Saturday 24 November 2012

Trung tam danh hoc sinh bang roi may da giam dap len du cac loai luat

Xét về mặt pháp luật, Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên đã vi phạm quyền trẻ em… và luật Giáo dục một cách trắng trợn. Sau khi clip thầy giáo "tra tấn" HS ở Thái Nguyên được đăng tải sáng ngày 20/7, nhiều học sinh đã lên tiếng bênh vực thầy. Chiều cùng ngày, một facebook mang tên "Cựu học sinh của thầy Phạm Minh Tuấn" được thiết lập, cho đến nay đã có khoảng 86 thành viên tham gia. Tại trung tâm dạy thêm này, nam sinh hay nữ sinh đều bị bắt nằm sấp trên bàn để đánh tùy theo mức độ "vi phạm" những quy định kỳ quái.
- Chuyên mục Giáo dục |

Tin liên quan

  • Vụ tra tấn học trò: Chiếc roi mây man rợ
  • Sa thải thầy giáo 'tra tấn' học sinh
  • "Tra tấn" học sinh bằng đòn roi là biểu hiện của sự bất lực
  • Điểm tin nóng sáng 20/7: Thầy giáo 'tra tấn' học sinh dã man ở Thái Nguyên

LTS: Sau khi đăng tải những clip và bài viết xung quanh vụ việc Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên áp dụng hình thức dạy học bằng bạo lực, dùng roi mây đánh đập học sinh bị điểm kém, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được rất nhiều phản hồi và bình luận của độc giả. Dưới đây là bài viết với những dẫn chứng và lập luận sắc sảo của độc giả Thu Phương – giảng viên Trường ĐH Thái Nguyên bình luận về vấn đề này.

Clip thầy dùng hết sức "tra tấn" học sinh tại Thái Nguyên đã gây sự chú ý và làm xôn xao dư luận. Là một người dân Thái Nguyên và cũng là một người trong ngành giáo dục, tôi thật sự thấy bất bình và đau lòng...

Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn  đang vi phạm trắng trợn về quyền trẻ em... và Luật Giáo dục - Ảnh từ Clip


Thứ nhất về "tư cách" của trung tâm do ông Phạm Minh Tuấn đứng ra thành lập tại Thái Nguyên với tên gọi "Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2, tôi xin được có một số ý kiến như sau:

Thâm nhập lớp học "tra tấn" học trò ở Thái Nguyên
Quan chức Quốc hội phản đối cách dạy ra tấn học sinh
Lời thú nhận rùng mình của giáo viên "tra tấn" học trò ở Thái Nguyên
Nên đọc

Theo như quy định của Thông tư số 17/2012/TT – BGDDT ngày 16/5/2012 thay thế Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm thì nguyên tắc người tổ chức lớp dạy thêm học thêm phải có giấy phép hoạt động dạy thêm học thêm do cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn mở lớp dạy thêm học thêm cấp.

Trung tâm cũng cần đảm bảo những yêu cầu về cơ sở vật chất dạy thêm học thêm (Điều 10), người tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm (Điều 9), người dạy thêm (Điều 8)… Những người tham gia dạy thêm phải đảm bảo trình độ chuẩn của nhà giáo như quy định của Luật giáo dục năm 2005 về bằng cấp, chứng chỉ sư phạm trong khi Trung tâm này lại không có giáo viên nào đã từng đứng lớp dạy tại các trường chính quy.

Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 do ông Phạm Minh Tuấn đứng đầu không hề có giấy phép hoạt động. Trong quá trình kiểm tra, trung tâm không xuất trình được giấy tờ hợp pháp liên quan đến việc cho phép mở lớp. Chương trình và giáo án giảng dạy đã cho thấy trung tâm của ông Tuấn không có "tư cách" hợp pháp trong hoạt động dạy thêm học thêm.

