Wednesday 29 February 2012

Cang giam tai cang qua tai

tai nghe nao tot | thoi trang | du lich do son |

kich song

| kich song dien thoai | video converter |

Sau nhiều lần Bộ GD-ĐT thay sách giáo khoa (SGK) nhưng quá tải vẫn hoàn quá tải khiến dư luận bức xúc. Năm học 2011-2012, bộ đã triển khai giảm tải chương trình từ tiểu học đến THPT. Tuy nhiên sau hơn 5 tháng triển khai, ghi nhận từ các trường cho thấy việc giảm tải còn vụn vặt, thiếu logic, và dường như chỉ là cách đối phó nhằm làm "hài lòng dư luận".
Càng giảm tải càng quá tải

Minh hoạ: A.Dũng

Không hiệu quả

Ngay từ khi có thông tin sẽ cắt bớt chương trình SGK để giảm tải cho học sinh, cả xã hội đã phấn khởi chào đón với hy vọng chuyện quá tải tiếp diễn trong nhiều năm sẽ được cởi bỏ vĩnh viễn và tin chắc "Giảm tải đợt này là giảm tải thực chất, không hình thức". Theo Bộ GD-ĐT, mục đích giảm tải lần này là tạo điều kiện học sinh tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong chương trình thuận lợi hơn và giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau một thời gian thực hiện hiệu quả không được như mong muốn. Thầy Trương Xuân Cửu, giáo viên dạy lý Trường THPT Nguyễn Văn Linh (quận 8) cho biết: Đối với những môn khoa học tự nhiên, những phần giảm tải thiếu tính logic, giảm như một cách đối phó. Đặc biệt như môn Vật Lý chủ yếu bỏ phần lý thuyết chứng minh, thay vì trước khi chưa bỏ thì các bài học phải có chứng minh, dẫn giải rồi mới đi đến công thức nhưng hiện nay áp dụng theo công thức luôn nên học sinh chỉ hiểu bài một cách máy móc.

Theo ông, thay vì giảm tải là phải bỏ bớt những kiến thức rườm rà, không cần thiết song cách giảm tải hiện nay rất máy móc, không khoa học khiến cho cả giáo viên và học sinh đều mệt. Giáo viên phải soạn lại đề cương, soạn lại giáo án, còn học sinh thì chả khác "robot" trong học tập. Không ít giáo viên dạy bộ môn khoa học tự nhiên ví von "càng giảm thì càng quá tải", muốn giảm tải chỉ còn cách mạnh dạn bỏ những bài học không cần thiết, hoặc viết lại SGK chứ cắt giảm như hiện nay khiến học sinh không thể hiểu được bản chất của vấn đề trong bài học.

Thầy Hoài Linh, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Trương Vĩnh Ký cũng cho rằng: đối với môn tiếng Anh mới chỉ bỏ được những phần nhỏ, không đáng kể. Ở khối lớp 10 học kỳ 2 này cũng chỉ bỏ mỗi bài 15, trong khi đó vẫn còn nhiều bài có sự trùng lặp về ngữ pháp, văn phạm thì vẫn không bỏ. Do đó việc bỏ bớt hiện nay cũng như không.

Đối với bộ môn Văn học, nhiều giáo viên cho biết, nội dung giảm tải ở môn văn vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn của giáo viên bởi nội dung chương trình vẫn còn quá nặng và còn một số phần bất hợp lý. Một số bài có ý nghĩa thì lại bỏ bớt, còn những bài khó, không phù hợp với lứa tuổi của các em thì lại không bỏ. Ở lớp 6, phần văn bản về "Con rồng cháu tiên" có nhiều nội dung hay, giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước lại bị cắt giảm. Trong khi đó, có những bài như bài "Ẩn dụ và hoán dụ" tương đối khó đối với học sinh lớp 6 đáng lẽ nên giảm để chuyển sang lớp 8 hoặc 9 thì phù hợp hơn nhưng lại không giảm.

Cần đổi đề thi và đáp án

Theo GS Trần Hữu Tá, giảm tải như hiện nay chưa thể gọi là giảm tải. Như môn Văn học ở bậc THCS hiện nay quá nặng, nhiều tác phẩm khó không nên đưa vào bậc học này. Ông cho rằng, cấp THCS không nên biên soạn dựa theo tiến trình văn học sử Việt Nam. Ở lứa tuổi các em liệu có tiếp thu được những bài như Bình Ngô Đại Cáo, Hịch Tướng Sĩ, Quốc Âm Thi Tập… chưa kể lên bậc THPT những tác phẩm này lại tiếp tục được đưa vào học tiếp một cách lặp lại.

Trong khi đó học sinh lứa tuổi THCS cần phải có những bài văn tươi trẻ, nhẹ nhàng có chiều sâu. Điều này sẽ tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh, không bị áp lực bởi những bài học nặng nề chưa phù hợp với lứa tuổi của các em.

GS Trần Hữu Tá khẳng định: Muốn giảm tải phải có một nhạc trưởng. Giảm phải mạnh tay, làm sao cho chương trình sáng và thoáng để tạo hứng thú trong dạy và học. Đối với các môn xã hội đặc biệt là môn lịch sử cần phải có những bài học thực tế, đưa những thông tin thời sự nóng hổi vào bài học để tạo "linh hồn của từng giai đoạn lịch sử".

Đối với môn văn học bên cạnh chương trình cơ bản hệ thống, phải có những tiết học để giáo viên được chủ động đưa những bài học có "hơi thở cuộc sống hôm nay", điều này phải có sự đồng thuận ít nhất là trong phạm vi của một tỉnh. Muốn làm được điều này trước hết phải đổi đề thi và đáp án. Bởi khi vẫn áp dụng cứng nhắc theo đáp án thì khó có thể thay đổi SGK và phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt vì người thầy vẫn phải chịu áp lực từ phía lãnh đạo trường, từ phụ huynh.

Ở bậc tiểu học, cô Nguyễn Thuý Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) nhận xét: Việc giảm tải đối với bậc tiểu học phải phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên. Bởi giáo viên tiểu học phải dạy tất cả các môn, chính vì vậy việc giảm tải cũng gặp không ít khó khăn.

Nhiều giáo viên vẫn còn ôm đồm, nên vẫn dạy theo thói quen như chương trình vốn có của SGK. Giáo viên chưa mạnh dạn bỏ bớt những phần không cần thiết của chương trình. Một điều nữa là ở những câu cuối thay vì câu để lựa học sinh giỏi, áp dụng dạy theo "cá thể hoá" nhưng không ít giáo viên lại áp dụng dạy cho cả lớp nên gây áp lực quá tải học tập cho các em học sinh yếu.

Giảm tải chương trình giáo dục phổ thông là điều phải làm bởi bao nhiêu năm nay áp lực học tập do chương trình quá tải đã làm khổ các em học sinh mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, giảm tải cần phải mang tính khoa học, đồng bộ có căn cơ không nên giảm một cách vội vàng do sức ép của dư luận. Việc giảm tải vội vàng, thiếu sự đồng bộ như hiện đã dẫn đến một thực tế chương trình quá tải vẫn hoàn quá tải.

Lê Linh

Theo tintuc.xalo.vn

Tuesday 28 February 2012

100 tuoi van dung lop day hoc

vietnam tourism | download | dien toan dam may | video converter | download winrar | download winzip |

(VTC News) – Sau 77 năm dạy học, cô giáo Neubaeur vẫn chưa chịu dừng bước.

100 tuổi vẫn đứng lớp dạy học
Cô giáo Olivia Neubauer

Tạp chí CBS Chicago vừa tiết lộ một câu chuyện hết sức thú vị về một cô giáo "trăm tuổi", người vẫn đang tiếp tục theo đuổi công việc "gõ đầu trẻ" tại một ngôi trường cấp 1 ở thành phố Chicago (Hoa Kỳ). Câu chuyện này chắc hẳn sẽ tạo thêm nhiều động lực về mặt tinh thần cho các bậc thầy cô khắp nơi trên thế giới.

Theo đó, CBS đã đưa tin: "Trường tiểu học Ashburn Lutheran vừa tổ chức mừng sinh nhật lần thứ 100 cho cô giáo Olivia Neubauer. Được biết thời gian cô Neubauer bắt đầu công việc dạy học của mình là từ những năm thập niên 30, chính xác là vào năm 1935".

Sau gần 77 năm thâm niên trong nghề, cùng với đó là những cống hiến "không biết mệt mỏi" cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, hiện tại, cô Neubaeur vẫn chưa có kế hoạch về hưu. Có một lần, con trai cô đã từng hỏi: "Mẹ ơi, khi nào mẹ mới chịu về hưu?". Cô Neubauer trả lời dí dỏm rằng: "Khi nào Chúa đến bắt mẹ đi".

Để ca ngợi cho những cống hiến của cô Neubauer, một trường học tại thành phố Chicago đã lấy tên của cô để đặt tên cho Quỹ học bổng của trường.

Có một điều rất thú vị ở đây, đó là việc hầu hết các thành viên trong gia tộc của cô Neubauer đều sống rất thọ. Theo đó, được biết mẹ cô trước khi mất cũng đã sống đến 100 tuổi, còn 2 người anh em họ của cô lại sống đến 101 tuổi.

Hùng Phú

Theo tintuc.xalo.vn

Choang voi chieu quang bao dich vu dao tao nu ve sy o Trung Quoc

rao vat | Phan mem diet virus | download yahoo 11 | proshow gold | google chrome 12 | google chrome 13 |

(GDVN) - Từ ngày 8/1/2012, lớp huấn luyện vệ sỹ nữ ngoài trời đầu tiên tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc do công ty trách nhiệm hữu hạn "Tianjiao Special Guard/Security Consultant" tổ chức đã chính thức khai giảng.

Khóa học đầu tiên cung cấp những kiến thức và bài học cơ bản cho hơn 20 học viên nữ, đa số là những sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học tại Trung Quốc.

Công ty tư vấn an ninh và bảo vệ đặc biệt Tianjiao cho biết đây là khóa học đầu tiên của trung tâm. Các học viên sẽ được các huấn luyện viên dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh truyền đạt cả lý thuyết và thực hành.


Theo www.baomoi.com

Monday 27 February 2012

Co ban xuong thuy tinh khuay dong ca khan phong VNs Got Talent

phu kien laptop | download | auslogic boostspeed 5 | auslogic disk defrag | am thuc | am thuc viet nam |

Sự lạc quan và niềm đam mê ca hát đã giúp Phương Anh (lớp 10 trường THPT Việt Đức, Hà Nội) khiến tất cả mọi người phải khâm phục.
Bạn không thể nhìn vẻ ngoài của một người và đánh giá họ có tài năng hay không – đó là điều mà cô bé lớp 10 Nguyễn Thị Phương Anh đã chứng tỏ trong phần trình diễn tại cuộc thi Vietnam's Got Talent. Bị mắc chứng bệnh xương thuỷ tinh éo le, phải ngồi trên chiếc xe lăn, thế nhưng điều đó không khiến Phương Anh cảm thấy tự ti hay khép mình lại với cuọc sống. Cô bạn rất lạc quan và say mê thể hiện bài hát "Let's Dance", đến nỗi ban giám khảo và khán giả đều đứng lên nhảy theo, cổ vũ Phương Anh hết mình. Ban giám khảo cũng đã dành tặng cô bạn những lời khen hết mực về phần thi xuất sắc này. Đồng thời, Phương Anh cũng sẽ được đi tiếp vào vòng bán kết sau khi đã được ban giám khảo lựa chọn trong phần Judge's Cull.

