Sunday, 17 June 2012

Bo ap luc de thanh cong

Khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, các em đã hoàn thành giai đoạn một của vượt vũ môn, tuy nhiên kỳ thi đại học sẽ khó khăn hơn nhiều. Xung phong thi học sinh giỏi Toán SGTT.VN - Nhằm giúp học sinh biết cách điều tiết cảm xúc bản thân trong văn hóa ứng xử ở nhà trường và ngoài xã hội, tránh bạo lực học đường, trang bị thêm những kỹ năng sống và kiến thức văn hoáđể hội nhập tốt với cuộc sống hiện đại... báo Sài Gòn Tiếp Thị và công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn phối hợp tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: "Văn hóa ứng xử học đường".

Giai đoạn hai là cuộc đọ sức đòi hỏi sự toàn diện. Do đó, áp lực từ nhiều phía thường dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Mỗi thí sinh phải huy động sức mạnh tổng lực từ thể chất, tâm lý đến trí tuệ để sẵn sàng vượt qua lần thử thách này.

Bài học kinh nghiệm từ nhiều năm qua cho thấy, không ít thí sinh học khá, giỏi, thậm chí có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia nhưng vẫn không đỗ đại học. Nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp là do vấn đề tâm lý.

Nhiều chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục cho rằng việc giảm sút trí nhớ, chú ý, lo âu, hoảng loạn, tư duy kém linh hoạt… xảy ra khi các em thiếu sự vững vàng tâm lý. Vì vậy, sự chuẩn bị chu đáo trước kỳ thi rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế, một số ít phụ huynh và thí sinh chỉ quan tâm chủ yếu về mặt thể lực mà quên vấn đề trọng điểm là tâm lý vững vàng.

Cha mẹ nên là chỗ dựa tinh thần cho con cái trong mọi kỳ thi. Ảnh minh họa

Bao giờ cũng vậy, dù bình tĩnh đến mấy thì cận kề ngày thi đại học, bản thân các em luôn mang nặng tư tưởng phải nhồi nhét kiến thức. Các em thường thay đổi cơ bản cách sinh hoạt hàng ngày, kiểu "học ngày cày đêm", học "quên ăn quên ngủ". Điều này không mang lại hiệu quả tích cực. Về mặt khoa học, lượng kiến thức chỉ được "tiêu hóa" hết khi nó phù hợp với năng lực của bản thân. Ngược lại, khả năng dung nạp có hạn khi khối lượng quá nhiều.

Các nhà tâm lý luôn khuyên cha mẹ học sinh chia sẻ với con nhiều hơn vào thời điểm cận kề ngày thi đại học. Cha mẹ hãy luôn biết làm điểm tựa để cùng con tháo gỡ những khó khăn trong học tập và cuộc sống thường ngày. Phụ huynh trao đổi cùng con những câu chuyện mang tính giải trí, xem một bộ phim hài, nghe một đĩa nhạc hay. Nếu có thể cha mẹ nên đi bộ với con sau những thời gian học tập căng thẳng. Sự yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp các em bình tĩnh, chủ động, tự tin hệ thống lại kiến thức.

Điểm lưu ý rằng, cha mẹ không nên nói chuyện nhiều về học hành, thi cử, vì nếu như vậy có thể vô hình chung tạo ra áp lực tâm lý. Cha mẹ không nên ra điều kiện cho con, chẳng hạn: "Con phải thi đỗ trường này, học trường kia; nếu đỗ đại học cha mẹ sẽ cho con mọi thứ; thi đỗ để rạng danh dòng tộc…".

Cha mẹ hãy đóng vai là người bạn đồng hành thân thiết, giúp con có một kế hoạch hoàn hảo giữa học và nghỉ ngơi, cho con thưởng thức những món ăn bổ ích và đặc biệt chuẩn bị một tâm lý vững vàng để học sinh có thể sẵn sàng vượt qua khó khăn trước mắt.