Việc không chấp hành quy định của pháp luật đã dẫn đến những hệ lụy rất xấu và việc trung tâm này đặt ra các hình thức "đánh" giúp các em học sinh tiến bộ đã làm xấu đi hình ảnh của người giáo viên nhân dân, gây nên sự bất bình của một bộ phận dân cư trong xã hội.

Một điều rất "sốc" và rất lạ là qua đọc thông tin đăng tải trên một số tờ báo, nhiều phụ huynh, học sinh lại đồng tình với cách dạy "bạo lực" này. Thậm chí, qua bài viết còn gửi lời cảm ơn tới ông Phạm Minh Tuấn.

Các bậc phụ huynh cho giáo viên có thể "đánh" con em mình nếu chúng học kém. Họ cho rằng việc đánh mấy roi "có sao đâu", "đâu đến mức quá đáng" trong khi chính các em học sinh học lại là người "kêu cứu". Những hành vi mà các bậc phụ huynh và nhất là các giáo viên trong Trung tâm tưởng rằng là hiệu quả trong cách dạy học của các giáo viên tại trung tâm lại chính là những hành vi xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật quốc tế và quốc gia bảo vệ.

Vi phạm pháp luật về quyền trẻ em

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Theo nội dung của Công ước tại Điều 19 thì trẻ em có quyền được "Bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột…" Điều 37 cũng nhấn mạnh: "Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm".

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam cũng đã ghi nhận và bảo vệ các quyền này của trẻ em theo hướng phù hợp với điều kiện và thực tế trẻ em tại Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam thì trẻ em là người dưới 16 tuổi "được tôn trọng và bảo vệ cuộc sống của họ, cơ thể, nhân phẩm và danh dự. (Điều 14). "… Tất cả các hành vi xâm phạm đời sống của trẻ em, nhân phẩm, thân thể và danh dự thì được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật (Điều 16).

Cụ thể hơn nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 22 tháng 8 năm 2011, Điều 8, quy định các hành vi "Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em" (khoản 1), "gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em" (khoản 2), "dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác và tinh thần" (khoản 3) là vi phạm Quyền trẻ em.

Những quy định của pháp luật trên đây đối chiếu với những hành vi của ông Thành nói riêng và của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Tuấn nói chung mỗi người chúng ta sẽ thấy được chân tướng của sự vi phạm.


Thực tế việc đứa trẻ càng bị đánh nhiều thì càng hung tợn, lì lợm hơn. Hơn nữa, những hành động "bêu xấu" trước mặt học sinh khác khiến cho các em cảm thấy bị xúc phạm, lòng tự trọng bị tổn thương


Vi phạm Luật giáo dục


Mặc dù đây là cơ sở dạy học ngoài nhà trường, tuy nhiên liên quan đến việc giáo dục cho đối tượng là học sinh thì dù là cơ sở đào tạo nào vẫn phải tuân thủ những quy định chung về giáo dục của Luật giáo dục, về cách dạy học và phương pháp dạy học cũng như những quy định về nhà giáo (trình độ tiêu chuẩn nhà giáo, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo). Trung tâm của thầy Tuấn này có tuân thủ các quy định của pháp luật không?

Điều chưa biết về trung tâm...
Vụ "tra tấn" trò: HS "kêu oan"...
Thầy giáo đánh học sinh: Gia đình ...
Thầy giáo tẩn học sinh...
Nên đọc

Trung tâm sử dụng hình thức "đánh" làm cho học sinh sợ để học tốt. Việc dùng phương pháp dạy học "đánh" này không có trong yêu cầu phương pháp giáo dục phổ thông như Điều 5, Điều 28 Luật giáo dục 2005 quy định. Đây là cách dạy rất phản giáo dục mà trung tâm tự đặt ra cũng như sự ngộ nhân của các bậc phụ huynh về cách hành xử này để giúp con học tốt.

Hành vi "đánh" học sinh vi phạm quy định về nhà giáo. Trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo tại Điều 72, 73 Luật giáo dục 2005 không có quy định nào cho phép giáo viên được "đánh" học sinh. Việc đánh học sinh, chửi mắng học sinh là hành vi bị cấm trong quy định của Luật giáo dục 2005, cụ thể Điều 75, khoản 1 quy định: "Nhà giáo không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học".

