển sinh cũng căng thẳng không kém Trường PTCS Thực nghiệm.
Ông Kha cũng thẳng thắn: nếu nói trường thực nghiệm tốt hơn, nổi trội hơn hẳn các trường công lập khác thì sẽ là cách nói chủ quan. Trường có những cái được và cả những cái chưa được.
![]()
Xô đổ cổng trường xin cho con vào lớp 1 là một hiện tượng xã hội gây chú ý dư luận trong mấy ngày qua - Ảnh: Ngọc ThắngHơn 30 năm vẫn... thí điểm
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên : "Tại sao Trường PTCS Thực nghiệm thành lập từ năm 1978, đã hơn 30 năm thành lập, được phụ huynh tín nhiệm như vậy rồi mà vẫn chỉ là... thực nghiệm?". Ông Lê Tiến Thành cũng cho rằng: Một mô hình được đưa ra thí nghiệm không nên kéo quá dài thời gian. Nếu hiệu quả thì cần nhân rộng còn nếu không thì phải xóa bỏ. Ông Thành viện dẫn: Luật Giáo dục chỉ quy định có một chương trình, một bộ sách giáo khoa. Từ năm 2000, cả nước thực hiện chương trình sách giáo khoa do Bộ biên soạn nên không thể tùy tiện cho sử dụng các chương trình khác.
Trong khi đó, ông Phan Văn Kha cho biết: Viện chưa đề xuất với Bộ về việc nhân rộng mô hình của trường này vì thực nghiệm giáo dục khác với thực nghiệm khác, "dạy người" là vấn đề phức tạp. Trên cơ sở thực nghiệm của Viện thì Bộ cũng đã cho phép nhân rộng từng bước mô hình công nghệ giáo dục, trước hết là với môn tiếng Việt lớp 1. "Không thể ào ào đại trà được, những gì đưa vào thực nghiệm phải có tổng kết, đánh giá một cách khoa học chứ không phải chỉ bằng cảm tính. Khi chỉ là mô hình của một trường thì sẽ rất khác khi áp dụng đại trà, chỉ có thể tốt nếu điều kiện để thực hiện nó (giáo viên, cơ sở vật chất, phương pháp tổ chức...) phải tương ứng", ông Kha nêu quan điểm.
Trao đổi với PV Thanh Niên , ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết: Hà Nội chưa đăng ký áp dụng mô hình này vì nếu chỉ với môn tiếng Việt cho học sinh lớp 1 thì Hà Nội không gặp phải khó khăn như học sinh các tỉnh miền núi.
Còn ông Thành thì nói: "Hà Nội không đề nghị áp dụng mô hình này và Bộ không ép buộc bất cứ địa phương nào. Nếu đăng ký thì phải chịu trách nhiệm về điều kiện thực hiện như giáo viên, cơ sở vật chất".
Trả lời câu hỏi liệu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 mà Bộ đang chuẩn bị thì công nghệ giáo dục có được đưa vào áp dụng đại trà hay không? Ông Lê Tiến Thành cho rằng: có nên sử dụng đại trà hay không thì Viện là cơ quan thực hiện thử nghiệm sẽ phải có trách nhiệm báo cáo và lúc đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ là người quyết định.
Ông Phan Văn Kha cho hay: Có thể mô hình này sẽ là một trong những lựa chọn mà Viện trình ra cấp quản lý. Tuy nhiên, ông Kha cũng nhấn mạnh: mô hình công nghệ giáo dục chỉ là một phần. Đổi mới chương trình sách giáo khoa thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề khác: chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học...
Đã có 16 tỉnh áp dụng một phần mô hình thực nghiệm
Ông Lê Tiến Thành- Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học- Bộ GD-ĐT cho hay kết quả công nghệ giáo dục vẫn là thành tựu được tiếp tục được thử nghiệm nhưng đã được nhân rộng. Cụ thể là đối với môn tiếng Việt. Một số địa phương xin phép Bộ cho phép đưa công nghệ giáo dục áp dụng vào dạy tiếng Việt lớp 1 đối với học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn về học tiếng Việt, học sinh dân tộc và Bộ đã đồng ý. Năm ngoái triển khai 16 tỉnh, năm nay có thể thêm một số địa phương nữa.