Phụ huynh nên giúp con hiểu và thống nhất quan điểm: đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời; IQ không còn là chỉ số đánh giá toàn diện sự thành công của con người. Theo tôi, tấm bằng đại học chỉ là mảnh giấy thông hành, còn cuộc sống, tương lai sau này sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực, và cả cơ may của các em.

Quá kỳ vọng có thể dẫn đến thất vọng là bài học đắt giá cho nhiều phụ huynh lẫn học sinh. Tôi tin rằng kỳ thi sắp đến, nếu như cha mẹ làm tròn vai là nhà tư vấn, những người bạn, thay áp lực bằng niềm vui thì cơ hội thành công của học sinh sẽ cao hơn.

Từ ngày 13/4 đến 31/5, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi viết "Mật mã mở cánh cửa đại học" để chia sẻ những trải nghiệm thật của mình trong suốt quá trình học tập, rèn luyện để tham gia kỳ thi đại học; truyền đạt lại những kiến thức nền tảng cho học sinh để có một bài thi tốt, đồng hành cùng các bạn trong việc lựa chọn khối, trường học phù hợp với học lực bản thân...

Các tác phẩm dự thi do độc giả VnExpress.net gửi về được thể hiện dưới dạng bài viết trên Word (không quá 1.500 từ) bằng tiếng Việt có dấu. Ảnh minh họa cho bài viết (được gửi file đi kèm, ảnh được nhận dạng có đuôi JPG), không "dán" vào Word và phải có chú thích rõ ràng.

Người dự thi gửi bài thi theo mẫu, xem tại đây .

Bài dự thi gửi về địa chỉ: duthi@vnexpress.net .


Nguyễn Văn Công


Kể về tuổi thơ cắp sách đến trường trong cái nghèo đói ở vùng quê thuộc huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), TS Thái Minh Tần xúc động nhớ lại:

Đó là con đường dài 10 km với 2 tiếng đi bộ mỗi ngày khi tôi học cấp III. Con đường đã in đẫm dấu chân tôi, nuôi dưỡng trong tôi khát vọng học tập để thoát nghèo.

Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông có tới 12 anh em và tôi là con đầu. Hưng Nguyên quê tôi nói riêng, xứ Nghệ nói chung là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học từ bao đời. Ngay từ bé, giá trị truyền thống đó đã có một tác động rất lớn tới ước mơ học tập của tôi.

Quê tôi nghèo, nhà tôi càng nghèo vì đông con. Nhưng cha mẹ tôi là những người nông dân cấp tiến, họ luôn nói với tôi rằng: Càng nghèo càng phải học và chỉ có học mới mong thoát nghèo.

Mỗi sáng thức dậy để đến trường, tôi thường không thấy mẹ tôi trong nhà. Mẹ tôi đã quẩy đôi quang gánh bắt đầu hành trình với mớ hàng rong từ vùng này sang vùng khác cho đến khi tối mịt.

Sự tần tảo, đức hy sinh của mẹ tôi đã theo tôi tới tận bây giờ. Nhiều lúc nghĩ về mẹ với cái đòn gánh cong, tôi còn nghĩ khát vọng học tập thoát nghèo của mẹ đặt vào tôi, còn lớn hơn cả chính khát vọng của tôi.

Nghe nói ông học Toán rất giỏi?

Tôi học cấp III trường Hưng Nguyên, sau này là trường mang tên cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Ngày đó tôi rất mê môn Toán và có năng khiếu với môn này hơn các môn khác.

Tình cờ trong một lần chọn học sinh đi thi Toán của tỉnh, tôi liều mình xung phong (cười). Xưa nay người ta chọn học sinh đi thi, chứ không mấy có trường hợp xung phong. Tôi xung phong và được dự thi. Kết quả là tôi đậu vào lớp chuyên Toán của trường chuyên Nghệ An.