Tại Nghị định số 91/2011/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 17/10/2011. Cụ thể hành vi "Đánh đập, xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khoẻ đối với trẻ em" (điểm a , Khoản 1, Điều 13 ); "gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em" (điểm c, Khoản 1 - Điều 13 ); "dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác và tinh thần" (điểm d, Khoản 1, Điều 13 ) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Cơ quan quản lý ở địa phương thiếu trách nhiệm

Việc trung tâm này hoạt động từ lâu trong khi chưa được cấp giấy phép hoạt động cũng cho thấy sự buông lỏng trong quản lý của cơ quan quản lý trực tiếp trung tâm là Phòng GD - ĐT Thành phố Thái Ngyên cũng như Sở GD - ĐT Thái Nguyên. Việc ông Bùi Đức Cường - Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Bước đầu, xác định Trung tâm mới chỉ đang trình hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động nhưng chưa được hoạt động". Điều này càng cho thấy trung tâm của ông Tuấn đã vượt mặt các cơ quan chức năng để hoạt động trái pháp luật và theo đó tôi thấy rằng cần có sự kiểm tra và xem xét trách nhiệm để xử lý hành vi của ông Tuấn một cách nghiêm khắc.

Bên cạnh đó cần kiểm điểm lại công tác quản lý, cơ quan quản lý giáo dục tại Thái Nguyên

Thực tế việc đứa trẻ càng bị đánh nhiều thì càng hung tợn, lì lợm hơn. Hơn nữa, những hành động "bêu xấu" trước mặt học sinh khác khiến cho các em cảm thấy bị xúc phạm, lòng tự trọng bị tổn thương. Không có một cách học nào chung cho tất cả mọi thời đại nhưng mỗi gia đình cần làm tốt vai trò dạy bảo các cháu về nhân cách, đạo đức và ý thức tự lập. Tôi rất khuyến khích việc mở các trung tâm dạy thêm nhưng những trung tâm này phải hoạt động đúng pháp luật, quy tụ được các thầy cô có trình độ vững vàng và phương pháp giáo dục khoa học, lành mạnh.

Sự việc trên như một con sâu làm rầu nồi canh đã làm xấu đi hình ảnh người giáo viên nhân dân. Tôi mong muốn và tin tưởng rằng các cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng điều tra làm rõ vi phạm và có những biện pháp xử lý kiên quyết với trung tâm này để tránh những hiện tượng đáng tiếc như vậy xảy ra.


Nguồn : giaoduc.net.vn
Từ khóa bài viết:

"Trung tâm đánh học sinh bằng roi mây đã giẫm đạp lên đủ các loại luật": pháp luật , Thái Nguyên , luật Giáo dục , tra tấn học sinh , thầy giào

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Thầy đánh trò; trò gọi người nhà đánh thầy... ngất xỉu
  • "Đánh HS là sự bất lực của nền giáo dục"
  • Điểm tin nóng sáng 21/8: Cả trăm xe máy bị 'đinh tặc' ở trung tâm thủ đô
  • Blog Ngô: Vì đâu phải học bằng… roi?
  • Điểm tin nóng sáng 20/7: Thầy giáo 'tra tấn' học sinh dã man ở Thái Nguyên
  • Điểm tin nóng chiều 20/8: Học sinh lớp 11 tông CSGT bay cao hơn 1m
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • 40 sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân nhận học bổng Sumitomo
  • Gian nan nhận lại học phí miễn giảm
  • Sinh viên trường danh tiếng phải đi cọ toilet
  • Cử nhân 2 năm rút gọn tại Cambridge, Anh
  • Thêm đối tượng được tuyển thẳng vào đại học
  • Thêm đối tượng được tuyển thẳng vào ĐH