Cô bạn

Cô bạn
Mặc dù ngồi xe lăn nhưng Phương Anh đã "nhảy" hết sức có hồn và lôi cuốn.

Cô bạn
Phương Anh đã khiến cả khán phòng vỡ oà trong âm nhạc cảm xúc.

Cô bạn
Mẹ của Phương Anh rất xúc động. Hẳn là cô ý cực kì tự hào về con gái yêu của mình.

Phần trình diễn "Let's Dance" của Phương Anh.

Chúng tớ cũng được biết Phương Anh từng giành giải Nhì cuộc thi hát tiếng Anh "Let's Get Loud" với ca khúc "See you again". Hình ảnh cô bé cấp ba chỉ cao khoảng một mét ngồi trên xe lăn và phiêu với ca khúc tiếng Anh vui nhộn đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.

Sinh ra với chứng bệnh éo le có tên xương thuỷ tinh (một chứng bệnh khiến cho xương rất dễ vỡ), Phương Anh không được vận động nhiều. Ấy thế mà hồi nhỏ bạn ấy đã gãy xương nhiều đến nỗi bố mẹ thành thạo cả cách bó bột cho con gái. Nhất là khi Phương Anh học trường tiểu học Trần Quốc Toản (Hà Nội), 5 năm đi học mà cô bạn liên tục lập kỷ lục... gãy chân, bó bột tận... 17 lần. Dần dần, cô bạn chuyển sang đi bằng tay, dùng hai chiếc ghế nhỏ để di chuyển và cuối cùng là đi xe lăn. Ở nhà, ngoài những việc cá nhân, Phương Anh không thể làm gì khác. Mọi đồ đạc trong nhà đều được thiết kế thấp để vừa tầm với của cô nàng tí hon. Phương Anh kể, mỗi lần lên bậc cầu thang, cô đều phải đi bằng tay chậm rãi, chắc từng bước.

Phương Anh rất thích xem phim, nghe nhạc nước ngoài, cô bạn học khá nhất môn tiếng Anh. Mẹ của Phương Anh từng chia sẻ, nếu không có âm nhạc chắc cô bé đã suốt ngày chìm trong mặc cảm và u buồn.

Cô bạn
Hồi bé Phương Anh thường được gọi là "búp bê" vì bạn ấy nhỏ xíu à.

Cô bạn

Cô bạn
Phương Anh giành giải thưởng trong cuộc thi ca hát.

Từ nhỏ đến giờ, mẹ là người theo Phương Anh đến mọi nơi, trên mọi nẻo đường. Mẹ rất gần gũi với Phương Anh, thường tâm sự, trò chuyện, đưa Phương Anh đi tham gia các hoạt động để cô bạn không mặc cảm, nhút nhát. Mẹ của cô bạn cũng giới thiệu cho Phương Anh làm cộng tác viên ở Đài tiếng nói Việt Nam với vai trò phát thanh viên. Cô từng tâm sự: " Hai mẹ con giống như hai người bạn tri kỷ. Tôi bảo với cháu, mẹ không thể đi cùng con suốt cuộc đời. Con phải cố gắng để nhỡ sau này không có mẹ thì vẫn lo cho mình được và cháu hiểu điều tôi nói. Con bé không muốn người khác thương hại mà muốn được nhìn nhận như người bình thường ".

Cô bạn
Phương Anh và mẹ.

Đam mê lớn nhất của Phương Anh là dành cho ca hát. Lắng nghe giọng hát của Phương Anh, bạn sẽ thấy ở đó niềm đam mê của một tâm hồn giàu có cảm xúc. Chăm chỉ luyện tập, bền bỉ cùng cả đội tham gia các buổi ngoại khoá, Phương Anh khiến tất cả mọi người cảm mến vì nghị lực và niềm đam mê thực sự với âm nhạc. " Đam mê là bất chấp khó khăn và những trở ngại mình có thể gặp phải. Bởi mình biết nếu thực hiện được đam mê là mình đã may mắn hơn rất nhiều người rồi" , cô bạn luôn lạc quan như thế. Châm ngôn của cô bạn "xương giòn" này là: " I may be fragile physically, but I'm also unbroken mentally " ("Tôi có một thể chất mong manh, nhưng tôi lại có một tinh thần khó để phá vỡ"). Ước muốn của Phương Anh là được du học và sau này trở thành một ca sỹ.

Cô bạn
Chúng mình cùng ủng hộ cho cô bé "xương giòn" đáng yêu này trong vòng bán kết Vietnam's Got Talent nhé!
Theo tintuc.xalo.vn

Sunday 26 February 2012

Paris la thanh pho duoc du hoc sinh the gioi ket nhat

cong nghe | download | dien toan dam may | cong ty lam seo | may tinh xach tay | may chieu |

(Dân trí) - Vượt qua một loạt những ứng cử viên "nặng ký" như London (Anh), Boston (Hoa Kỳ) hay Melbourne (Úc), thủ đô hoa lệ của nước Pháp được Quacquarelli Symonds (QS), cơ quan xếp hạng các trường đại học toàn cầu của Anh, bình chọn là thành phố lý tưởng hàng đầu cho du học sinh.

Kết quả cuộc bầu chọn dựa trên cuộc khảo sát 500 thành phố trên khắp thế giới để chọn ra 50 thành phố lý tưởng nhất đối với du học sinh. Các yếu tố được xét đến để đánh giá bao gồm số lượng các trường đại học danh tiếng, tỷ lệ sinh viên nội địa và nước ngoài, chất lượng cuộc sống, chất lượng sinh viên tốt nghiệp, học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên...

Paris là thành phố được du học sinh thế giới kết nhất
Paris là thành phố lý tưởng nhất với du học sinh, theo kết quả bình chọn của QS



Theo nhóm nghiên cứu, Paris London được đánh giá tương đương nhau về chất lượng sống, tỉ lệ sinh viên và khả năng xin việc của sinh viên sau khi ra trường. Thủ đô của xứ sương mù có lợi thế ở chất lượng và uy tín của các trường đại học đẳng cấp thế giới, gồm đại học Imperial College, đại học London và đại học King London.

Tuy nhiên, chính học phí đắt đỏ khiến London không được giới du học sinh ưa chuộng bằng Paris . Khảo sát cho thấy, nếu như lệ phí của các sinh viên quốc tế đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) là khoảng 20 nghìn bảng Anh/năm thì ở Paris , con số đó chỉ vẻn vẹn 1000 bảng Anh/năm.

Thành phố được mệnh danh là "Kinh đô ánh sáng" hiện có khoảng 40.900 sinh viên nước ngoài, chiếm 17% số sinh viên của mình. Các trường học ở Paris được biết đến nhiều nhất là ENS (Ecole normale supérieure), Ecole Polytechnique, Université Pierre et Marie Curie, và Sciences Po Paris-Sorbonne.

Paris là thành phố được du học sinh thế giới kết nhất
Trường Université Pierre et Marie Curie (hay còn gọi là ĐH Paris VI), nơi Giáo sư Ngô Bảo Châu từng theo học



Đứng sau Paris London trong bảng xếp hạng của QS là thành phố Boston , thủ phủ của bang Massachusetts (Hoa Kỳ). Australia , điểm đến của khá nhiều du học sinh Việt Nam , góp hai đại diện trong Top 10 với Melbourne (hạng 4) và Sydney (hạng 6).

Thành phố châu Á xếp hạng cao nhất là Singapore (hạng 12). Ngoài ra, châu lục đông dân nhất này còn một số đại diện khác trong Top 50 như Tokyo (Nhật Bản - 19), Hongkong (Hongkong, Trung Quốc - 20), Seoul (Hàn Quốc - 23), Bắc Kinh (Trung Quốc - 28)…

Bảng xếp hạng 50 thành phố trên toàn thế giới được yêu chuộng nhất của sinh viên

1 - Paris (Pháp)

2 - London (Vương quốc Anh)

3 - Boston (Hoa Kỳ)

4 - Melbourne ( Australia )

5 - Vienna (Áo)

6 - Sydney ( Australia )

7 - Zurich (Thuỵ Sĩ)

8 - Berlin (Đức)

8 - Dublin ( Ireland )

10 - Montreal ( Canada )

11 - Barcelona (Tây Ban Nha)

12 - Singapore ( Singapore )

13 - Munich (Đức)

14 - Lyon (Pháp)

15 - Chicago ( USA )

16 - Madrid (Tây Ban Nha)

17 - San Francisco (Hoa Kỳ)

18 - New York ( USA )

19 - Tokyo (Nhật Bản)

20 - Hong Kong ( Hong Kong , Trung Quốc)

H.P

(Theo QS)

Theo tintuc.xalo.vn

Miet mai gieo con chu noi lung troi Muong Leo

giai tri |

kich song

| kich song dien thoai |

thiet bi kich song

| hoi dap yahoo | vu quang hung |

Bỏ lại sau lưng cuộc sống thuận lợi ở miền xuôi, vượt qua hàng trăm cây số đường đèo, lội suối để ngược lên vùng cao Mường Lèo, huyện Sốp Cộp (Sơn La)… những thầy cô giáo "cắm bản" điểm trường THCS Mường Lèo đã và đang ngày đêm thắp sáng sự học cho các em học sinh vùng cao…

Ở nơi con chữ… thăng hoa

Không còn sắc màu vàng rợp của hoa cúc quỳ, không còn sắc đỏ hoa trạng nguyên rải khắp đường, con đường từ trung tâm huyện Sốp Cộp – một huyện vùng cao của Sơn La có đường biên dài hơn 100km dẫn vào xã biên giới Mường Lèo gồ ghề khó đi khôn tả. Để tới được xã, chiếc xe của chúng tôi phải mất 5 giờ đồng hồ, "đếm" 50km đường đèo với hàng trăm điểm khúc cua "tay áo" hiểm trở.

16h30, tôi có mặt tại bản Liềng, xã Mường Lèo nơi mà có nhiều thầy cô giáo "cắm bản" đang ngày đêm miệt mài gieo con chữ, tiếp thêm "sự học" cho các em học sinh vùng cao nơi đây. Điểm Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Mường Lèo với 8 lớp (207 học sinh) tọa lạc trên một thẻo đất phẳng, nằm nép mình bên dòng suối Púng Hon. Bao quanh là đồi trọc.

17h, trong khuôn viên phía sau sân trường, không khí lạnh của vùng cao Mường Lèo dường như đã không còn. Thay vào đó là sự hứng khởi nô đùa, vui chơi của các em học sinh sau một ngày lên lớp. Em Lò Thị Hương, dân tộc Thái, học sinh lớp 9A vừa đá cầu cùng đám bạn học vừa tủm tỉm cho biết, nhà em ở mãi tận bản Nà Chòm, do đường núi hiểm trở, để tới được điểm trường Mường Lèo phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ đi bộ. Nhà xa, điều kiện đi lại khó khăn nên Hương đã ở nội trú. Hằng ngày, lên lớp theo đuổi "sự học" của mình.

