Sunday 8 April 2012

Truong dai hoc tu - Loi nhuan hay phi loi nhuan

Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường ngoài công lập tiếp tục viện đến các "chiêu" hút thí sinh bằng cách tung ra các chính sách hấp dẫn về học phí, học bổng, điều kiện ăn ở, khả năng kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhiều trường thậm chí chấp nhận lỗ để giảm học phí, hoặc cố gắng không tăng học phí. Điều này cho thấy, lựa chọn lợi nhuận hay phi lợi nhuận vẫn là bài toán khó đối với nhiều trường ngoài công lập.

Từ khóa liên quan

Cụm từ
  • trường tư
Danh từ
  • lợi nhuận
  • học phí
  • nhà đầu tư
  • đại học
  • giáo sư
Từ chuyên môn
  • lãi suất ngân hàng
  • giáo dục đại học
Động từ
  • góp vốn
  • hưởng lợi
Tổ chức
  • Đại học Chu Văn An
  • Đại học Công nghệ
Địa danh trong nước
  • Hưng Yên
  • Hà Nam
Địa danh thế giới
  • Hà Nội

Tin đọc nhiều

  • TS Lê Thẩm Dương: 'Tôi sẽ tiếp tục lấy những ví dụ...... - Báo Giáo dục Việt Nam 7636 lượt đọc
  • Nam sinh cấp 2 lột áo bạn nữ, quay clip - VnExpress 5791 lượt đọc
  • Dồn nữ sinh lớp 7 vào tường sàm sỡ, quay clip - Zing 4560 lượt đọc
  • Sàm sỡ nữ sinh rồi quay phim - Thanh Niên 4010 lượt đọc
  • "Giăng bẫy" sinh viên bằng chiêu... "giả vờ quên" tiền học - Nguoiduatin.vn 2549 lượt đọc
  • Dồn nữ sinh vào tường sàm sỡ và quay clip - VOV Online 2119 lượt đọc
  • Ngậm ngùi giáo viên phải "né" học sinh - Dân Việt 1171 lượt đọc
  • Hệ lụy từ du học: Những sai lầm đáng tiếc - ANTĐ 481 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Sàm sỡ nữ sinh rồi quay clip - Người Lao Động
  • Học sinh lớp 6 hút cần sa tại trường - Bee.net.vn
  • Bản Dao gây chữ - Nhân dân
  • YONHAP tiết lộ điểm số thời đi học của đại tướng Kim Jong-un - Báo Giáo dục Việt Nam
  • Hà Nội: Viettel và Sở GD&ĐT hợp tác ứng dụng CNTT - ICTNews

Các bài khác

  • 85 triệu USD cho giáo dục vùng cao - Dân Việt
  • Liều mạng vượt sông đến trường - Dân Việt
  • Đua nhau để trẻ "già" mới đi học - ANTĐ
  • Nữ sinh trong mơ: ĐỐI TƯỢNG, THỂ LỆ, LỊCH TRÌNH, GIẢI THƯỞNG - Báo Giáo dục Việt Nam
  • Tăng tiết vì học lệch - Người Lao Động

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Xử Nữ (23/08-22/09)

Hôm qua bạn chịu khá nhiều áp lực phải không, thế thì hôm nay mọi việc sẽ trở nên "dễ chịu" hơn, đơn giản nhiều lắm. Bạn phải được nghỉ ngơi và thư giãn chứ.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Lo tuyển sinh khó, trường tư giảm học phí

Thông tin từ cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 cho thấy, 3 trường ĐH không tăng học phí trong 3 năm liền (năm 2010, 2011 và 2012), gồm: ĐH Chu Văn An (Hưng Yên), ĐH Công nghệ Vạn Xuân, ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam). Mức học phí các trường ấn định từ 4 đến hơn 6 triệu đồng/năm.