Tin tiếp theo

  • 24/11 Những phát ngôn ấn tượng tại nghị trường
  • 24/11 Trung Quốc phát hành trái phép bản đồ "thành phố Tam Sa"
  • 24/11 Từ năm 2015, tiêu thụ xăng E5 trên toàn quốc
  • 24/11 Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi "hiểm độc" mới của Trung Quốc
  • 24/11 Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi "hiểm độc" mới của Trung Quốc
  • 23/11 Châu Á chịu tác động gì từ chiến lược mới của Mỹ

Saturday 17 November 2012

Giao trinh lau tran lan o lang Dai hoc

Sách in lậu không chỉ giấy xấu, nhiều lỗi chính tả mà còn gạch xóa lem nhem. Tuy nhiên, chủ các cửa hàng sách lậu và sinh viên cho rằng, mua sách như thế không sao, vì chỉ dùng một lần, lười đọc. Mặc dù đã gần đến ngày khai giảng nhưng theo thông tin từ Trường ĐH Phan Chu Trinh (TP Hội An, Quảng Nam), đến nay trường chỉ nhận được khoảng 60 hồ sơ nhập học. Các bạn nhỏ ơi, chúng ta cùng đếm ngược đến buổi offline của Ngôi Sao Nhí 2012 nhé! Còn các gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng vé mời để tham dự offline chưa? Các bé yêu hãy chờ đợi những điều bất ngờ trong ngày hội sắp tới của Ngôi Sao Nhí nhé!
- Chuyên mục Giáo dục | Chuyện học đường |

Tin liên quan

  • Tấp nập chợ sách lậu
  • Lãi khủng từ buôn bán sách lậu
  • Thu giữ hơn 10.000 cuốn sách lậu, sách giả

Chống sách lậu: Bao giờ?
Sách lậu "làm mưa, làm gió"..
Sách lậu "tung hoành" vì "chạm dưới đụng trên"
Nên đọc

Những cuốn sách lậu được in sao trái phép và bán tràn lan trước các cổng trường tại làng Đại học đã tồn tại nhiều năm nay. Những người mua và bán chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà không biết rằng mình đang vi phạm pháp luật vì xâm hại sở hữu trí tuệ.

Sách lậu, sách giả dễ mua hơn sách thật

Rất dễ để tìm mua giáo trình lậu ở làng Đại học (quận Thủ Đức, TP.HCM). Có nhiều người gọi đây là "thành phố của tri thức", nhưng điều đáng ngạc nhiên là tại một khu vực rộng lớn với nhiều trường đại học, tập hợp hàng chục ngàn sinh viên như vậy nhưng chỉ có 5-6 hiệu sách để phục vụ cho nhu cầu đọc.

Tất cả các hiệu sách và các tiệm photocopy tại làng Đại học đều có bán giáo trình. Giáo trình được photocopy lại, đóng bìa mỏng rồi đem ra bày bán công khai tại các cổng trường.

Tại cổng trường Đại học KHXH&NV;, một phụ nữ chừng hơn 40 tuổi bày ra một gian hàng lưu động, vừa bán giáo trình vừa bán … nước giải khát. Trên gian hàng của bày bán đủ loại sách về phục vụ cho các môn Triết học, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Kinh tế chính trị, Tâm lý học đại cương, Tư tưởng hồ Chí Minh, Lịch sử Báo chí Việt Nam, Lịch sử Văn minh Thế giới… Chỉ bằng quan sát thôi cũng có thể thấy bà rất đắt hàng. Sách in lậu được một thanh niên đi xe máy chuyển đến liên tục.

Một gian hàng bán giáo trình lậu lưu động trước cổng trường Đại học KHXH&NV;
Sách được chủ gian hàng chuyển về liên tục

Một chủ hiệu sách ở gần khu vực trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết: "Giáo trình ở đây in ra còn không kịp bán. Vào đầu mỗi học kì, sinh viên mua nhiều lắm. Mình đặt hàng ở các tiệm photocopy rồi cứ thế mang về bán, không sợ ế".