- Cháu thích học môn gì nhất?

- Dạ! Văn, Sử, Địa chú ạ. Cháu thích làm… làm… cô giáo lắm, Hương ngượng ngùng nói.

Thấy tôi trò chuyện với Hương, em Mùa A Chua, người Mông, lại gần tiếp lời:

- Cháu thích làm bác sĩ! Để sau này cháu còn đi khắp mọi nơi, khám bệnh cho mọi người chú ạ!

Các em học sinh điểm trường Mường Lèo đang chuẩn bị bữa tối.

Nghe lời bộc bạch hồn nhiên của Chua, tôi cũng phần nào mường tượng ra lý do vì đâu mà nhà mãi tận bản Pá Khoang, cách điểm trường gần 27 kilomet đường đèo núi, Chua vẫn chịu khó xa nhà đến cả tháng trời để theo đuổi con chữ. Vì hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, nhà thì nằm cách xa điểm trường, nên ngoài Hương, Chua ra, có hơn 90% em học sinh theo học tại điểm trường nơi đây phải ở nội trú.

Hằng tuần, cha mẹ các em lại "cuốc bộ" xuống trường, gửi thức ăn, đồ dùng cá nhân cho các em. Mọi sinh hoạt cá nhân hằng ngày, các em đều tự thân vận động. Ấy chẳng thế mà khi tìm vào lán trọ dành cho học sinh ở nội trú, tôi bắt gặp các em Lường Thị Thành, học sinh lớp 7B; em Lò Văn Nhất, lớp 9A… đang cặm cụi hun lửa, nấu bữa tối. "Hôm nay, chúng cháu bắt được cá dưới suối nên đổi món chú ạ!", em Nhất mở vung nồi canh cá dậy mùi thơm hí hửng khoe.

Trò chuyện với các em, tôi được hay, sáng, 5h dậy nấu cơm, ăn sáng rồi lên lớp; chiều 17h chơi đá cầu, tập thể dục và tối ôn bài, xem tivi đến 21h30 thì đi ngủ….- đó là biểu thời gian sinh hoạt mặc định của các em học sinh nội trú nơi đây.

Nặng lòng với nghiệp gieo con chữ

Thoáng thấy có nhà báo về với điểm trường, cô giáo Bùi Thị Tuyết, dạy môn Sử vừa ngơi trận đánh cầu lông cho biết, sau mỗi ngày lên lớp truyền thụ cho các em học sinh kiến thức, cuối giờ chiều, các thầy cô giáo ở nội trú trong trường lại chia thành các đội để giao lưu cầu lông, đá cầu. Chơi thể thao cuối ngày không mục đích gì khác ngoài việc thư giãn, rèn luyện sức khỏe, quên đi nỗi nhớ nhà của các thầy cô giáo "cắm bản" nơi đây.

Cô giáo Bùi Thị Tuyết tâm sự, cô quê ở Hòa Bình. Sau khi cầm bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm trên tay, năm 2004 cô làm đơn xin lên Mường Lèo công tác. "Ngày đó, từ trung tâm huyện Sốp Cộp vào điểm trường Mường Lèo không có đường như bây giờ. Để vào được đây, chúng em phải men theo dòng suối cả ngày đường đó anh ạ", cô giáo Tuyết nhớ lại. Cô giáo Tuyết cho hay thêm, thời gian đầu, khi đặt chân lên đây, cô nhớ nhà khôn tả. Tối nào cô cũng nằm khóc một mình. Nhưng rồi, vì niềm tin, ước mơ được đem "con chữ" đến được tới các bản làng vùng sâu, vùng xa đã tiếp thêm nghị lực cho cô vượt qua tất cả. Dần dà, từ phản đối, người thân trong gia đình cô đã hiểu và cảm thông cho nghiệp "gieo con chữ" ở vùng cao của cô.

Các thầy cô giáo chơi thể thao vào cuối ngày.

Lên với vùng cao Mường Lèo, để truyền thụ kiến thức cho học sinh vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thầy Nguyễn Danh Điệp - Hiệu phó nhà trường cho biết, thầy có thời gian "cắm bản" sớm hơn cô Tuyết 1 năm. Những ngày đầu khi tới điểm trường, do không có sóng điện thoại, đường sá đi lại khó khăn, thầy và gia đình phải "bặt vô âm tín" tới 8 tháng. "Hồi ấy, sau thời gian dài xa cách khi ra tới trung tâm huyện, điện thoại về cho gia đình sinh sống ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), mọi người mừng vui khi biết cậu con trai của mình đã trưởng thành và khỏe mạnh", thầy Điệp kể.

Cũng theo thầy Điệp, ngày đó để thu hút được nhiều em học sinh theo học, tỷ lệ xóa mù chữ cao như hiện nay, các thầy cô giáo "cắm bản" của trường hằng ngày phải vượt hàng chục kilomet đường đèo tới các bản làng, tuyên truyền vận động bà con cho con em mình tới trường học. Có những hôm trời mưa, đường trơn khó đi, các thầy cô "cắm bản" phải mất 3-4 ngày mới tới được bản để đón các em tới trường. "Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng biết sao được, chúng mình đã nặng lòng với nghiệp gieo con chữ ở nơi này rồi. Tới đây, chúng mình sẽ tiếp tục gắng lòng để sự học của các em vươn cao hơn nữa", thầy Điệp nói thêm.

Có lẽ chính vì sự trăn trở, nặng lòng với nghiệp gieo chữ, với cuộc sống bà con dân tộc vùng cao Mường Lèo, mà đến nay, thầy Điệp, cô Tuyết, cô Duyên, thầy Hà… cũng như nhiều thầy cô giáo "cắm bản" ở dưới xuôi khác thay vì về quê ăn Tết đã ở hơn một lần ở lại điểm trường, cùng gia đình các em trong bản đón Tết, vui xuân mới.

Một mùa xuân mới đang về. Sự học của các em học sinh vùng biên Mường Lèo lại tiếp tục được "tiếp lửa" bởi tâm nguyện gieo con chữ của các thầy cô giáo "cắm bản"


Theo www.baomoi.com

Saturday 25 February 2012

Nguoi ta tre, nguoi ta muon gi

ipad | download | dien toan dam may | qua tang cuoc song | choi game angrybird | game angrybirds |

(Nguoiduatin.vn) - Để viết bài này tôi la cà ở quán café, sân trường đại học, và khu thương mại có rạp xi nê để làm quen những người trẻ.

Với từng người tôi bắt đầu bằng cách chào hỏi và tự giới thiệu. Tôi là Lý Lan, em cho phép tôi hỏi vài câu. Trong tổng số 36 người tôi "bắt đại" trong đám đông ở những nơi ấy, có 11 người hỏi lại tôi có phải người dịch Harry Potter, và 1 người nói có đọc bài tôi viết. Điều này khiến tôi tin mình đã trò chuyện đúng đối tượng, những người không biết tôi và tôi cũng không biết họ.

Câu hỏi thứ nhất: Bạn bao nhiêu tuổi? Mười chín, mười bảy, hăm hai, hăm sáu, mười lăm, hăm mốt, hai mươi, mười tám, hăm chín, ba mươi. Người ta ở độ tuổi mười mấy, hăm mấy, ba mươi, thì người ta còn trẻ lắm. Phần lớn những người này xưng cháu/con với tôi. Nhưng người đọc bài này (tôi hy vọng) là những người đồng trang lứa với họ, nên tôi đổi tất cả những từ em/cháu/con ở vị trí đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong phần trả lời dưới đây thành "tôi".

Tôi muốn gì ư? Từ trước giờ tôi nhận được câu hỏi này thường kèm theo cái nhìn lom lom đầy đe dọa. "Mày muốn gì?" hàm nghĩa "Mày dám muốn gì?", "Mày tưởng mày là ai?", "Mày dám thách thức hả", "Mày ngông nghênh vừa thôi chứ", "Mày có biết mày đang làm gì không?", hay "Mày coi chừng á (nếu mày dám muốn gì)". Cũng có khi câu hỏi đầy bực dọc: "Con/cháu/em/anh muốn gì?" nghĩa là người ta không thể hiểu nỗi một hành vi hay một thái độ, một câu nói, một việc làm nào đó của tôi. Tôi cũng thỉnh thoảng tự hỏi tôi câu đó, không nhớ lần đầu tiên là lúc nào. Mười ba tuổi? Mười sáu tuổi? Hăm lăm tuổi? Điều tôi biết chắc là đã có lúc tôi tự hỏi mình muốn gì.

Tôi muốn có một việc làm phù hợp chuyên môn lương tháng trên hai chục triệu. Với mức lương đó mới hòng cưới được người tôi đang yêu. Cô ấy nói không mơ cưới được đại gia, nhưng không kiếm được người có khả năng tài chánh bảo đảm cho vợ con sống đàng hoàng thì thà không lấy chồng. Tôi tốt nghiệp năm ngoái, quá trình tìm việc hơn một năm nay cho tôi nhiều bài học "xương máu", để cuối cùng tôi nhận công việc hiện nay với mức lương 3 triệu. Từ con số 3 đến số 20 và số lớn hơn là con đường như thế nào, tôi chưa biết, nhưng tôi phải khởi đầu từ một điểm nào đó, phải bắt đầu mới có tiếp theo. Có thể tôi sẽ phải trải qua cả chục công việc khác nhau rồi mới có được mức lương nuôi nổi vợ con. Có thể, nhất là trong thực trạng kinh tế hiện nay, tôi sẽ còn ạch đụi ở mức lương "sống mòn" ấy, không khéo lại thất nghiệp dài dài, rồi tuổi trẻ qua đi hồi nào không hay.

Tôi muốn có tiền, ngắn gọn. Có tiền là có tất cả, hoặc gần như tất cả. Làm cách gì có tiền cũng được, không làm gì mà có tiền càng hay.

Tôi muốn có tình yêu chân chính. Đời không tình yêu thì dẫu có tất cả vẫn là thiếu thốn. Cõi nhân gian bao la mà mình không có một người yêu thì cuộc đời trống trải vô vị biết chừng nào.

Tôi muốn thi đậu đại học. Tôi dự định thi 3 trường: đại học bách khoa, đại học công nghiệp, đại học kinh tế. Tôi muốn làm kỷ sư, hoặc kinh doanh. Cha tôi là chủ một hãng cơ khí. Nếu không có bằng cấp thì tôi vẫn có việc làm. Đằng nào tôi cũng sẽ thừa kế sản nghiệp của cha tôi. Ông bảo tôi theo ông tập sự còn hơn học ba trường đại học đó. Nhưng ông cũng sẵn sàng bỏ tiền cho tôi đi học, kể cả học trường quốc tế hay du học nước ngoài. Tôi muốn trước hết thi đậu đại học, rồi sống đời sinh viên mấy năm. Tôi còn trẻ, không vội gì bù đầu kiếm tiền như cha tôi.