>> Công an phải dìu từng phụ huynh qua cổng
>> Hàng trăm người xô đổ cổng trường để xin cho con vào lớp 1Tuệ Nguyễn
Đến tham dự chương trình có sự góp mặt của các diễn giả: PGS. TS Lê Phan Thị Diệu Thảo - Trưởng khoa Ngân Hàng Quốc Tế trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM ; Ths. Hồ Thúy Ái – Trưởng bộ môn Tài chính quốc tế – Khoa NHQT, Ông Võ Sáng Xuân Vinh, MBA, CFA, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Sài Gòn (Saigon Capital) – Đại diện Ban trù bị thành lập Hội CFA Việt Nam; Bà Nguyễn Hoài Phương, MBA, CFA, Giám đốc điều hành công ty Đào tạo Tư vấn và Đầu tư AFTC; Ông Nguyễn Ngọc Vũ Chương, Chuyên viên Quản lý danh mục đầu tư – Tổng công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC), thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần sữa Vinamilk cùng quý phòng ban, quý giảng viên đến tử các khoa.
PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo – Trưởng khoa Ngân Hàng Quốc Tế, trưởng Ban tổ chức cuộc thi chia sẻ: "Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, các ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu thì việc lựa chọn một cơ hội nghề nghiệp, một vị trí phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường là một thách thức hiện nay của sinh viên nói chung và sinh viên trong lĩnh vực Tài Chính – Ngân Hàng nói riêng. Nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ và có thể có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai, các chuyên gia chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư phân tích tài chính, các thành viên của hiệp hội CFA danh giá đã được mời về để chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm cho các bạn sinh viên đồng thời giới thiệu chương trình học CFA đối với sinh viên".
Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 2/6 đến ngày 15/9, ở vòng loại với hình thức vừa trắc nghiệm, vừa tự phân tích, giải quyết tình huống và viết bài tự luận bằng tiếng Anh. Ban giám khảo chọn ra 30 thí sinh xuất sắc vào vòng bán kết. Thông qua các vòng thi kiến thức chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng báo cáo, thuyết trình… Ban giám khảo sẽ chọn ra các thí sinh xuất sắc nhất đại diện trường tham gia cuộc thi toàn quốc.
Phạm Văn
Lưu bài viết |
![]()
Bản in |
![]()
Gửi bạn bè |
![]()
Lưu yêu thích |
![]()
PDF |
![]()
Phản hồi (0) Chia sẻ
![]()
Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết tổng số hồ sơ ĐKDT của trường năm nay là 15.422 (tăng 3.341 hồ sơ so với năm 2011). Số thí sinh đăng ký thi nhờ vào trường khác đã giảm với 257 hồ sơ.
Theo ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường, số hồ sơ ĐKDT khối C vẫn chiếm số lượng nhiều nhất với 5.203 hồ sơ, tuy nhiên lượng hồ sơ khối C chỉ tương đương năm trước. Trong khi đó khối A và khối D1 lại tăng (khối A: 4.726, khối D1: 3.362). Khối A1 năm đầu tiên được xuất hiện trong kỳ thi của trường có 1.737 hồ sơ. Thống kê theo ngành tổng số hồ sơ ĐKDT của trường cho thấy nhóm ngành luật học chiếm nhiều nhất với 12.658 hồ sơ, ngành quản trị - luật 1.417 hồ sơ và ngành quản trị kinh doanh có 1.110 hồ sơ.
Theo số liệu thống kê của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, tổng số hồ sơ ĐKDT năm nay của trường này là 18.989 (tăng gần 7.000 hồ sơ so với năm 2011). Trong đó, khối B tiếp tục là khối thi có lượng hồ sơ nhiều nhất khi chiếm đến 58% với 10.965 hồ sơ; khối A 6.334 hồ sơ và với 1.690 hồ sơ khối D1 có số hồ sơ ít nhất. Ngoài ra, nhà trường còn nhận được khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký vào các ngành bậc CĐ.