Bà chủ này lý giải việc bán chạy trên là vì lý do sinh viên ngại mua sách của các nhà xuất bản do giá cao hơn giá sách in sao

Chống sách lậu: có con gái đẹp, phải biết bảo vệ
Đột kích xưởng gia công 10.000 cuốn sách lậu giữa Hà Nội
Lật tẩy những kiểu lách luật, lừa đảo của giới sách lậu
Sách lậu lộng hành!
Nên đọc

lậu. Được biết, để có một cuốn sách, nhà sách phải bỏ chi phí tìm kiếm ý tưởng, trả phí bản quyền, nhuận bút, biên dịch, biên tập, thiết kế, chế bản, in ấn và phát hành đến tay người đọc. Các sạp hàng này chỉ mất tiền photocopy, không phải chịu bất kỳ các khoản phí nào khác về vận chuyển, tác quyền, thuế… nên giá đương nhiên là sẽ rẻ hơn.

Giá cả rẻ đi đôi với chất lượng sách kém. Chúng tôi thử mua hai quyển sách Tâm lý học đại cương (của Khoa Giáo dục học trường Đại học KHXH&NV;) và cuốn Cơ sở Văn hóa Việt Nam (của tác giả Trần Ngọc Thêm) để tìm hiểu. Sách có lẽ đã được photo rất nhiều lần, mực lem nhem trên giấy. Chất lượng giấy rất xấu, khác hẳn với những cuốn sách gốc.

"Bọn trẻ đọc một lần rồi thôi. Quan trọng gì đâu. Sinh viên bây giờ cũng lười đọc lắm", một người bán sách gần trường Đại học Khoa học Tự nhiên quả quyết.

Sách lậu bị photo nhiều lần trên giấy xấu nên lem nhem, chữ mờ và khó đọc.
Nhiều đoạn còn bị gạch xóa ngay trong sách

Theo Tuấn Anh, đúng như các chủ cửa hàng đã nhận định, việc sinh viên mua sách giáo trình chủ yếu là vì lý do kinh tế . Tuy nhiên, chất lượng sách lậu cũng ở mức độ "hên xui".

"Có nhiều cuốn sách em mua về, bìa in một đằng, nội dung một nẻo. Thậm chí, nhiều cuốn sách do được người in lậu đánh máy lại, sai chính tả nhiều không kể xiết", Tuấn Anh cho biết.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh đang mua sách gần đó cho biết thêm: "Thực ra chúng em cũng có thể mua sách ở thư viện trường, nhưng phần vì giá đắt, phần vì em…không có thói quen đi thư viện, nên cũng ngại. Đi học về, em ghé đây mua cho rẻ".

Có thể thấy, với số lượng hàng chục ngàn sinh viên có nhu cầu, cùng với tâm lí "ngại" mua sách có bản quyền như vậy, việc sách giáo trình lậu được tự do "hoành hành" ở đây cũng không có gì khó hiểu.

Một nhà sách lớn nằm trong làng Đại học có bán giáo trình, nhưng rất vắng khách.

"Sách lậu tàn phá cơ hội phát triển tri thức"

Ngăn chặn nạn in lậu, in giả...
Mua sách điện tử với giá 2.000..
Sau khai giảng: Sách tham khảo lên ngôi
Quản lý thị trường sách: Vẫn... bất lực
Nên đọc

Theo khảo sát, hầu hết các chủ tiệm sách tại làng Đại học đều chỉ mơ hồ hiểu rằng, họ in sách chỉ là để kiếm ít đồng lãi chứ không hề biết việc mình làm có đúng quy định pháp luật hay không. Trên thực tế, theo nhiều sinh viên, thậm chí các sinh viên khóa trước cũng in sách giáo trình cũ để bán rong cho sinh viên khóa sau và gặp không ít phản ứng của chính các thầy mình, khi họ nhìn thấy sách của họ bị in sao và bán rong mà không có bất cứ một sự cho phép nào.