Tôi muốn chơi. Chơi game. Chứ đâu có gì hay hơn game online. Đâu có gì đáng bận tâm. Dẫu có bận tâm cũng chẳng làm gì được.

Tôi muốn thay đổi. Tất cả. Trước nhất là căn phòng này. Dơ bẩn lộn xộn chật chội xấu xí. Phải chi có cây đũa phép, vẫy một cái là căn nhà khu ổ chuột biến thành lâu đài. Xã hội cũng bầy hầy xộc xệch, đầy bất công thối nát. Làm sao một sáng thức dậy, thấy tít to trên mọi tờ báo: "Tử hình ba ngàn cán bộ tham nhũng." Hay "Toàn dân đều được chữa bệnh miễn phí."

Tôi muốn thế giới hòa bình. Tôi muốn phim Việt Nam coi được có cái khác hơn phim hài. Tôi muốn mặt tôi hết mụn. Tôi muốn đi du lịch vòng quanh thế giới. Tôi muốn làm người mẫu. Tôi muốn tổ chức sinh nhật thứ 18 ở sân thượng tòa nhà cao nhứt thành phố. Tôi muốn làm vua. Tôi muốn có một cái iphone đời mới nhất. Tôi muốn bay vào vũ trụ. Tôi muốn tự do làm gì thì làm đi đâu thì đi nói gì thì nói thức ngủ giờ nào cũng được.

Tôi muốn là chính tôi, hay dở gì cũng được, không phải phấn đấu theo mục tiêu người khác đề ra, học học học để đạt tới tham vọng của người khác, rồi lại gánh vác trách nhiệm làm vẻ vang dòng tộc nữa. Tại sao phải là tôi? Tôi muốn nuôi một con chim nhỏ, rồi khi nó lớn, thả nó bay vào trời xanh. Tôi muốn ngủ một giấc đầy, mơ thấy toàn mộng đẹp. Tôi muốn tôi biết tôi muốn gì.

Nhà văn Lý Lan


Theo www.baomoi.com

Thanh tra vu tuyen dung giang vien hy huu

hcmut | pham ly huong | rao vat | nguyen quang truong | choi game angrybird | game angrybirds |

- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Kỳ cho biết, sẽ cho thanh tra lại kết quả tuyển dụng viên chức năm 2011 tại Trường Đại học Hà Tĩnh.

THÔNG TIN LIÊN QUAN


Trường ĐH Hà Tĩnh
Theo ông Kỳ, sau khi tiếp nhận thông tin, hồ sơ sự việc, sẽ cho kiểm tra lại quy trình, kết quả tuyển dụng. Nếu đúng là có trường hợp bằng giỏi, điểm cao bị hội đồng tuyển dụng loại mà thay vào đó lấy người có điểm thấp hơn, bằng thấp hơn thì sẽ hủy kết quả.

Ttrong lần tuyển dụng viên chức tại trường ĐH này xảy ra sự việc, ứng viên tên B. tốt nghiệp bằng giỏi, điểm cao đã bị loại ra khỏi danh sách những người được tuyển dụng. Thay vào đó, trường "lấy" ứng viên Th. có điểm thi thấp hơn và tốt nghiệp loại khá.

Thông tin từ Sở Nội vụ, trước khi quyết định cho ứng viên Th. đỗ, loại thí sinh B, Hiệu trưởng nhà trường đã gặp Giám đốc Sở Nội vụ để trình bày sự việc.

Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Trường ĐH Hà Tĩnh nói rằng, nếu xét theo quy chế thì đương nhiên người có điểm cao hơn, bằng tốt hơn sẽ trúng tuyển.

Còn ông Bùi Khắc Phước, Trưởng phòng quản lý công chức viên chức - Sở Nội vụ Hà Tĩnh thì nói, nếu xét theo quy chế thì kết quả tuyển dụng đó là sai.

"Việc thi hay xét tuyển cán bộ, viên chức bắt buộc phải làm theo quy chế và quy định của pháp luật", ông Phước nói.

, khi đề nghị lên UBND tỉnh phê duyệt, Trường ĐH Hà Tĩnh và Sở Nội vụ đã không báo cáo đầy đủ sự việc tuyển dụng ứng viên có điểm và bằng thấp hơn ứng viên khác với UBND tỉnh.

Duy Tuấn

Theo www.baomoi.com

Friday 24 February 2012

Bi quyet thi IELTS diem cao

bep tu | kich song dien thoai | chocolate |

thiet bi kich song

| nau an ngon | mon an ngon |

Cùng chia sẻ với bạn Đinh Nho Minh, sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách khoa Hà Nội, người đạt kết quả thi IELTS rất cao về chủ đề này nhé!
Chúng tôi gặp bạn Đinh Nho Minh, sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách khoa Hà Nội, người đạt kết quả thi IELTS cao trong một ngày mưa xuân tại Hà Nội. Với dáng vẻ điềm tĩnh của một sinh viên chăm học, đôi mắt sáng của một cậu học trò đã từng được coi là có nhiều triển vọng về Toán học khi Minh còn là một học sinh chuyên Toán trường Amsterdam, Hà Nội.

Khi được hỏi về điểm thi IELTS cao và kinh nghiệm học IELTS của mình, Minh trở nên sôi nổi hẳn. Minh cho biết, để đạt được khả năng tiếng Anh tốt, Minh đã có những nỗ lực hết mình trong việc trau dồi khả năng tiếng Anh một cách liên tục theo lời khuyên của mẹ và với một chút may mắn nữa. Sau đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi với Minh về chủ đề này.

Bí quyết thi IELTS điểm cao
Em cho biết đôi điều về mình?

Em vốn là sinh viên chuyên Toán, trường THPT Amsterdam Hà Nội. Em học chuyên Toán, giống như nhiều bạn khác, em cũng định sẽ học thật giỏi để thi vào một trường đại học kỹ thuật nào đó ở Hà Nội, theo nghiệp ba. Ước mơ của em chỉ đơn giản là vậy mặc dù khả năng học Toán của em được đánh giá khá cao. Tốt nghiệp phổ thông trung học, em thi vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đỗ, rồi hiện giờ là sinh viên của trường.

Là một sinh viên trường kỹ thuật, nhưng khả năng tiếng Anh của em lại rất tốt. Được biết, em có kết quả thi IELTS ở mức điểm cao, hẳn em phải nỗ lực từ rất lâu rồi?

Khả năng tiếng Anh của em cũng chỉ đủ "dùng". Điểm IELTS của em không thực sự cao như chị nói, chỉ ở band 8 với điểm đọc 9.0, điểm nghe 7.5, điểm nói 8.0 và điểm viết ở mức 7.0. Đúng vậy, em học tiếng Anh do sự khuyến khích của cả ba và mẹ. Cả chị em cũng vậy, chị nói tiếng Anh rất tốt. Chắc cả hai chị em em đều được hưởng thành quả từ sự định hướng tốt và tạo điều kiện hết sức của cả ba và mẹ.

Báo cáo thường niên về IELTS toàn cầu năm 2010 của Hội đồng Anh cho thấy điểm thi IELTS đối với kỹ năng đọc bình quân của thí sinh Việt Nam chỉ ở mức 6.1 và cho kỹ năng nói ở mức 5.7, bí quyết gì giúp em đạt được điểm đọc và điểm nói cao như vậy?

(Cười) Em không thực sự có bí quyết gì cả. Em chỉ thấy rõ là mình đã phải nỗ lực khá cao và liên tục. Riêng đối với kỹ năng đọc trong kì thi IELTS, vốn từ vựng tốt và nắm vững các kỹ thuật đọc nhanh trong tiếng Anh giúp em tiết kiệm được nhiều thời gian cho phần đọc. Các kỹ thuật đọc nhanh này có thể tìm thấy trong một số tài liệu luyện thi tiếng Anh của MacMillan. Điều quan trọng là người học phải thực hành thật nhiều các kỹ thuật này để trở nên thành thạo. Trong khi làm bài đọc, không nhất thiết phải biết tất cả nghĩa của từ, cơ bản nhất là phải biết tập trung vào động từ và danh từ chính trong câu. Trong quá trình học, em được luyện rất nhiều và được các thầy hướng dẫn, giải thích kỹ lưỡng. Hơn nữa, em luôn bám sát yêu cầu làm bài tập và tham gia đầy đủ các bài thi thử bắt buộc của trung tâm. Có lẽ vì thế mà em được điểm cao trong bài đọc.

Về kỹ năng nói, em chịu khó nói, nói mọi nơi, mọi lúc có thể, kể cả lúc em làm việc vặt ở nhà. Em may mắn được liên tục thực hành các bài luyện nói với thầy dạy tiếng Anh là người bản ngữ nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Em nhớ lúc luyện thi IELTS, em được thầy cho nói liên tục, mỗi buổi học được coi như một buổi thi nói với đủ mọi chủ đề do lớp học chỉ có tám học viên. Khả năng phát âm chuẩn của em cũng nhờ thầy mà có được một cách không mấy khó khăn với phương pháp và tài liệu luyện âm sẵn ở trung tâm em học.

Hơn nữa, theo em, việc lựa chọn được một cơ sở đào tạo tốt, có quy trình kiểm soát chất lượng khoá học hiệu quả, chương trình học được xây dựng phù hợp cho học viên và là nơi luôn cam kết giúp đỡ học viên đạt được mục tiêu điểm thi IELTS là hết sức quan trọng. Em may mắn đã tìm được nơi luyện thi đáp ứng tốt điều này.

Kế hoạch tiếp theo của em là gì?

Kế hoạch? Em chưa có kế hoạch cụ thể. Em đoán em sẽ tiếp tục học ở trường Đại học Bách khoa, định hướng công nghệ thông tin dù hiện tại em chưa được phân ngành. Em đang tìm học bổng, nếu có được học bổng em sẽ đi học về chuyên ngành em đã định.

Trong khi đó, em sẽ vẫn tiếp tục gặp gỡ thầy giáo tiếng Anh của em và luyện tiếng Anh ở: Viện Anh ngữ TAPL, Cơ sở 94 Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội ( www.tapl.edu.vn ) , điện thoại: 04 3573 9685 để tiếp tục duy trì khả năng tiếng Anh của mình. Lúc nào có học bổng, em sẽ cho chị biết.

Cảm ơn em đã chia sẻ thành công của mình!
Theo tintuc.xalo.vn

Ban tay cam phan, cam cay

Hot Girl | download nero 6 | download nero | download nero 6 mien phi | tai manager | muaban24 lua dao |

TT - Mới đây, báo Tuổi Trẻ cùng Ủy ban tương trợ người Việt Nam tại Đức phối hợp với Công đoàn giáo dục và Liên đoàn Lao động Tây Ninh trao một khoản trợ vốn cho giáo viên nghèo huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Nhật ký phóng viên

TT - Mới đây, báo Tuổi Trẻ cùng Ủy ban tương trợ người Việt Nam tại Đức phối hợp với Công đoàn giáo dục và Liên đoàn Lao động Tây Ninh trao một khoản trợ vốn cho giáo viên nghèo huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Tại chương trình, 30 giáo viên tâm huyết với nghề có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được tiền trợ vốn (do bạn đọc báo Tuổi Trẻ và Ủy ban tương trợ người Việt Nam tại Đức tài trợ), mỗi suất 10 triệu đồng (không tính lãi trong hai năm, từ tháng 2-2012 đến 2-2014) để tăng gia sản xuất, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.