Cá biệt, Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (Hà Nội) giảm học phí trong 3 năm liền lần lượt từ 1,1 triệu đồng/tháng (2010) xuống 850.000 đồng/tháng (2011) và 800.000 đồng/tháng (khối ngành Kinh tế - Quản trị) và 600.000 đồng/tháng (khối ngành Khoa học) trong năm học 2012-2013. Theo lý giải của trường là để thu hút sinh viên và nhà đầu tư, nhà trường chấp nhận lỗ trong những năm đầu để xây dựng thương hiệu.

Minh họa: A.Dũng

Việc không tăng hoặc giảm học phí chỉ là cá biệt ở một số trường ngoài công lập. Còn hầu hết các trường ngoài công lập ở cả miền Bắc-Trung-Nam đều tăng nhẹ học phí trong năm học mới. Lý do mà các trường nêu là phải đầu tư thêm vào cơ sở vật chất, tăng lương cho giáo viên. Đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh giá cả vẫn tăng cao như hiện nay, vì không chỉ khối các trường tư, bao lâu nay, khối các trường công cũng đã kêu ca đòi tăng học phí.

Với các trường tư, khi mà nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí thì việc phát sinh các nguồn chi cũng đồng nghĩa với việc phải tăng học phí. Cực chẳng đã họ mới phải duy trì mức học phí cũ, chấp nhận lỗ để thu hút thí sinh.

Nên định hướng các trường tư phi lợi nhuận

Cho đến nay, khái niệm lợi nhuận hay phi lợi nhuận vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều. Không ít người kiên quyết không thể thương mại hóa giáo dục; cũng có nhiều ý kiến cho rằng đầu tư thì không thể không có lợi nhuận. Dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm nay, hiện đã cơ bản hoàn thiện về vấn đề xã hội hóa GDĐH, trong đó có vấn đề lợi nhuận, không lợi nhuận của trường tư.

Quan điểm chung của dự luật này là khuyến khích, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho GDĐH nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư theo hướng: cơ sở GDĐH tư thục và cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận nếu các cổ đông hoặc thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hàng năm bằng lãi suất ngân hàng.

Hầu hết các ý kiến đồng tình với việc làm rõ vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận đối với trường ĐH ngoài công lập. GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng hoàn toàn ủng hộ việc phân biệt rõ ràng nhưng nên định hướng các trường tư phi lợi nhuận, vì lĩnh vực giáo dục thiên về phúc lợi cộng đồng.

Với trường tư có lợi nhuận, GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long (Hà Nội) cho rằng nếu với mấy điều kiện mà Bộ GD-ĐT đưa ra đối với các trường ĐH (tiêu chí số sinh viên/giáo viên, diện tích sàn), thì khó lòng có trường tư thục nào dám chia lợi nhuận. Nghĩa là nếu Nhà nước chỉ cần điều tiết bằng những quyết định thì hoàn toàn có thể loại đi trường tư chia lợi nhuận.

"Nhưng giả sử vẫn còn tiền để chia sau khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu của bộ đưa ra thì người nhận cổ tức phải chịu thuế và số tiền còn lại của trường sau khi chi cũng phải chịu thuế", GS Hoàng Xuân Sính chia sẻ quan điểm về trường ĐH tư có lợi nhuận.

Còn với trường tư phi lợi nhuận, GS Sính có quan điểm: Đã là trường tư phi lợi nhuận thì không nên đề cập chuyện chia lãi và tất nhiên trường sẽ không phải đóng thuế, như vậy HĐQT sẽ toàn tâm toàn ý để phát triển trường. Các nhà đầu tư cũng sẽ không bị thiệt nếu trường tạo ra được các dịch vụ khoa học từ kết quả nghiên cứu và nhà đầu tư có thể đầu tư vào đó để sinh lời.