Ngành công nghệ thực phẩm tiếp tục có lượng hồ sơ nhiều nhất với 8.161 hồ sơ (khối B 6.038 hồ sơ, khối A 2.123 hồ sơ). Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm chiếm vị trí thứ hai với 1.526 hồ sơ (khối B 1.130, khối A 396). Nhóm ngành kinh tế cũng chiếm lượng hồ sơ rất lớn: quản trị kinh doanh 1.525 hồ sơ, kế toán 1.232 hồ sơ và tài chính - ngân hàng 1.179 hồ sơ. Những ngành công nghệ chế biến thủy sản 957 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật hóa học 954 hồ sơ... Trong khi đó một số ngành có ít hồ sơ gồm công nghệ chế tạo máy 123 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật môi trường 80 hồ sơ và công nghệ kỹ thuật điện - điện tử chỉ vỏn vẹn 44 hồ sơ.
ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing, cho biết đến nay tổng số hồ sơ của trường là 32.700, tăng gần 700 hồ sơ (trong đó khối A 18.230 hồ sơ, khối D1 14.487 hồ sơ). Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của trường này, ngành quản trị kinh doanh có nhiều hồ sơ nhất, kế tiếp là các ngành tài chính ngân hàng, marketing, quản trị khách sạn...
Riêng ĐH Quốc gia TP.HCM đến hôm qua có hai trường thống kê được số hồ sơ ĐKDT theo ngành, gồm: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), thống kê sơ bộ đến hôm qua nhà trường nhận được 17.944 hồ sơ, tăng khoảng 20% so với năm trước. Trong số 15 ngành đào tạo của trường, công nghệ sinh học vẫn là ngành có số hồ sơ ĐKDT nhiều nhất với 3.167 hồ sơ, kế tiếp là nhóm ngành công nghệ thông tin với 2.702 hồ sơ, ngành khoa học môi trường 2.330 hồ sơ, ngành địa chất có 1.317 hồ sơ, ngành điện tử viễn thông khoảng 600 hồ sơ... Ngành có số hồ sơ ĐKDT thấp nhất của trường là hải dương học với 313 hồ sơ. Riêng ngành kỹ thuật hạt nhân có 647 hồ sơ.
Còn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) nhận được 12.356 hồ sơ ĐKDT (tăng 1.302 hồ sơ so với năm trước). Tổng số hồ sơ ĐKDT khối C của trường là 3.979. Ngành ngôn ngữ Anh có lượng hồ sơ nhiều nhất với 2.100 hồ sơ. Tâm lý học vẫn là một trong những ngành có nhiều hồ sơ của trường. Trong khi hầu hết các trường năm nay đang chứng kiến cảnh khối C bị "mất giá" thê thảm, nhưng ở trường này ngành báo chí và truyền thông lại có lượng hồ sơ ĐKDT khá cao với 1.240 hồ sơ (trong đó khối C 907 hồ sơ). Ba ngành học có số hồ sơ ĐKDT thấp nhất trường dưới 100 hồ sơ là ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Đức và nhân học.
Nhiều biến động
Trong khi đó, nhiều trường cho biết chỉ mới bắt đầu khâu kiểm tra hồ sơ ĐKDT. Theo đó, Trường ĐH Sài Gòn với gần 50.000 hồ sơ, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM khoảng 51.600 hồ sơ (tăng gần 4.000 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận 22.000 hồ sơ (tăng gần 7.000), Trường ĐH Y dược TP.HCM 23.000 (giảm 3.000 hồ sơ), Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM khoảng 6.700 hồ sơ (giảm 1.300 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận 18.360 hồ sơ (tăng khoảng 500 hồ sơ). Đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM từ 82.500 hồ sơ năm 2011 năm nay đã giảm còn 45.600 hồ sơ (gần 50%).
Trong khi đó, nhiều trường cho biết chỉ mới bắt đầu khâu kiểm tra hồ sơ ĐKDT. Theo đó, Trường ĐH Sài Gòn với gần 50.000 hồ sơ, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM khoảng 51.600 hồ sơ (tăng gần 4.000 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận 22.000 hồ sơ (tăng gần 7.000), Trường ĐH Y dược TP.HCM 23.000 (giảm 3.000 hồ sơ), Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM khoảng 6.700 hồ sơ (giảm 1.300 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận 18.360 hồ sơ (tăng khoảng 500 hồ sơ). Đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM từ 82.500 hồ sơ năm 2011 năm nay đã giảm còn 45.600 hồ sơ (gần 50%).
No comments:
Post a Comment