Ông Bùi Ngọc Ẩn - chủ tịch công đoàn giáo dục tỉnh Tây Ninh - bày tỏ: số vốn như sự đồng cảm của cộng đồng với những khó khăn của quý thầy cô, đồng thời là món quà đầu xuân hi vọng mang lại cho thầy cô chút niềm vui trong những ngày đầu năm mới.

Sau 11 năm tổ chức, chương trình "Trợ vốn cho giáo viên" của Tuổi Trẻ đã chia sẻ hơn 5.000 thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn ở 10 tỉnh thành cả nước. Với Tây Ninh, đây là lần thứ tư của chương trình.

"Với số vốn 10 triệu đồng này, chúng tôi sẽ sử dụng đúng mục đích vào việc tăng gia sản xuất phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, ổn định đời sống và an tâm công tác", thầy Nguyễn Công Thành - giáo viên Trường tiểu học Ninh Hưng (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), một trong 30 giáo viên nhận được vốn - bày tỏ. Dù số vốn không lớn, có thể chỉ vừa đủ mua một con bò, thả vài đàn gà nhưng cũng đủ làm ấm lòng những người đang gánh trách nhiệm to lớn mà xã hội giao phó.

Hội trường Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Dương Minh Châu hôm ấy có những tiếng cười, cái bắt tay và gật đầu sẻ chia nhưng vẫn phảng phất những tiếng thở dài nặng nỗi niềm, tâm trạng.

"Trao đồng trợ vốn cho quý thầy cô, chúng tôi rất vui mà cũng rất buồn. Vui vì có thể góp phần giúp giảm gánh nặng kinh tế để quý thầy cô an tâm công tác, nhưng buồn vì đáng lý ra giáo viên không cần trợ vốn làm kinh tế phụ mà có thể sống khỏe, sống tốt bằng đồng lương. Bàn tay đáng lẽ chỉ cầm phấn, cầm bút mà nay phải cầm cuốc, cầm cày..." - ông Hàng Chức Nguyên, nguyên trưởng ban công tác xã hội báo Tuổi Trẻ , chia sẻ.

Đồng lương còm cõi, lại không có thu nhập từ dạy thêm như giáo viên các thành phố lớn, những thầy cô giáo tỉnh bao năm chỉ biết dạy và sống bằng tâm huyết. Nay có số trợ vốn ban đầu, bắt tay vào nghiệp làm nông, trước mắt thầy cô sẽ nặng thêm nỗi lo thiên tai, bệnh dịch và làm kinh tế sao cho hiệu quả để xoay được đồng vốn.

Dù là vậy, những người lái đò tận tụy vẫn vững niềm tin như bao năm qua họ vững tay lèo lái con thuyền tri thức: "Chúng tôi tin chắc rằng với số vốn này, sau hai năm đáo hạn, ngoài việc tăng thu nhập cho gia đình, chúng tôi sẽ tích lũy được một số vốn mới để tiếp tục an tâm công tác và sản xuất" - thầy Nguyễn Công Thành phấn khởi.

HẢI THI


Theo www.baomoi.com

Thursday 23 February 2012

Tuong lai rong mo voi nghe bep

Tin The Thao | tai IDM | download IDM | may say toc | tu mang | sieu xe |

(Zing) - Với tốc độ phát triển chóng mặt của hệ thống nhà hàng, khách sạn tại các thành phố như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nghề bếp luôn luôn tăng mạnh, vì thế nghề "Bếp" đã trở lên đắt giá.

Tìm hiểu của phóng viên chúng tôi tại trường Trung cấp nghề Việt Giao cho thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Bếp chỉ trong thời gian 3 tháng đã có việc làm ngay hoặc đã tự tổ chức kinh doanh ẩm thực, quán ăn vừa và nhỏ cho bản thân.

Nghề Bếp – nghề học ngắn hạn vẫn tạo ra thu nhập cao

Liên hệ với Hiệu Trưởng Trung cấp nghề Việt Giao TS Đặng Thanh Vũ chia sẻ ngoài những môn học chuyên môn nâng cao tay nghề thì chương trình đào tạo còn trang bị các kiến thức cơ bản về du lịch và cơ sở lưu trú, tâm lý khách hàng ẩm thực, kỹ năng giao tiếp, marketing ẩm thực, thương phẩm hàng thực phẩm, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hóa ẩm thực… đã tạo nên nét đặc sắc cho các khóa học tại Trường.

Sinh viên Ngọc Long cho biết sau khi tốt nghiệp khóa học 3 tháng Bếp Việt Nam tại Việt Giao đã được nhận làm Bếp tại hệ thống café Highland với mức lương 5 triệu/tháng, ngoài ra học viên Lâm Văn Hưởng sau khi tốt nghiệp ngành Bếp sau 3 năm đã trở thành Bếp Trưởng của một quán lẩu dê trên đường Trương Định, Q.3 (TP.HCM) với thu nhập trên 10 triệu/tháng.

Tìm hiểu từ thầy Nguyễn Thành Đông, Phó ban Tiếp thị - Tư vấn - Tuyển sinh được biết ngoài các khóa học ngắn hạn về Bếp luôn hút học viên như khóa học Bếp Trưởng, Bếp Bánh, Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á thì các khóa học được sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học khác quan tâm không kém là Bartender, Nghiệp vụ phòng, Nghiệp vụ bàn nhà hàng, Quản lý nhà hàng, Quản lý Khách sạn và Resort, Tổ chức Lễ hội và Quản trị sự kiện… đã góp phần hình thành đa dạng phong cách đào tạo tại Trường.

Tiềm năng nghề Bếp theo ý kiến của các "Vua" Bếp

Như vua bếp Trần Văn Nghĩa đã tâm sự: "Nếu trở lại từ đầu, để chọn nghề, tôi vẫn chọn nghề đầu bếp. Tuy nó có nhọc nhằn nhưng ở đây tôi có nhiều niềm vui trong sự sáng tạo và nhờ nó, tôi đã mang lại cho biết bao nhiêu người niềm hân hoan thưởng thức hương vị cuộc sống, đó là điều quý nhất mà nghề bếp đã cống hiến".

Còn theo ông Lý Sanh, Hội đầu bếp chuyên nghiệp TP.HCM: gần 20 năm nay, nguồn nhân lực đầu bếp trong nước được đào tạo và trưởng thành từ hai nguồn là truyền nghề và trường dạy làm bếp. Đa số món ăn Việt Nam lâu nay được lưu truyền qua truyền nghề, ít có tài liệu ghi chép công thức, cách làm cụ thể. Chính vì thế, nhiều món ăn truyền thống được truyền thụ cảm tính pha với sáng tạo của địa phương hơn là mang tính kinh điển truyền thống (so với món Âu), chưa thống nhất được tên gọi. Từ đó cho thấy, việc đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp là đòi hỏi mang tính cấp bách để kịp với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, cũng như cần phải chuẩn hóa tay nghề chuyên môn cho đầu bếp thông qua tuyển sinh và giảng dạy; xác định nguồn gốc món ăn, chuẩn hóa món ăn. Do đó, cần tăng cường bộ môn bếp chuyên nghiệp ở bậc CĐ, trung cấp nghề với thời lượng lý thuyết và thực hành phù hợp để phát triển nghề bếp, các trường trung cấp, CĐ có các khoa về công nghệ thực phẩm, quản lý nhà hàng, khách sạn có thể giảm tải một số tiết mà thay vào đó là kiến thức ẩm thực, kỹ năng chế biến món ăn. ThS Sơn Hồng Đức, ĐH Quốc Tế Hồng Bàng đề xuất chương trình đào tạo cử nhân quản lý ngành bếp và chế biến thực phẩm với 71 tín chỉ với các hoạt đọng thực tập, ngắn hạn thực tập tốt nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động ngành bếp.

Nghề Bánh một nghề đang "cực hot"

Đây là chương trình đào tạo tiên phong được tìm thấy tại Trung cấp Việt Giao, chương trình đào tạo bởi các "Vua" Bếp Bánh tại Việt Nam với sự cam kết khóa học 3 tháng đào tạo thuần thục kỹ năng làm trên 40 loại bánh như: Burger, Farmer, French bread, English bread (sandwish), Croissant cheese, Egg tart, Coconut Tuile, Butter cookies, Lemongrass-bread, Christmast pudding, Sweet soft-bread, Tiramisu…

Tham khảo khai giảng nghề Bếp của một trường đang tiên phong về Bếp

Liên hệ tư vấn tại Trung cấp Nghề Việt Giao, 193 Vĩnh Viễn, P.4, Q.10, ĐT: 3927.0278 – 3834.9893 – 0925.357.357, Website: www.vietgiao.edu.vn , www.vietgiao.net .

Lịch khai giảng các lớp sơ cấp nghề tháng 3/2012

CÁC LỚP NGHIỆP VỤ

THỜI GIAN
ĐÀO TẠO

NGÀY
KHAI GIẢNG

HỌC PHÍ

PHA CHẾ

2,5 tháng

T4, 21/03/2012

3,700,000

TIẾP TÂN KHÁCH SẠN

03 tháng

T6, 23/03/2012

3,400,000

NGHIỆP VỤ PHÒNG

02 tháng

T5, 15/03/2012

2,600,000

NGHIỆP VỤ BÀN NHÀ HÀNG

02 tháng

T4, 14/03/2012

2,600,000

NGHIỆP VỤ BẾP ÂU-Á

03 tháng

T5, 22/03/2012

3,800,000

NGHIỆP VỤ BẾP VIỆT NAM

03 tháng

T5, 22/03/2012

3,800,000

QUẢN LÝ NHÀ HÀNG

03 tháng

T4, 14/03/2012

4,200,000

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN & RESORT

03 tháng

T5, 16/03/2012

4,200,000

TỔ CHỨC LỄ HỘI & QUẢN TRỊ SỰ KIỆN

03 tháng

T5, 22/03/2012

4,200,000

Lan Lee

Theo Infonet


Theo www.baomoi.com

Wednesday 22 February 2012

Bo tui bi quyet giam chi phi du hoc

suc khoe | thoi trang | kich song dien thoai | chocolate |

thiet bi kich song

| download nero 6 mien phi |

"Bỏ túi" bí quyết giảm chi phí du học

(Dân trí) - Với những người có kế hoạch du học, đặc biệt là du học tự túc có lẽ điều quan tâm nhất là các khoản chi phí cần chuẩn bị trong thời gian học tập và sinh sống. Bài toán hóc búa nhất là làm sao để tiết kiệm chi tiêu nhất ở mức có thể...

Cuộc sống du học với bao nhiêu vất vả và lo toan. Sự lo lắng không chỉ ở vấn đề học tập mà còn làm sao để đảm bảo cuộc sống nơi xứ người. Với mỗi nước, từng thành phố, theo từng khu vực và tùy thuộc vào từng loại hình trường công, tư mức chi phí học tập và sinh hoạt sẽ khác nhau.