Nghiên cứu kỹ để đảm bảo tính khả thi

Trong khi đó, TS Đặng Văn Định, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Chu Văn An cho rằng, việc quy định mức lợi nhuận cho người góp vốn vào trường tư bằng lãi suất ngân hàng là cách làm có thể chấp nhận được, vì vừa thu hút được nhà đầu tư, vừa hạn chế được nhà đầu tư sa đà vào lợi nhuận. Ông cũng cho rằng, không thể đồng nhất hóa trường ĐH với công ty cổ phần, vì một bên là sự nghiệp đào tạo nhân lực, còn một bên là lợi nhuận tối đa.

Thực tế, theo TS Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, nước ta chưa có những quy định pháp luật quy định tiêu chí để xác định cơ sở hoạt động theo cơ chế không vì lợi nhuận. Do vậy, việc quy định trường phi lợi nhuận trong đó các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức bằng lãi suất ngân hàng vẫn phải nghiên cứu kỹ để bảo đảm tính khả thi. Về nguyên tắc, để khuyến khích nhà đầu tư thì hoạt động đầu tư phải có hiệu quả, có lời lãi, ít nhất là bảo toàn được vốn đầu tư, lợi nhuận phải được phân phối theo vốn góp và công sức của các thành viên góp vốn.

Như vậy, câu chuyện phi lợi nhuận và lợi nhuận trong trường ĐH tư đã khá rõ ràng. Luật Giáo dục đại học cũng sắp ra đời. Vấn đề còn lại chỉ là việc vận dụng cơ chế, chính sách để phát triển các trường tư đúng hướng. Điều đáng nói là chất lượng đào tạo của trường ngoài công lập chưa cao (năm 2011 một số địa phương, một số ngành nói không với sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập).

Trong bối cảnh đó, nếu các nhà đầu tư giáo dục không toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp đào tạo nhân lực thì cũng rất khó để tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo, từ đó tạo niềm tin đối với xã hội về ĐH ngoài công lập.

THÀNH VINH

Theo www.baomoi.com

Saturday 7 April 2012

Co gai Viet xuat sac tai DH Harvard

TP- Với thành tích học tập xuất sắc tại Trường St. Andrew's, Tôn Hà Anh đã được 5 trường đại học hàng đầu của Mỹ trải thảm đỏ mời nhập học, trong đó có Harvard. Nhập học Harvard, cô sinh viên Việt Nam đã có những kỷ niệm không quên từ ngôi trường danh tiếng này.

Tôn Hà Anh tại Trường Harvard.

Giáo sư Đại học Harvard đến thăm nhà

Năm 2011, Tiền Phong từng đăng bài về Tôn Hà Anh, cựu nữ sinh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam và Trường St. Andrew's (một trong những trường THPT hàng đầu của Mỹ).

Gần đây, trong lần liên hệ với bố Tôn Hà Anh để biết sau đó tình hình học tập của cô, kỹ sư Tôn Đức Thế cho biết: Kết thúc học kỳ đầu tiên, cả 4 môn học Hà Anh đạt toàn điểm A. Qua câu chuyện, tôi được biết sau đó vài ngày, gia đình Hà Anh sẽ tiếp đón hai vị khách đặc biệt là vợ chồng Giáo sư - Tiến sĩ Chris Maltas, giảng viên Đại học Harvard khi họ đến Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên vợ chồng GS.TS Chris Maltas du lịch tới Việt Nam. GS.TS Carolynn Maltas cho biết, trước khi đến đây, họ đã tới tham quan Văn Miếu - Quốc tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập cách đây gần 10 thế kỷ. "Truyền thống học tập của Việt Nam có một bề dày, đó chính là điều khiến chúng tôi hiểu vì sao đất nước các bạn luôn có những học sinh xuất sắc"- bà Carolynn chia sẻ.

Gặp vợ chồng GS.TS Chris Maltas, tôi mới biết họ là những người đã đón Hà Anh khi cô đến Harvard nhập học. Do được nhận học bổng đặc biệt của Harvard, Hà Anh nằm trong số ít sinh viên được giảng viên của trường đi đón.