Theo bạn Phan Quốc Hiệu (Khoa Báo chí & truyền thông, Đại học KHXH&NV;): "Thường thì ở mỗi môn học, các giảng viên thường lên lớp mới yêu cầu sinh viên mua các loại giáo trình tham khảo. Cũng cùng một môn học, nhưng các giảng viên có thể yêu cầu các loại giáo trình khác nhau, chứ không phải môn học nào cũng có một giáo trình thống nhất. Do đó, việc mua sách giáo trình lậu, ngoài việc không đảm bảo chất lượng  thì cũng chưa chắc đúng với yêu cầu của giảng viên".

Giáo trình lậu, muốn sách gì cũng có.

Chúng tôi mua một cuốn sách Tâm lý học đại cương do Khoa Giáo dục học, Đại học KHXH&NV; biên soạn với giá 13.000 đồng tại cổng trường Đại học KHXH&NV;, thậm chí, cơ sở photocopy cuốn sách này còn để hẳn lại số điện thoại quảng cáo trên sách.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, trưởng khoa Giáo dục học trường Đại học KHXH&NV; TP.HCM, một trong những người tham gia biên soạn cuốn sách trên cho biết: "Đây là một cuốn giáo trình đã có từ hơn 10 năm nay, từ ngày mới thành lập khoa, các thầy cô biên soạn sách và bán giá thấp để các em sinh viên có điều kiện mua đọc. Hiện nay, cuốn sách này chỉ còn giá trị tham khảo vì khoa đã giảng dạy bằng nhiều giáo trình mới hơn".

Rất khó để tin tưởng những cuốn sách được in lem nhem thế này.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học KHXH&NV; cho rằng, ý thức về tôn trọng bản quyền trí tuệ của cả người làm sách lậu để bán và người mua. Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông khẳng định: "Không thể nào chấp nhận hành vi làm lậu sách, vì nó tàn phá cơ hội phát triển tri thức".

Theo luật sư Phạm Đình Bắc, đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai, pháp luật nước ra quy định rõ về việc các tác giả được bảo hộ quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình tho Luật sở hữu trí tuệ. Theo điều 170b Bộ luật hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi in sao sách lậu trái phép có thể bị xử lí hình sự với mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù.

Hài hước phiên âm sách giáo khoa
Chuyên gia mổ xẻ thực trạng sách giáo khoa
Tràn lan sách giáo khoa lậu
Vài lỗi không nhỏ trong sách giáo khoa sử
Nên đọc

Đ.S


Nguồn : Bưu điện Việt Nam
Từ khóa bài viết:

"Giáo trình lậu tràn lan ở làng Đại học": sinh viên , học sinh , học tập , chi phí , giá trị , quảng cáo , photo , lậu , hình phạt , in ấn , giáo trình , hiệu sách , , chuyện học sinh , thủ khoa đại học ,

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Bến tình sinh viên lộ thiên làng Đại học Thủ Đức
  • Làng đại học 'rục rịch' di cư lên mạng xã hội
  • Nhiều đại học rục rịch xét tuyển bằng điểm sàn
  • Tự chủ Đại học phải gắn với trách nhiệm
  • Tiền đề cho cải tổ giáo dục Đại học
  • Cải tiến cách thi ở đại học để hạn chế tiêu cực
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Giáo trình lậu tràn lan ở làng đại học
  • Kẻ gian giả phụ huynh trộm tiền học phí
  • Tân sinh viên từ ngôi nhà côi cút
  • Câu chuyện cảm động của nữ sinh mồ côi đậu Đại học
  • Những học sinh mồ côi đậu đại học
  • Cò phòng trọ lộng hành

Tin tiếp theo

  • 13/09 Hà Nội thanh tra việc quản lý, sử dụng sổ đỏ
  • 13/09 Thuế thu nhập cá nhân phải hợp đạo lý
  • 12/09 Bảo tàng hơn 11.000 tỷ: Vết xe đổ?
  • 12/09 Chủ tịch Quốc hội: '9 triệu đồng chưa phải thu nhập cao'
  • 12/09 Trung Quốc mở rộng tuyến du lịch trái phép ở Biển Đông
  • 12/09 Những câu nói gây sốc của ban tổ chức Giọng hát Việt