Khi rời Hưng Nguyên ra Vinh để theo học trường chuyên, người thầy dìu dắt tôi mà tôi nhớ mãi là thầy Trần Văn Thiều. Thầy có một thói quen tôi không thể quên.

Toán là một học đòi hỏi sự logic lớn, bất chấp tôi giải ra bài toán với kết quả đúng, bao giờ thầy cũng hỏi lại tôi: tại sao lại như thế? Khi ấy, tôi sẽ phải giải thích với thầy cặn kẽ từng bước giải. Sau này tôi nhận ra rằng, đó là một phương pháp dạy đi đến tận gốc của vấn đề và đặc biệt nó làm tôi không những hiểu mà còn hiểu sâu và nhớ rất lâu.

Ám ảnh chiếc tivi đen trắng

Điều gì khiến ông theo đuổi ngành vô tuyến?

Thú thực, tôi không chọn nghề, mà cuộc đời chọn nghề cho tôi. Đó như là cái duyên trời định và đến giờ tôi thấy mình may mắn.

Năm 1968, tôi tốt nghiệp PTTH. Phần lớn học sinh lớp tôi được nhà nước cử đi học tập ở nước ngoài. Tôi cũng nằm trong số đó. Tôi được cử sang CHDC Đức, nhưng khi sang tới nơi thì Tiệp Khắc xảy ra biến động chính trị. Học sinh Tiệp Khắc bấy giờ tràn sang Đức quá đông, tôi và một số học sinh Việt Nam khác không may bị thừa ra và phải về Việt Nam sớm hơn dự định.

Về nước, người ta bố trí tôi vào học trường ĐH Tổng hợp, nhưng tôi đề nghị được vào học ĐH Bách Khoa. Bàn tính mãi, các anh đồng ý để tôi học ĐH Bách Khoa và xếp tôi vào học ngành Vô tuyến điện tử.

Ngoài cái duyên, điều gì cho ông sức mạnh xây dựng được một Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC lớn mạnh như hôm nay và sắp tới sẽ là Tập Đoàn truyền thông đa phương tiện Việt Nam?

Nếu hồi đó tôi có được thứ mong muốn, tôi sẽ giữ nó trong cái tủ kính như một kỷ vật cuộc đời. Đó là chiếc tivi đen trắng trong phòng học thực hành khi tôi học ĐH.

Ngày ấy, một tuần chúng tôi có một buổi thực hành với cái tivi đen trắng. Lần nào cũng vậy như một thói quen, cứ đối diện với cái tivi đen trắng, tôi sẽ nhìn nó rất kỹ trước khi đụng tới. Nhìn để định hình mình sẽ phải làm gì nhanh nhất cho bài thực hành. Nhìn để hỏi trong đầu mình vì sao lại như thế? Sau đó tôi vừa làm vừa đi tìm câu trả lời. Nếu tôi chưa tìm ra, tôi thực sự day dứt. Hết giờ về nhà, cái tivi cứ lởn vởn trong đầu tôi, nó khiến tôi luôn nghĩ tới và tôi càng quyết tâm tìm ra khi trở lại đối diện với nó.

Rồi sau nữa, khi thế giới đã có tivi màu thì 15 năm sau Việt Nam mới có. Ngay lúc đó, tôi đã hỏi: tại sao nước ta lại chậm như thế? Càng hỏi, tôi càng thấy thôi thúc. Khát vọng cải tiến công nghệ truyền hình càng dâng lên.

Nói thế để bạn thấy rằng, duyên là cái đưa ta đến, nhưng đam mê, khát vọng là cái đưa ta đi. Nhờ đam mê khát vọng ấy, tôi đã đi qua một chặng đường dài đầy chông gai nhưng cũng đầy tự hào.

Sự kết hợp 2 thương hiệu hàng đầu

VTC đã có chiến lược phát triển giáo dục. ĐH VTC Văn Hiến là bước đầu thực hiện chiến lược này?