Trước đó, khi tiếp cận với hồ sơ nhập trường của Hà Anh, GS.TS Carolynn Maltas đã rất ấn tượng với bảng thành tích học tập cùng những hoạt động xã hội của cô trong thời gian học tại trường St. Andrew's. GS.TS Carolynn đặc biệt thích bài luận văn cuối kỳ của Hà Anh viết về cuốn sách Hãy để thế giới quay (Let the great world spin) , trong đó tập trung vào biểu tượng "đi giữa hai tòa tháp đôi" nổi tiếng của Mỹ.

Sau khi mô tả đan xen giữa lịch sử và văn học sự kiện sụp đổ tòa tháp đôi cùng sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, Hà Anh rút ra bài học nhân văn: "Khi tòa nhà này đổ sẽ có tòa nhà khác mọc lên, thế hệ này đi qua sẽ có thế hệ khác đến. Vì vậy cần giữ vững niềm tin vào đất nước và cùng vượt qua khó khăn".

Cần nói thêm, trước đó sau khi đọc bài luận này, một thầy giáo kỳ cựu của trường St. Andrew's đã thốt lên: "Đọc bài của em khiến tôi thực sự sốc. Em đã đặt ra những điều mà tôi chưa hề nghĩ đến".

Bố, mẹ và em gái Tôn Hà Anh cùng vợ chồng
GS.TS Chris Maltas tại Hà Nội.

Tháng 8 năm ngoái, Hà Anh đến Harvard, vợ chồng GS.TS Chris Maltas đón cô tại sân bay theo hẹn. "Chẳng khó khăn lắm chúng tôi đã nhận ra Hà Anh khi cô mặc áo đỏ có in chữ Harvard trước ngực. Chúng tôi giúp Hà Anh đẩy hành lý ra xe và đưa em về tận trường. Hôm sau, chúng tôi đưa Hà Anh đi tham quan trường và hướng dẫn những điều cần thiết trong quá trình học tập tại đây" - Bà Carolynn kể.

Đánh giá về kết quả học tập trong học kỳ đầu của Hà Anh, bà Carolynn cho biết: "Nhiều sinh viên ở Harvard nói rằng, theo học ở đây đừng nói đến điểm A, ngay cả đến loại C cũng không dễ chút nào. Vì vậy mà việc khổ luyện, miệt mài học tập của sinh viên tại đây đã trở thành phong trào".

Nhà vợ chồng GS.TS Chris Maltas cách trường Harvard gần 2km. Do quý mến cô sinh viên Việt Nam đam mê học tập giống như họ thời trẻ, hàng tuần vợ chồng GS.TS Chris Maltas thường mời Hà Anh đến nhà ăn tối.

Nói chuyện với người viết bài này qua điện thoại, Hà Anh cho biết: "Qua tiếp xúc, em có dịp hiểu biết thêm về tâm lý học, lịch sử mỹ thuật cũng như nền văn hóa các nước mà hai giảng viên đã đi qua. Nhân dịp này, em cũng giới thiệu về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam và mời vợ chồng giáo sư đến Việt Nam chơi. Vợ chồng giáo sư hứa sẽ thực hiện ngay khi có dịp".

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Tôn Hà Anh tại Chương trình VELP.

Dự bữa cơm thân mật tại gia đình Hà Anh, vợ chồng GS.TS Chris Maltas dùng đũa khá thành thạo. Họ cho biết mình biết sử dụng đũa là trong quá trình đi du lịch, nhưng sử dụng được như hiện nay là từ những lần ăn tối với Hà Anh. Vợ chồng giáo sư thích món ăn của Việt Nam, đặc biệt là nem và phở do gia đình Hà Anh làm hôm đó.