Trên thực tế, những năm gầy đây, xu hướng học nước ngoài của người Việt khá lớn. Tuy nhiên, số lượng du học thông qua sự hỗ trợ tài chính từ học bổng của Chính phủ và một số tổ chức hợp tác quốc tế là không nhiều; mà phần đông là du học tự túc. Thống kê gần đây cho thấy, chi phí giáo dục ở một số trường đại học ở Mỹ, Canada, Úc, Anh… khá lớn đối với những người đi học bằng tiền của chính mình hoặc qua sự hỗ trợ của gia đình.

Ở Mỹ, tổng chi phí cho mỗi năm học dao động từ 40.000 USD/năm tới 100.000 USD/năm tùy từng khu vực. Tại Anh, ước tính trung bình 6.000-9.000 bảng Anh/năm học. Ở Canada chi phí học tập và sinh hoạt phí không thể thấp hơn từ 10.000-14.000 CAD/năm học. Tại Trung Quốc, điển hình như trường Đại học Khoa học Công nghệ Hoa Trung, Vũ Hán, Hồ Bắc, mức học phí đối với chuyên ngành Khoa học Xã hội bậc đại học là 15.700 tệ, thạc sĩ là 18.000 tệ/ năm. Với chuyên ngành Khoa học Tự nhiên là 27.000 tệ; thạc sỹ là 27.000 tệ.

Tiết kiệm chi phí luôn là "bài toán" mà các du học sinh phải canh cánh trong lòng
(ảnh minh họa: Oka-Vina, du học sinh VN tại Nhật)



Bạn Võ Mạnh Hà, du học sinh khoa Tiếng Trung tại đây cho biết, nếu tính theo mức thu nhập của Việt Nam là khá đắt. Mức học phí này nếu so với các trường tại Trung Quốc là tương đương nhưng về chuyên ngành Khoa học tự nhiên lại là tương đối cao. Ngoài việc đóng học phí, nhiều trường còn có thể yêu cầu du học sinh đóng thêm một số lệ phí khác như lệ phí sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, sách vở…

Tuy rằng chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào chi tiêu của từng cá nhân, nhưng theo lời khuyên của nhiều người đã và đang du học thì ngoài việc lựa chọn trường, ngành học đáp ứng yêu cầu cũng nên tham khảo về chi phí học, chi phí sinh hoạt tại nơi đến học.

Nếu du học theo học bổng bạn sẽ không phải lo nhiều tới chi phí học, ăn ở. Nhưng nếu du học tự túc, con số chi phí này quả là không nhỏ khi phải giải quyết cùng lúc cho các chi phí về học tập, chỗ ở, ăn uống, quần áo, giải trí, điện thoại, di chuyển… thậm chí là cả chi phí du lịch.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, bạn Võ Mạnh Hà nói, để giảm bớt những chi phí trong quá trình học tập những du học sinh như bọn mình cố gắng tiết giảm đến mức có thể. Như việc lựa chọn nơi ở chẳng hạn, nếu bạn nào ở kí túc xá của lưu học sinh thì sẽ đỡ hơn nhưng nếu lựa chọn ở ngoài (homestay) thì nên tính toán lựa chọn sao gần nhất hay thuận tiện nhất cho việc đến trường.

Bạn Ngọc Trâm, cựu du học sinh ở Mỹ chia sẻ: "Nhiều du học sinh sau khi tới nơi học, làm xong các thủ tục nhập học mới làm quen với các bạn để biết thông tin. Nhưng hiện nay, nhờ có mạng xã hội các bạn trước khi chuẩn bị đi du học hoàn toàn có thể tham khảo các thông tin về nơi mình đến trên các diễn đàn, các hội sinh viên ở tại các nước đó.

Một mẹo hay cũng được các bạn đề cập tới để cắt giảm chi phí đó là trong việc ăn uống nên tự nấu ăn thay vì mua đồ ăn sẵn. Anh T.T.Tùng – cựu du học sinh tại Nantes , Pháp bật mí: "thực ra nếu tự nấu thì sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc đi ăn ngoài. Ở Pháp, đi chợ mua đồ ăn nấu theo người Việt còn rẻ hơn cả ở Việt Nam vì nhiều khi người Pháp không hay ăn những món đồ đó nhưng người Việt mình lại chuộng".

Anh Tùng cũng chia sẻ, tại nơi anh học các du học sinh có truyền thống ai về thường chuyển giao lại đồ đạc sinh hoạt cho lớp kế cận từ nồi cơm điện, bát đũa, lò vi sóng… Đây cũng là cách để các bạn du học sinh mới có thể tiết kiệm được chi phí khi không phải mang từ nhà đi hoặc không phải mua sắm mới.

Ngoài ra, theo nhiều kinh nghiệm, các bạn cũng có thể giảm chi phí bằng việc sử dụng thẻ giảm giá, tiết kiệm tiền mua sách giáo khoa và dụng cụ học tập bằng cách ở mượn thư viện ở trường.Thậm chí có thể mua lại các sách đã dùng với giá rẻ tại các cửa hàng hoặc các hãng sách dùng lại trên website như abebooks, jscampus, sellstudentstuff,và cả trên Amazon hay eBay…

Có rất nhiều cách để các bạn tiết giảm chi phí trong quá trình du học nhưng hơn hết, để chi tiêu hợp lý, bạn nên ghi lại tất cả nguồn tiền mình có và tất cả những việc bạn phải chi tiêu. Sau đó có kế hoạch cụ thể và chi phí hợp lý. Chỉ khi nhận thức rõ về những khoản phải chi tiêu mới giúp phân loại thứ tự chi tiêu và tìm cách để tiết kiệm.

H.P


Theo www.baomoi.com

Tuesday 21 February 2012

DH Can Tho, DH Tay Do mo them nhieu chuyen nganh hoc moi

dan piano | proshow gold | google chrome 12 | google chrome 13 | google chrome 14 | google chrome 15 |

(Dân trí) - Thông tin từ Trường ĐH Cần Thơ cho biết năm 2012 sẽ mở thêm 2 ngành học mới đào tạo tại cơ sở 2 của trường ở Hòa An (tỉnh Hậu Giang). Còn Trường ĐH Tây Đô sẽ mở 2 ngành mới hệ cao đẳng là Tài chính ngân hàng và Nuôi trồng thủy sản.

Trường ĐH Cần Thơ sẽ mở thêm 2 ngành mới hệ đại học là: Khuyến nông và Kỹ thuật nông nghiệp; mỗi ngành sẽ tuyển 80 chỉ tiêu trong kỳ tuyển sinh năm 2012 này.

Ngành Khuyến nông là một chuyên ngành mới của ngành Phát triển nông thôn (khối A, B) có thời gian đào tạo 4 năm. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư.

Ngành kỹ thuật nông nghiệp (khối B) có thời gian đào tạo 4 năm. Sinh viên tốt nghiệp cũng được cấp bằng kỹ sư.

Trong khi đó, Trường ĐH Tây Đô thông báo năm nay sẽ mở 2 ngành mới hệ cao đẳng là Tài chính ngân hàng và Nuôi trồng thủy sản.

Huỳnh Hải


Theo www.baomoi.com

25 tu tre can biet truoc 2 tuoi

dan piano | google chrome 12 | google chrome 13 | google chrome 14 | google chrome 15 | ban ga |

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, trẻ em nên biết khoảng 300 từ và tối thiểu là 25 từ phổ biến nhất trước hai tuổi.


Các từ và cụm từ được liệt kê bao gồm các đồ chơi, thực phẩm, động vật và dĩ nhiên là bao gồm các từ thông dụng nhất với trẻ là "mẹ", "ba" và "tạm biệt".

Danh sánh từ vựng đưa ra nhằm phát hiện khả năng phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ khi trưởng thành. 25 từ tối thiểu được lấy ra từ một danh sách 310 từ nên có trong vốn từ vựng của trẻ em do các bậc phụ huynh tham gia xây dựng, góp ý.
25 từ trẻ cần biết trước 2 tuổi
Cha mẹ cần dạy trẻ quan sát và gọi tên những đồ vật xung quanh để tăng khả năng tư duy của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Ảnh: Alamy

Kết quả các cuộc khảo sát phát triển ngôn ngữ của các nhà khoa học Mỹ cho thấy một đứa trẻ bình thường  sẽ biết được khoảng từ 75 đến 225 từ và trung bình là khoảng 150 từ theo số liệu thống kê. Hiệp hội vì sự phát triển khoa học của Mỹ (American Association for the Advancement of Science) khuyến cáo rằng bố mẹ trẻ nên lưu tâm nếu con mình đến hai tuổi vẫn chỉ biết được khoảng năm mươi từ hoặc ít hơn.

Giáo sư Leslie Rescorla, người lập ra danh sánh từ vựng để khảo sát cho biết:

"Nếu trẻ không sử dụng được hầu hết các từ thông dụng này sau 24 tháng tuổi thì có thể chúng mắc bệnh chậm nói".

Một số trẻ em chỉ đơn giản là do chậm nói nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng nếu các em vẫn phát triển bình thường ở các mặt khác mà nên cần quan tâm, khích lệ trẻ nhiều hơn.Nhưng nếu trẻ vẫn đang gặp khó khăn khi phát âm thì cần xem xét các phương pháp chẳn hạn như trị liệu ngôn ngữ.

Một hội thảo ở Vancouver cũng cho biết có khoảng 20% trẻ em hai tuổi nói chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Trong số trẻ nói chậm này có khoảng một phần ba đến một nửa số em sẽ phát triển bình thường ở những năm sau đó tuy nói muộn hơn một chút.

Nhưng trong số còn lại trẻ có thể gặp vấn đề về ngôn ngữ, nhẹ thì là chậm nói đến gặp khó khăn khi đọc nặng hơn có thể do trẻ mắc bệnh điếc bẩm sinh hoặc tự kỷ.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Rescorla thuộc đại học Bryn Mawr ở Pennsylvania đã theo dõi 78 đứa trẻ hai tuổi chậm nói trong vòng mười lăm năm.

Thống kê cho thấy một nửa trong số đó sau đó đã nói thành thạo và phát triển bình thường. Đến năm 17 tuổi vốn từ vựng của họ ở mức khá hoặc trung bình nhưng vẫn không tốt bằng những người cùng độ tuổi. Họ thường gặp vấn đề trong việc phát âm những từ khó nhớ, phức tạp hoặc nói lại các từ, câu, các con số được nghe.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng các bậc phụ huynh nên quan tâm và nói chuyện với trẻ hơn là cho trẻ xem ti vi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất và sự tương tác với trẻ là rất quan trọng để giúp chúng giải quyết các rắc rối trong phát âm.

Các từ trẻ nên biết trước 2 tuổi là những mọi thứ xung quanh, gần gũi và quen thuộc với trẻ: Mẹ, ba, bé (trẻ con), sữa, quả (trái cây), bóng (quả bóng), chó, mèo, mắt, mũi, quả chuối, bánh quy, ô tô, nóng, tắm, đôi giày, cái mũ, quyển sách, nhiều hơn, có, không, đi ,xin chào, cám ơn, tạm biệt.