Chúng tôi đầu tư vào trường ĐH Văn Hiến là để tạo nguồn lực cho VTC vốn có những đặc thù rõ rệt. Nguồn nhân lực của VTC hiện nay còn thiếu nhiều và chưa được đào tạo bài bản. VTC hiện nay tuyển nhân lực từ rất nhiều nguồn: ĐH Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Ngoại thương… Nói tóm lại là nước ta chưa có một trường đại học dành riêng cho ngành truyền thông đa phương tiện. Chính vì thế, VTC sẽ đi đầu trong việc đào tạo chuyên ngành này.

Ông có nhận xét thế nào mô hình đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp?

Lợi thế là sát thực tế hơn. Doanh nghiệp có nguồn tài chính, trường đầu tư lại trong việc giảng dạy và kiến thức thực tế SV có thể nhận được từ doanh nghiệp. Hai bên kết hợp với nhau sẽ tạo ra nguồn nhân lực vừa có kiến thức hàn lâm lại vừa có kiến thức thực tế.

Đầu tư chiến lược vào hẳn một trường đại học, một trường truyền thông đa phương tiện và một trường THPT cho thấy VTC đang có nhu cầu về nguồn nhân lực rất cao?

Đúng như vậy, nhất là khi chúng tôi trở thành tập đoàn truyền thông đa phương tiện đầu tiên của Việt Nam. Nguồn nhân lực truyền thông đa phương tiện hiện nay đang thiếu nghiêm trọng.

Theo ông, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo chính quy ngành truyền thông đa phương tiện có khác nhiều so với hiện nay?

Khác biệt lớn nhất là chúng tôi và những nơi có nhu cầu nguồn nhân lực không mất công đào tạo lại. Bên cạnh đó, các em sinh viên sẽ được tiếp xúc ngay với môi trường doanh nghiệp, với những công việc gắn liền với truyền thông đa phương tiện. Chính vì thế, ra trường các em ra trường sẽ làm việc được ngay, không cần thời gian đào tạo lại nữa.

Hợp tác đào tạo với trường đại học Glyndwr của Anh, ông hy vọng điều gì?

Glyndwr là một trong những trường có thế mạnh về đào tạo truyền thông đa phương tiện ở Anh và Âu châu. Tại Việt Nam, VTC đang là doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ và dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Sự kết hợp giữa 2 đơn vị sẽ mang lại nguồn nhân lực truyền thông đa phương tiện dồi dào, năng động, đưa ngành truyền thông đa phương tiện Việt Nam lên tầm cao mới.

Vậy cơ hội dành cho các em học sinh đối với một ngành học mới mẻ tại Việt Nam ra sao, thưa ông?

Chúng tôi luôn dành rất nhiều cơ hội cho các em, và sẵn sàng đón nhận các em trong một môi trường thử thách, nhưng đầy năng động trong một xã hội thông tin.

Ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho VTC, ông có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?

Đó là chiến lược của chúng tôi. Phát triển lĩnh vực truyền thông đa phương tiện và đầu tư vào giáo dục với các chuyên ngành công nghệ, đặc biệt ngành chúng tôi có thế mạnh.

Xin cảm ơn Tiến sỹ!

Duy Thành (thực hiện)

Chương trình diễn ra vào lúc 9 giờ 30 ngày 2.6 tại tòa soạn báo Sài Gòn Tiếp Thị, với sự tham dự của ba khách mời: GS.TS Trần Văn Khê, Th.S xã hội học Phạm Thị Thúy (giảng viên học viện Hành chính quốc gia), ông Vương Thanh Long (giám đốc marketing công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn) và khoảng 100 bạn đọc. 20 bạn đọc đăng ký sớm nhất sẽ nhận được quà tặng là sản phẩm vải của công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn. Bạn đọc có thể truy cập http://sgtt.vn đặt câu hỏi hoặc liên hệ điện thoại: 08.39307825 đăng ký tham dự.

No comments:

Post a Comment

Related posts