Sau khi về nước, họ mời Hà Anh đến nhà và kể về niềm vui có được nhờ chuyến du lịch đến Việt Nam. Và hôm đó, chẳng biết học từ khi nào mà vợ chồng GS.TS Chris Maltas đã mời Hà Anh món phở Việt Nam trước sự ngạc nhiên của cô học trò.

Được học các giáo sư hàng đầu thế giới

Năm đầu tiên tại Harvard, sinh viên tập trung học đại cương và tìm ngành học phù hợp với khả năng cũng như sở thích bản thân. Hà Anh đã tận dụng năm học này để tìm hiểu các ngành học khác nhau, và may mắn được các giáo sư hàng đầu giảng dạy.

Đơn cử như môn kinh tế vi mô, người giảng dạy là giáo sư Nicholas Mankiw, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế giới, từng là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Kinh tế của Tổng thống Goerge Bush và hiện tại là cố vấn kinh tế của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa của Hoa Kỳ năm 2012 Mitt Romney.

Hà Anh theo học môn Tâm lý học của giáo sư Daniel Gilbert, nhà tâm lý xã hội và là tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới với tiêu đề Vấp vào hạnh phúc (Stumbling on Happiness)...

Các lĩnh vực đang học đã cho Hà Anh một cuộc tiếp xúc, trải nghiệm đặc biệt. Cô cho biết, tháng 2 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã dẫn đầu Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, đồng thời tham gia Chương trình Lãnh đạo Quản lý cao cấp Việt Nam (VELP) tại Đại học Harvard.

Trong thời gian tham dự chương trình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có buổi nói chuyện với các sinh viên, cựu sinh viên Việt Nam đang học tập, làm việc tại vùng Boston mở rộng (trong đó có Đại học Harvard) đúng vào dịp thành lập Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam tại khu vực này.

Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định nước ta đang rất cần nhân lực chất lượng cao nên những người được đào tạo và từng làm việc ở nước ngoài khi về nước đều có vị trí xứng đáng. Sau đó, Hà Anh còn vinh dự được mời với tư cách là sinh viên duy nhất bậc đại học của trường Harvard tham dự bữa tối khép lại Chương trình VELP.

Hà Anh cho biết: "Tại cuộc gặp này, em được nghe các giáo sư của Harvard bày tỏ ấn tượng đối với phong cách làm việc nghiêm túc của đoàn Việt Nam khi tham gia Chương trình VELP. Nhân dịp này, em có cơ hội được gặp và nói chuyện với một số thành viên Chính phủ ta, qua đó được hiểu biết thêm về tình hình và các chính sách của đất nước, đồng thời chia sẻ về cuộc sống của sinh viên Harvard và lưu học sinh Việt Nam tại Boston".

"Được gặp Đoàn Việt Nam tham dự Chương trình VELP tại Harvard, em thấy rất tự hào mình là người Việt Nam. Đó là khoảnh khắc ấn tượng mà em không thể nào quên"- Hà Anh tâm sự.


Theo www.baomoi.com

Friday 6 April 2012

Sap tru quang cao, 2 thanh nien thoat chet

- Trong lúc 2 thanh niên đang ngủ trong nhà, một trụ quảng cáo nặng hàng chục tấn bất ngờ đổ sập.


Sự cố xảy ra trong cơn dông gió lúc 21h ngày 1/4 trên xa lộ Hà Nội đoạn qua phường Phước Long An, quận 9, TP HCM.

Vào thời điểm trên, 2 thanh niên là thợ điêu khắc đang ngủ trong nhà, bất ngờ trụ quảng cáo bị gió giật đổ, gây tiếng động kinh hoàng.

Rất may toàn bộ khung sắt biển quảng cáo nặng hàng chục tấn đè lên tầng lầu xí nghiệp thu phí XLHN nên 2 thanh niên này may mắn thoát chết.