  • Thu Thảo ( Theo Dailymail)
Theo tintuc.xalo.vn

Monday 20 February 2012

Nhieu hoat dong phong phu trong Festival sinh vien Thu do

Tin The Thao | pham ly huong | rao vat | nguyen quang truong | choi game angrybird | game angrybirds |

Nhân 62 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên (9/1) và Hội Sinh viên Việt Nam, Festival sinh viên Thủ đô sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 7 và 8/1. Thông tin này được đại diện Thành đoàn Hà Nội cho biết tại cuộc họp báo ngày 5/1.

Đây sẽ là sân chơi lớn cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thủ đô, gồm nhiều hoạt động phong phú: Chương trình giao lưu "Thắp sáng ước mơ sinh viên Thủ đô" với chủ đề Khát vọng hóa Rồng, hội trại "Trí tuệ Thăng Long", Ngày hội đọc sách và đổi sách, hội chợ Hàng Việt Nam đồng hành với sinh viên, chung khảo hội thi Sinh viên Thủ đô tài năng thanh lịch, ngày hội hiến máu tình nguyện "Chủ nhật đỏ", Liên hoan ẩm thực Hà thành.

Chuỗi hoạt động này tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện trí tuệ, sự năng động, đoàn kết, sáng tạo vv… Sẽ có hơn 50 trường đại học tham gia với khoảng 40 ngàn lượt đoàn viên, sinh viên và nhân dân đến dự.

Nhân dịp này, BTC sẽ tặng 50 suất quà cho các bệnh nhân nghèo đang điều trị ở bệnh viện


Theo www.baomoi.com

Sunday 19 February 2012

Lop hoc noi buc giang nha Guol

Gamehay | thong tin hoc bong | thong tin du hoc | hoi dap yahoo | vu quang hung | pham ly huong |

(Dân trí) -Nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu là nơi để Hội đồng già làng họp bàn và quyết định những vấn đề hệ trọng, nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống. Thế nhưng ở thôn Tà Vàng (xã Atiêng, Tây Giang, Quảng Nam), nhà Gươl còn là lớp học của hàng chục trẻ mầm non.

Chúng tôi đến thôn Tà Vàng vào buổi sáng, đứng trên đường ĐT 604 nhìn xuống bản làng Tà Vàng còn phủ kín sương mờ thế nhưng đã nghe tiếng các em rộn rã đọc bài. Lớp học giữa nhà Gươl với 27 em học sinh từ 4-5 tuổi đều là người Cơ Tu của ba thôn Achiêng, Tà Vàng, Ahu như xua tan sương sớm vùng cao…

Lớp học nơi bục giảng nhà Gươl
Lớp học tại nhà Gươl thôn Tà Vàng, xã Atiêng, huyện Tây Giang.
Lớp học nơi bục giảng nhà Gươl
Những bước chân lên lớp học.

Lớp học không tên

Nước mũi sụt sịt vì áo mặc không đủ ấm vào buổi sáng đến lớp, những "búp măng non" ở ba thôn Achiêng, Tà Vàng, Ahu vẫn đến lớp học dưới mái nhà Gươl thôn Tà Vàng. Bước chân vào lớp học, tôi không khỏi chạnh lòng trước hình ảnh cô bé Alăng Thị Thuỷ cặm cụi chép chữ trên cuốn vở mà không "thèm" để ý hai lỗ thủng to trên chiếc bàn học sinh có thể nhìn thấy cả chiếc cặp của em trong ngăn bàn. "Con và các bạn quen rồi cô ạ", cô bé Thuỷ bẽn lẽn vặn vẹo hai tay trả lời khi chúng tôi hỏi em có thấy khó khăn khi viết bài không.

Lớp học nơi bục giảng nhà Gươl
Chiếc bàn thủng lỗ nơi lớp học.

Lớp học tại nhà Gươl của thôn Tà Vàng không có tên gọi cụ thể là lớp mẫu giáo nhỏ hay mẫu giáo lớn vì trong số 27 em học sinh ở đây, có em chỉ vừa 4 tuổi, có em đã hơn 5 tuổi. Cũng chính vì chênh lệch tuổi nên mức độ tiếp thu của các em cũng khác nhau có em đã phát âm hết các chữ cái nhưng có em chưa thuộc hết mặt chữ.

"Vì không có phòng nên phải cho hai độ tuổi khác nhau học chung lớp. Gia đình của các em đều nghèo. Bố mẹ thì chủ yếu làm rẫy, làm nương nhưng được cái các em đi học chăm lắm. Sáng từ 7h30' vào lớp, chiều 2h đều đặn các em được Ama, Amế dẫn đến lớp", cô giáo Bh'ling Thị Hoa bộc bạch.

Bản Tà Lang nằm cách trung tâm huyện Tây Giang khoảng 3km nhưng do người dân 100% là đồng bào Cơ Tu, đời sống vẫn chủ yếu dựa vào ruộng rẫy, nên cuộc sống ở Tà Làng phần nào còn in đậm dấu ấn của làng bản Cơ Tu. So với những trẻ em cùng trang lứa ở những thôn xã khác, tưởng chừng như các em nhỏ thôn Tà Làng có điều kiện để tiếp cận với con chữ hơn do là thôn gần trung tâm xã Atiêng. Tuy nhiên, do đường đến Trường mầm non Hoạ Mi (trường mầm non của xã Atiêng) cách xa ba thôn cùng với việc phải đóng học phí nên các Amế (mẹ), Ama (bố) không đủ điều kiện cho đi học ở trường xã. Vì thế, cô giáo Hoa đã chủ động xin dời vào nhà Gươl của thôn Tà Làng để dạy cho các em từ tháng 11/2011 đến nay.

Từ khi cô giáo Hoa mở lớp tại nhà Gươl, bản làng bỗng rộn ràng hẳn lên bởi tiếng ê a đọc chữ,  giọng hát líu lo hay tiếng cười vui của lũ trẻ mỗi giờ ra chơi. Bố mẹ các em cũng yên tâm hơn khi các em đi học. Già làng Bloong Nhốp, hồ hởi cho biết: "Hồi cô giáo Hoa mở lớp học ở đây tới chừ, nhà nào có con đi học không phải đóng học phí mà lại được học ở gần bản làng nên các Amế, Ama ở nhà vui lắm, mà tụi tui cũng yên tâm, không lo mấy đứa nhỏ không được đến lớp nữa".

Lớp học nơi bục giảng nhà Gươl
Cô giáo Bh'ling Thị Hoa đang dạy các em hát.

Cô giáo có duyên đứng lớp dưới nhà Gươl

Điểm trường được mở tháng 8/2011 thì lớp học của cô giáo Hoa bắt đầu từ tháng 11, từ "sáng kiến" của cô giáo trẻ người Cơ Tu này. Nhà ở tận dưới thôn Tà Me, P'rao, Đông Giang và mới bước sang tuổi 24, nhưng Bh'ling Thị Hoa đã có gần 5 năm gắn bó với các em nhỏ tại huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam. Cô giáo Hoa tâm sự: "Tuy điều kiện dạy ở nhà Gươl còn nhiều thiếu thốn nhất là về vật chất nhưng bà con dân bản cũng thương quý mình, mà mấy em học sinh ở đây lại ngoan, ham học và tội lắm nên mình thấy dạy ở đây cũng vui".

Nói thế, bởi những khó khăn vất vả dường như đã quá quen thuộc với cô giáo trẻ vùng cao ở  lớp học "đặc biệt" này. Trước đó cô Hoa đã từng dạy các em trong nhà Gươl bản R'bượp được một năm, và sau đó nhận công tác ở thôn Tà Vàng và "duyên số" lại đưa cô đến với lớp học dưới mái nhà Gươl của thôn này. "Nếu ở R'bượp, sáng chạy xe máy được đến con suối đầu tiên mình gửi xe ở nhà người dân, xắn quần lội bộ đến trường, qua nhà em học sinh nào, cô giáo lại ghé vào dắt học sinh của mình đi học thì ở Tà Vàng, cô Hoa chỉ mất 5 phút đi xe máy từ trung tâm huyện Tây Giang để đến lớp và ở đây các Ama, Amế sẽ dẫn con đến lớp", cô giáo Hoa cho biết.

Lớp học nơi bục giảng nhà Gươl
Các em say sưa đọc bài.

Khi ánh mặt trời đã xuyên trên từng góc bàn các em ngồi, mà sương thì vẫn lả tả vương vít vào lớp học, đậu trên tóc, trên hàng mi dài của những cặp mắt bé nhỏ. Những đôi mắt rạng ngời, những miệng nhỏ xinh xinh của các em học sinh khi ê a đọc những con số, chữ cái được viết trên bảng khiến chúng tôi chỉ muốn nấn ná ở lại với lớp học trong ngôi nhà Gươl nơi bản Tà Vàng.

Thu Hiền

Theo tintuc.xalo.vn

Nhieu cho trong tinh trang san sang... chay

may giat | am thuc viet | am thuc ha noi | am thuc mien bac | am thuc hue | tong dai dien thoai |

(Dân Việt) - Chợ Quảng Ngãi bị thiêu trụi trong một cơn hỏa hoạn đủ để cho chính quyền các địa phương giật mình nghĩ đến mối nguy này. Không chỉ chợ Quảng Ngãi mà rất nhiều chợ khác khắp cả nước đều trong tình trạng sẵn sàng cháy.

Tiểu thương hoảng hốt lo âu vì thấy cái chợ nơi mình đang kinh doanh cũng mong manh trước mồi lửa. Nếu kiểm tra thật kỹ các chợ từ lớn đến nhỏ, sẽ thấy rất mất an toàn trong việc phòng cháy chữa cháy. Các phương tiện cứu hỏa không đầy đủ, nhân viên cứu hỏa không sẵn sàng. Vụ cháy chợ Quảng Ngãi là một điển hình về những thiếu sót trong phòng bị và thất bại trong cứu ứng. Với cách tổ chức, sắp xếp của đa số chợ hiện nay, có thể nói "không cháy mới lạ".

Chợ Quảng Ngãi cháy rạng sáng 9.2

Và khi cháy rồi thì chỉ có tiểu thương chịu. Hàng hóa, tài sản bao nhiêu năm tích góp làm ăn bị tiêu tan trong phút chốc. Họ tán gia bại sản, lâm vào cảnh nợ nần, chưa kể nảy sinh nhiều hậu quả pháp lý khác do sổ sách công nợ bị thiêu hủy. Có những người vay nợ để kinh doanh, sau khi ngọn lửa tắt là đống tro tàn.

Dân lâm vào cảnh thê thảm như vậy do ai? "Cháy nhà ra mặt chuột", còn cháy chợ ra gương mặt quản lý nhơm nhếch của chính quyền. Do quản lý yếu kém nhiều mặt dẫn tới hậu quả cháy chợ. Tiểu thương có đóng thuế cho Nhà nước không? Chắc chắn là có, vậy tại sao chính quyền không tạo ra được một môi trường kinh doanh an toàn cho họ?

