- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |
Tin liên quan

- Móng vững chắc thì "biệt thự" giáo dục đại học mới không bị đổ
- Cần đẩy mạnh việc đánh giá, kiểm định chất lượng hệ thống giáo dục đại học
- Xác định rõ trách nhiệm kiểm định chất lượng giáo dục đại học
- Dự thảo Luật Giáo dục đại học: "Từ lươn chuyển thành rồng!"




Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết các nhà đầu tư được phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài và liên doanh, nhưng xu thế đầu tư xây dựng trường mới không nhiều, chỉ có liên kết đào tạo là phát triển sôi động. Đơn giản là vì, với nhà "xuất khẩu", đây là con đường đầu tư ít vốn, lợi nhuận cao. Còn với người "nhập khẩu", vì chưa chuẩn bị tốt về thể chế, nguồn lực và hạ tầng và vì cả những lợi ích trước mắt, đã chấp nhận nhập hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng rởm. Thực tế những năm qua cho thấy, bên cạnh một số trường ĐH và CĐ nước ngoài xây dựng những chương trình du học tại chỗ hoặc từ xa tại Việt Nam với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu cấp thiết và cung cấp một nền giáo dục có chất lượng với chi phí thấp nhất có thể được, còn có không ít những cơ sở chỉ nhìn thấy đây là cơ hội vàng cho họ kiếm món lời khổng lồ từ một thị trường đầy triển vọng với nguồn tuyển sinh dồi dào và chi phí đào tạo thấp. Tại các cơ sở đào tạo trong nước, chương trình liên kết đang trở thành "mốt". Hầu hết trường ĐH, CĐ đều có chương trình liên kết, có đơn vị bắt tay với 20-30 ĐH nước ngoài. Không chỉ có các trường ĐH mà nhiều cơ sở thuộc các bộ, ngành khác cũng đang ồ ạt liên kết, hợp tác đào tạo quốc tế, thậm chí một số cơ quan không có chức năng đào tạo cũng liên kết đào tạo với nước ngoài.
Có nghĩa là liên kết đào tạo ĐH với nước ngoài đã và đang diễn ra một cách ào ạt, xô bồ. Phải công nhận rằng, liên kết đào tạo là một trong những cách làm sáng tạo để giúp ước mơ đẳng cấp quốc tế của nhiều trường có thể trở thành hiện thực. Thông qua các chương trình liên kết, trường ĐH mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ từ các nền giáo dục phát triển gắn chặt với việc bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ; xây dựng những ngành học mới; học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu về quản lý giáo dục; đổi mới, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của các trường đối tác và mang lại nguồn thu không nhỏ... Với ngành giáo dục cũng như xã hội, ở mức độ khác nhau, liên kết đào tạo đã góp phần đổi mới GD ĐH, tạo tiền đề tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của số đông học sinh, sinh viên, cán bộ. Liên kết đào tạo quốc tế cũng góp phần hạn chế trào lưu du học nước ngoài của sinh viên Việt Nam, phát triển du học tại chỗ. Nhưng mục tiêu chính và "sạch" của liên kết đào tạo quốc tế là làm cho các đối tác Việt Nam mạnh hơn, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, có đạt được không? Con số mà kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ vừa công bố đã rõ câu trả lời. Số đối tác được xếp thứ hạng cao trong khu vực và thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay và không hiếm đơn vị "học tập" cơ sở đào tạo trình độ thấp hơn mình. Không có gì biện minh cho việc làm này ngoài lý do lợi nhuận và cả tiếng tăm mà các chương trình liên kết đem lại. Nhiều trường khi liên kết với nước ngoài chỉ để ý đến khả năng liên kết, lợi ích thu được chứ không đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu... nên không chỉ "mở cổng thành" cho những chương trình kém chất lượng mà cả những trường ĐH chỉ có trên danh nghĩa đã và đang ra vào nước ta. Để "chiều" người học và thuận lợi cho việc chiêu sinh, dù phương thức liên kết khá đa dạng nhưng các chương trình liên kết đều có chung một số đặc điểm: "đầu vào" mở rộng hết cỡ, chỉ cần tốt nghiệp THPT là được chấp nhận nhập học; trình độ ngoại ngữ thì có thể "du di", có thể học bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt; "đầu ra" khá thoải mái với bằng cấp "xịn". Rõ ràng, hiện đang thiếu một tổ chức độc lập thực hiện việc đánh giá và kiểm soát chất lượng trong khi cả hai đối tác Việt Nam và nước ngoài đều muốn tuyển sinh nhiều hơn thay vì phải bảo đảm chất lượng nên với các điều kiện bảo đảm chất lượng ấy thì "sản phẩm" khó được như hàng nội dù được dán mác ngoại.
Khai thác cơ hội, vượt qua thách thức, tăng cường lợi ích và giảm thiểu rủi ro bằng cách đề ra những chính sách và biện pháp





Văn hóa và giáo dục trong toàn cầu hóa khác hẳn trong kinh tế. Nhiều chuyên gia đã nói rằng, thế giới có thể "phẳng" về kinh tế và công nghệ nhưng không thể "phẳng" về văn hóa và giáo dục. Bởi thế, hội nhập quốc tế về giáo dục nói chung, liên kết đào tạo quốc tế nói riêng phải làm cho giáo dục Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, vững chắc về chất lượng, nhưng quan trọng hơn là phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước, bảo đảm mục tiêu phát triển con người toàn diện cũng như tính ưu việt của chế độ xã hội ta: giáo dục là quyền và lợi ích của nhân dân.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: Tự chủ cần gắn với trách nhiệm giải trình
Móng vững chắc thì "biệt thự" giáo dục đại học mới không bị đổ
Cần đẩy mạnh việc đánh giá, kiểm định chất lượng hệ thống giáo dục đại học
Xác định rõ trách nhiệm kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Kim Thoa
Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm
-
Giáo dục đại học - Không thể "mở cổng thành" cho hàng rởm
-
Nuôi ước mơ vào đại học bằng chân gỗ, mắt mờ
-
Sĩ tử lỡ thi đại học vì sốt xuất huyết
-
Giảng viên Đại học trải lòng về một nữ sinh bán thân (Kỳ 11)
-
Giảng viên Đại học trải lòng về một nữ sinh bán thân
-
Cậu bé bán báo dạo đậu 3 trường đại học
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top
Tin mới nhất
-
231 trường đã công bố điểm: ĐH Hà Nội có 193 điểm 0
-
230 trường đã công bố điểm: ĐH Hà Nội có 193 điểm 0
-
CĐ Công nghiệp Hưng Yên, CĐ Công nghiệp Cẩm Phả công bố điểm
-
228 trường đã công bố điểm: ĐH Hà Nội có 193 điểm 0
-
Điểm chuẩn Bách khoa Hà Nội tăng từ 0,5-3 điểm
-
Những bài Văn gây sốc về "mê muội thần tượng"
Tin tiếp theo
-
31/07 Vụ giết bé gái 4 tuổi: Bố hung thủ nghi có ai đó đã bỏ thuốc vào rượu
-
31/07 "Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc"
-
31/07 Trung Quốc toan tính quân sự gì ở Biển Đông?
-
31/07 Khách Việt vào casino bằng cửa nào?
-
30/07 Đường lưỡi bò 'bò' ở đâu ra?
-
30/07 Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông?
Từ khóa bài viết:
No comments:
Post a Comment