Cùng thời điểm trên, tại khu ký túc xá sinh viên trường Đại học Ngân Hàng (quận Thủ Đức, TP HCM) gió lớn đã thổi tung nóc 17 căn phòng của gần 150 sinh viên gây hư hỏng nhiều đồ đạc và tài sản.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo UBND phường Linh Chiểu phối hợp cùng Ban quản lý KTX đã di dời các sinh viên đến nơi an toàn để tá túc qua đêm.

Cơn dông gió mạnh do ảnh hưởng của bão số 1 trên cũng gây thiệt hại nặng nề tại nhiều nơi trên địa bàn TP HCM. Nhiều cây xanh và biển quảng cáo đổ sập, làm hư hỏng nhà cửa, gây mất điện, gián đoạn giao thông...

PV Kienthuc.net.vn ghi nhận một số hình ảnh do cơn dông tàn phá sau bão:

Trụ quảng cáo nặng hàng chục tấn bất ngờ đổ sập

Toàn bộ khung sắt đè lên tầng lầu xí nghiệp thu phí XLHN

Hệ thống biển quảng cáo của cửa hàng Thế giới di động trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) bị đổ

Dãy KTX bị gió giật tung nóc khiến gần 150 sinh viên Đại học Ngân hàng được 1 phen khốn đốn

Phòng KTX không còn mái!
Vũ Sơn

Theo www.baomoi.com

Thursday 5 April 2012

Phu huynh ta hoa vi tin nhan con bi diem kem

Những tin nhắn thông báo điểm của nhà trường đến phụ huynh học sinh nhiều khi bị sai đã khiến không ít gia đình rơi vào bi kịch.


Đang cùng các con ăn bữa nhẹ sau khi đón chúng từ trường về, anh Minh Khang (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thấy cô con gái lớn có điện thoại gọi đến.

"Tại sao con bị điểm một môn Toán. Hôm qua, mẹ đã nhắc con làm bài tập, chuẩn bị chu đáo bài vở mà con không tập trung làm cho tốt…".Thì ra, sau khi nhận được tin nhắn về điểm của con gửi đến điện thoại, vợ anh Minh Khang không kìm nén nổi đã gọi điện từ cơ quan về.

Con gái anh lắp bắp: "Không, con có điểm thấp đâu, làm gì có chuyện như thế"…Tiếng vợ anh vẫn đanh thép trên điện thoại: "Nhà trường nhắn tin đây này, để mẹ chuyển tiếp vào máy con. Nếu bị điểm thấp thì phải nỗ lực mà học, mà vượt lên, mẹ ghét nhất là tính dối trá…".

Sau khi nhận được tin nhắn chuyển tiếp từ mẹ, cô con gái lớn anh Minh Khang chẳng nói thêm được gì, nước mắt lưng tròng, bỏ bữa ăn dở dang, đi lên phòng riêng của mình.

Dịch vụ sổ liên lạc điện tử giúp việc liên kết giữa gia đình và nhà trường chặt chẽ hơn. Ảnh: nsoft

Cách đây khoảng ba tuần, vợ anh Minh Khang cũng nhận được tin nhắn thông báo cháu bị điểm ba môn tiếng Anh. Khi cháu phủ nhận chuyện này hai mẹ con đã to tiếng. Anh Minh Khang chen vào: "Điểm môn nào thấp thì có thể, chứ điểm tiếng Anh thì con gái mình nhắm mắt làm bài cũng không có chuyện được điểm ba…".

Vợ anh không bằng lòng với cách nghĩ của anh, cứ cho rằng bố bao che cho con, làm thế thì con khó tiến bộ. Hôm ấy, gia đình nhà anh Minh Khang đã cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt…

Lần nhận được tin nhắn điểm một môn Toán này, anh vẫn nén lòng, bình tĩnh lên phòng riêng của con gái, động viện cháu rằng nếu bị điểm kém thì con cứ nói thật, điểm kém cũng chưa phải là xấu, là hết cách vượt lên… nhưng cháu bé vẫn khẳng định hai năm rõ mười là cháu hoàn toàn không có điểm thấp như thế.