Quảng Ngãi đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ tiểu thương trong vụ cháy chợ Quảng Ngãi như gia hạn nộp thuế, khoanh nợ thuế, miễn thuế thu nhập cá nhân trong một năm. Mới nhất là hỗ trợ 3 triệu đồng/em cho con, em, cháu của các hộ tiểu thương đang theo học tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và dạy nghề; miễn hoàn toàn học phí đối với học sinh học trường công lập và hỗ trợ tiền đóng học phí nếu đang học tại các cơ sở ngoài công lập. Thời gian được miễn và hỗ trợ là học kỳ II năm học 2011 - 2012 và cả năm học 2012 - 2013. Các chính sách này giảm bớt phần nào khó khăn cho những người gặp nạn, nhưng quá bèo bọt so với cái mà họ bị mất mát từ vụ cháy.

Trong khi chờ đợi các biện pháp bảo vệ an toàn cháy nổ cho các chợ từ phía chính quyền, biện pháp trước tiên chính là sự tự bảo vệ hàng hóa, tài sản của các tiểu thương. Mỗi người tự ý thức bỏ ngay những thói quen xấu như quên tắt các thiết bị điện khi ra về, hút thuốc lá và ném tàn thuốc lá bừa bãi, thắp nhang cúng vái trong chợ hoặc lấn chiếm lối đi và khu vực để dụng cụ chữa cháy. Một sự bất cẩn nhỏ của ai đó có thể biến thành thảm họa cho cả ngàn người.

Chân Tâm


Theo www.baomoi.com

Saturday 18 February 2012

Lui thoi gian tuyen sinh dai hoc nam 2012

Kinh Doanh | muaban24 lua dao | cong ty seo | download office 2010 | tải office 2010 miễn phí | tải office 2010 |

TPO- Tại Hội nghị Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng diễn ra vào sáng nay (14-2), Bộ GD&ĐT chính thức công bố việc điều chỉnh lịch thi kỳ thi tuyển sinh năm 2012.

TPO- Tại Hội nghị Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng diễn ra vào sáng nay (14-2), Bộ GD&ĐT chính thức công bố việc điều chỉnh lịch thi kỳ thi tuyển sinh năm 2012.

Theo đó, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2012 vẫn được tổ chức ba đợt thi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật của ba tuần đầu tháng bảy.

Cụ thể như sau:

Đợt một, ngày 7 và 8 - 7 - 2012 thi đại học khối A, A1 và V (đợt một kỳ tuyển sinh năm ngoái diễn ra ngày 4 và 5 - 7).

Đợt hai, ngày 14 và 15 - 7 - 2012, thi khối B, C, D và các khối năng khiếu (năm 2011, đợt hai diễn ra ngày 9 và 10-7).

Đợt ba, ngày 21 và 22 - 7 - 2012, thi cao đẳng tất cả các khối như năm 2011.

Đỗ Hợp


Theo www.baomoi.com

Friday 17 February 2012

Cong chuc tron viec di don con

diem thi 24h | muaban24 lua dao | muaban24 lua dao | cong ty seo | rao vat | nguyen quang truong |

16h, trước cổng các trường mầm non, tiểu học ở TP HCM đông nghẹt phụ huynh đến đón con. Trong đó không ít người là công chức nhà nước phải đến 17h-17h30 mới hết giờ làm việc.

Do quy định các trường mầm non và tiểu học tan học trước giờ làm việc của khối cơ quan nhà nước từ 30 phút đến một tiếng nên nhiều cán bộ, công chức đã bớt xén thời gian công sở để đi đón con. Khoảng 16h tại trường mầm non Vành Khuyên (quận Thủ Đức, TP HCM), đang mặc bộ đồng phục công an, thượng úy Nguyễn Văn Lung dẫn con gái vừa tan trường lên xe về nhà.

Anh cho biết, trường mầm non bắt đầu vào học lúc 7h và ra về lúc 16h. Trong khi đó, cơ quan anh làm việc từ lúc 7h30 đến 17h. "Giờ học của con như thế này rất thuận lợi cho việc đưa con đi học nhưng lại gây phiền phức khi đón con về. Dù hai vợ chồng tôi đã sắp xếp ba lần bảy lượt nhưng cũng không làm sao cho trọn vẹn", anh Lung nói.

Hình ảnh cán bộ, công nhân viên nhà nước còn mặc nguyên đồng phục đón học sinh không hiếm ở các trường mầm non, tiểu học lúc tan trường. Ảnh: Tá Lâm .

Vợ anh làm ở cơ quan Tư pháp. Hai vợ chồng anh Lung đã nhiều lần xích mích vì chuyện đưa đón con. Ai cũng viện cớ cơ quan không thể "trốn" được. Cuối cùng, anh Lung đành chịu thua vợ, hàng ngày 16h đón con về, còn cô vợ đưa con gái đến trường vào buổi sáng.

Anh Lung cho biết, để có thể "trốn" việc cơ quan, anh đã dùng nhiều cách "lách". "Những ngày ít việc thì tôi tự sắp xếp được. Còn nếu hôm đó mà việc nhiều là phải nghĩ cách trốn đi đón con như viện cớ vào bệnh viện thăm người bạn vừa bị tai nạn, liên hệ công tác hay đi lấy tài liệu", anh Lung thẳng thắn.

Tuy nhiên, nhiều khi anh và vợ có việc đột xuất không thể đón con được thì anh Lung nhờ người bà con đến đón. Điều vợ chồng anh lo lắng nhất là không thể nhờ vả mãi được, cũng không thể "trốn" việc mãi được...

Khác với gia đình anh Lung, chị Nguyễn Thị Xuân (32 tuổi, quận 10, TP HCM) lại rơi vào hoàn cảnh éo le hơn. Do chồng mất sớm nên chị phải một mình vừa đi làm vừa nuôi con. Chị làm việc tại một viện nghiên cứu. Con chị đang học tại trường tiểu học Trương Định, vào học lúc 7h và tan lúc 16h30, trong khi cơ quan chị làm việc đến 17h.

Chị Xuân cho biết, do việc bố trí thời gian kết thúc một ngày làm việc của cơ quan chị và trường tiểu học khá chênh nhau nên không thể chờ hết giờ mới đi đón con được. Nhiều lần chị đã phải bỏ giờ làm để đi đón con. Nhưng không thể ngày nào cũng có thể về sớm nên hầu như chị phải đón con muộn hơn và điều chị lo lắng nhất là con ra khỏi lớp không có ai quản lý. "Việc quy định giờ học như vậy là rất bất tiện cho công chức. Nhiều người không còn cách nào khác là phải bỏ giờ làm", chị Xuân chia sẻ.

Theo quy định hiện nay tại TP HCM, khối các trường mầm non vào học lúc 7h30 và ra về lúc 16h. Còn khối các trường tiểu học, vào học lúc 7h và kết thúc lúc 16h30. Trong khi đó, giờ làm việc hành chính của cán bộ công chức nhà nước bắt đầu lúc 7h và kết thúc lúc 17h. Chính sự chênh lệch giờ học và giờ làm đã dẫn đến tình trạng "trốn" việc của cán bộ, công chức nhà nước.

Nhiều phụ huynh học sinh kiến nghị điều chỉnh giờ học khối mầm non và tiểu học tan trường sau 17h. Ảnh: Tá Lâm.

Hiện nay, TP HCM đã đưa ra phương án điều chỉnh giờ học. Theo đó, khối các trường tiểu học sẽ điều chỉnh muộn hơn 15 phút, trong khi khối mầm non và giờ làm của công chức nhà nước không thay đổi. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này vẫn còn bất cập, nhiều phụ huynh đề nghị điều chỉnh giờ tan học của khối trường mầm non và tiểu học muộn hơn so với giờ kết thúc ngày làm việc của khối cơ quan nhà nước. Còn điều chỉnh muộn hơn 15 phút thì cũng không thay đổi được tình trạng hiện tại.

"Đâu phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con học trường tư có xe đưa đón. Chúng tôi chỉ là công chức nhà nước, việc đưa đón các con đi học là đương nhiên. Với giờ học, giờ làm như hiện nay thì gây khó khăn cho chúng tôi trong việc vừa đảm bảo giờ làm việc vừa phải đón con. Tôi nghĩ mầm non và tiểu học nên tan trường lúc 17h15", chị Nguyễn Thị Nhàn (28 tuổi, ngụ quận 9) kiến nghị.

Để giải quyết việc đưa trẻ đi học, nhiều gia đình đã thực hiện phương án thuê người đưa đón. Tuy nhiên, việc làm này không những tốn kém mà nhiều phụ huynh không yên tâm khi giao phó con mình cho người khác.

Theo PGS - TS Phạm Xuân Mai, giảng viên khoa Kỹ thuật giao thông ĐH Bách khoa TP HCM, cần phải xem lại giờ tan trường của các cháu mầm non và của cán bộ công chức nhà nước. "Như với quy định hiện nay, họ khó có thể giải quyết ổn thỏa việc đưa đón con nếu không bớt xén giờ của nhà nước", ông Mai nói.

Tá Lâm

*Tên nhân vật đã được thay đổi.


Theo www.baomoi.com

Xay dung phuong an giam un tac truoc cong truong hoc gio tan hoc

lo vi song | google chrome 12 | google chrome 13 | google chrome 14 | google chrome 15 | ban ga |

Liên ngành Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục thực hiện điều chỉnh giờ làm việc, học tập.

Các trường mầm non, tiểu học, cha mẹ học sinh có thể đón trẻ trước 17 giờ. Các trường THCS có thể bắt đầu giờ học buổi sáng sau 7 giờ 30 phút và kết thúc giờ học buổi chiều trước 17 giờ 30 phút.

Các trường THPT bắt đầu giờ học sáng từ trước 7 giờ và kết thúc giờ học buổi chiều sau 18 giờ. Những trường phổ thông có nhiều cấp học, có xe ô-tô đưa đón học sinh được chủ động chọn giờ học theo một cấp học, cho phù hợp điều kiện của từng trường. Các trường THPT Ngọc Hồi, Thượng Cát, Ngô Thì Nhậm, Trần Hưng Đạo (quận Hà Đông) căn cứ tình hình thực tế, có thể đề xuất giờ thời gian bắt đầu và kết thúc cho phù hợp, bảo đảm không ảnh hưởng giao thông giờ cao điểm. Các trường trung cấp, cao đẳng thực hiện giờ học theo Quyết định 315/QĐ-UBND ngày 12-1 của UBND thành phố.

Việc thực hiện giờ học như trên chỉ áp dụng đối với giờ học chính khóa. Các trường có học sinh học một ca, có tổ chức học phụ đạo hoặc học ngoại khóa buổi chiều, thì thời gian học do các trường chủ động quyết định cho phù hợp, tránh không cho học sinh tan học vào giờ cao điểm. Tất cả các trường cần chủ động phối hợp UBND và cơ quan công an địa phương xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông, trật tự đô thị và giảm ùn tắc trên các tuyến đường, các khu vực chung quanh cổng trường trong giờ đưa đón học sinh.

Việc điều chỉnh giờ học bắt đầu từ ngày 13-2.

PV


Theo www.baomoi.com

Related posts