Saturday 10 November 2012

Gap Hoa Trang nguyen cuc gioi mon Tin hoc

Trong số những gương mặt tiêu biểu nhận giải thưởng Hoa Trạng nguyên năm 2012, Vũ Đình Quang Đạt gây ấn tượng mạnh với bảng thành tích "khủng" mình đã đạt được ở bộ môn Tin học. Với tư cách là nhà khoa học giáo dục, tôi có thể nói hiện nay hệ thống giáo dục của chúng ta rất lạc hậu, không những về chương trình mà còn về phương pháp, quan điểm giáo dục. Chúng ta chưa nhìn nhận đúng vai trò của lao động sư phạm để đào tạo, chăm sóc giáo viên chu đáo, giúp họ yên tâm làm việc một cách chuyên nghiệp. Có quá nhiều phong trào này khẩu hiệu kia, chúng ta đang cào bằng, bắt học sinh chui qua cùng một lỗ kim. Thời điểm này không phải là lúc "an ủi - động viên" hay "chỉ trích - phẫn nộ" món "Canh gà Thọ Xương" vì đó chỉ là một giọt nước cuối cùng làm tràn ly sự phẫn nộ của quần chúng đối với ngành giáo dục .
- Chuyên mục Giáo dục | Chuyện học đường |

Tin liên quan

  • Hoa Trạng Nguyên đồng hành mùa thi
  • Nhật ký của "Trạng nguyên"
  • Tôn vinh gần 800 Hoa trạng nguyên khu vực phía Nam năm 2011

Năm 2009, Vũ Đình Quang Đạt giành giải Khuyến khích về giải toán trên máy tính cầm tay toàn quốc và giải Nhất Tin học trẻ toàn quốc. Năm 2010, cậu bạn đoạt giải Ba về giải toán trên máy tính cầm tay toàn quốc và giải Nhất học sinh giỏi quốc gia Tin học năm 2010. Năm nay, Đạt rinh Huy chương Bạc Olympic Tin học quốc tế vừa diễn ra tại Ý.
Hiện là học sinh lớp 12A2 Tin, Trường THPT chuyên KHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội, Đạt vinh dự được nhận giải thưởng Hoa Trạng nguyên năm 2012. Với bảng thành tích dày đặc về bộ môn Tin học và giải toán trên máy tính, Quang Đạt trở thành cậu học sinh "tâm điểm" của trường và được các em học sinh lớp 10 và lớp 11 rất thán phục.
Yêu thích và đam mê bộ môn Tin học từ năm lớp 8, Quang Đạt nung nấu ước mơ thi vào trường THPT chuyên KHTN của Trường ĐH Quốc gia Hà Nội để có cơ hội tìm hiểu và học hỏi sâu thêm về môn học này. Tin học đến với Đạt như một cơ duyên trời định khi người anh họ đã tặng cho cậu cuốn sách "Ngôn ngữ lập trình Pascal" - đó là những kiến thức đầu tiên cuốn hút cậu một cách kì lạ.
Đạt kể: "Ngày đó chưa hiểu gì cả nhưng em càng đọc thì lại càng thấy thích và muốn tìm hiểu khám phá nó ngay lập tức. Chính những kiến thức trong cuốn sách đó là động lực đầu tiên thôi thúc em tìm đến với môn Tin học".
Vũ Đình Quang Đạt chụp ảnh lưu niệm tại Ý khi tham dự Olympic Tin học quốc tế năm 2012.

Kể từ đó, cậu học trò quê gốc Quảng Ninh quyết tâm ngày đêm đèn sách để thi cho được và lên thủ đô học. Trong gia đình có

Hoa Trạng Nguyên là giải thưởng thường niên do Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Tân Tạo và Sở GD-ĐT các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức. Giải thưởng được bắt đầu từ năm 2008 nhằm tôn vinh những gương mặt học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi. Năm nay cả nước có 1.000 học sinh được trao giải thưởng này.

bố làm kỹ sư còn mẹ ở nhà lo công việc nội trợ, một mình Đạt yêu thích và đam mê Tin học mà không có ai chỉ bảo hay hướng dẫn. Nhưng Đạt vẫn học tốt và đạt nhiều thành tích đáng nể kể từ khi vào học tại trường chuyên KHTN dù những ngày đầu làm quen với môn Tin học, em gặp không ít khó khăn song em đã vượt qua với lòng say mê thực sự.

Nhớ lại khoảng thời gian cách đây hơn 1 năm, Đạt kể: "Năm bắt đầu vào lớp 11, em hay làm sai bài tập thầy cho lắm nên cũng xấu hổ với bạn bè xung quanh. Ban đầu em còn lúng túng không hiểu vì sao mình làm sai, nhưng rồi dần dần lấy lại bình tĩnh và xem xét kĩ để sửa. Sau đó, mỗi khi làm bài em phải xem đi xem lại cẩn thận từng bước một để tránh sai sót". Nhờ tính cẩn thận và cần cù chăm chỉ, Đạt đã không phụ lòng các thầy cô giáo bằng những thành tích đáng nể đã đạt được.

Đạt chia sẻ, sau này em muốn được làm lập trình viên thiết kế những phần mềm ứng dụng thông minh mang lại hiệu quả cao. Qua Dân trí, Đạt muốn gửi gắm lời khuyên đối với học sinh các trường THPT không chuyên là nên nắm vững những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến môn Tin học. Đối với các bạn học chuyên thì nên học sâu và hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình và thuật toán vì sẽ giúp ích trong các kì thi quốc gia và quốc tế.
Thi tú tài theo kiểu... chọn Trạng nguyên tại..
800 sinh viên khối an ninh thử tài trạng nguyên
Trao giải "Trạng Nguyên nhỏ tuổi" và "Nét chữ - Nết người"
"Bí kíp" thành công của các Trạng nguyên.
Nên đọc

Phạm Oanh


Nguồn : dantri.com.vn
Từ khóa bài viết:

"Gặp "Hoa Trạng nguyên" cực giỏi môn Tin học": , bảng thành tích , môn Tin học , Hoa Trạng nguyên , Vũ Đình Quang Đạt

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Những ngôi sao cực kỳ mê tín
  • HOT: Sợ gặp họa, Hà Lan cấm Robben đá penalty
  • Thủ khoa 29,5 điểm Học viện Quân y: "Chọn ngành Y vì mong được cứu người"
  • Cậu bạn cực cá tính của Olympic Vật lý 2009
  • Điểm tin nóng chiều 4/10: Kết luận chính thức về tin đồn sinh vật lạ trong sữa Mộc Châu
  • Bộ não đặc biệt của nhà sử học Thomas Carlyle
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Trẻ mắc bệnh tâm lý nếu dùng điện thoại di động quá sớm?
  • Muốn trẻ giỏi, ép học không phải là cách giải quyết
  • Giáo viên "rơi bút", học sinh mù mắt
  • Tiếng Anh dành riêng cho người đi làm
  • Nhận bằng tốt nghiệp sau hơn 40 năm dùi mài kinh sử
  • Trẻ em nghèo vượt hồ tìm con chữ

Tin tiếp theo

  • 16/10 2013: Đề xuất chưa tăng lương do khó khăn ngân sách
  • 16/10 Trung Quốc chỉ trích Nhật lôi kéo các nước
  • 16/10 Phá băng bất động sản
  • 15/10 Bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
  • 15/10 Trùm đầu nậu kỳ nam: Bí kíp trần ai
  • 15/10 Nhật vận động châu Âu ủng hộ lập trường về Senkaku

Related posts