Nhớ lại lần nhận được tin nhắn báo điểm thấp môn tiếng Anh, anh đã nghĩ ngay đến việc gọi điện trực tiếp cho cô giáo môn tiếng Anh để xác minh. "Cứ chần chừ mãi, cuối cũng tôi cũng thấy ngại. Mỗi cô giáo ở trường thường chủ nhiệm một lớp, dạy môn này ở một đến hai lớp nữa. Nghĩa là họ phải làm việc với trên một trăm học sinh. Dạy xong, về nhà, họ cũng còn bao nhiêu việc gia đình, nếu phụ huynh nào có việc gì dù không lớn cũng gọi điện thì cô giáo chỉ nghe điện thoại cũng đã… chết mệt".

Buổi trưa, tại cơ quan, nghe mấy đồng nghiệp nói rằng, dạo này trẻ em tự tử nhiều quá, đôi khi vì những lý do chẳng đâu vào đâu, nhiều người đã phải thường xuyên nói với các con rằng nếu có bất kỳ việc gì thì cứ nói thẳng với bố mẹ, đừng làm việc dại dột, cộng thêm cú tin nhắn khiến vợ, con anh "mỗi người mỗi ngả", lòng dạ anh Minh Khang nóng như lửa đốt. Anh bấm máy gọi lại cho vợ:

Có cả những trường hợp học sinh được điểm mười, tin nhắn gửi đến cha mẹ học sinh lại là điểm một do "mấy cháu sinh viên nhập liệu ở công ty gõ thiếu số không".

Không thể chịu đựng được thêm, anh Minh Khang liền gọi điện cho hội trưởng hội phụ huynh lớp xin số điện thoại cô giáo dạy môn Toán và bấm máy. "Không có chuyện ấy đâu anh ạ, đó là do hệ thống tin nhắn bị nhầm"- cô giáo dạy Toán trả lời.

Đã bình tĩnh lại, anh Minh Khang tiếp tục gọi điện cho cô giáo môn tiếng Anh xác minh về điểm ba hôm trước. Kết quả vẫn là tin nhắn nhầm. Tìm hiểu thêm qua một người bạn làm ở một công ty chuyên làm dịch vụ SMS anh Minh Khang được biết, hiện tượng tin nhắn nhầm dữ liệu thật mà các trường cung cấp không phải là hiếm. Bạn anh Minh Khang còn cho biết, có cả những trường hợp học sinh được điểm mười, tin nhắn gửi đến cha mẹ học sinh lại là điểm một do "mấy cháu sinh viên nhập liệu ở công ty gõ thiếu số không".

Anh Minh Khang cho biết, đành rằng hình thức liên lạc điện tử tạo nhiều thuận lợi cho việc liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục con trẻ, nhưng "bi kịch là ở chỗ nhà trường thay mặt công ty làm dịch vụ thu tiền của phụ huynh học sinh nhưng họ lại không kiểm soát được chất lượng dịch vụ đầu ra, tức là nội dung tin nhắn gửi đến điện thoại cha mẹ học sinh có chính xác hay không, nên đã xảy ra không ít bi kịch" - anh Minh Khang nói thêm.

Khôi Nguyên

Gia đình bạn có rơi vào tình huống "khóc dở mếu dở" vì bị nhắn nhầm tin ... kiểm kém như thế này? Mời độc giả chia sẻ các câu chuyện theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc hòm thư doisong@vietnamnet.vn! Trân trọng cảm ơn


Theo www.baomoi.com

Wednesday 4 April 2012

Cong su Nigeria khuyen con theo hoc nganh CNTT o Viet Nam

Ông Stephen V.Chirtau - Công sứ Nước cộng hòa Nigeria đánh giá cao ngành Công nghệ thông tin của Việt Nam trong một chương trình giao lưu giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Nigeria đang theo học chương trình cử nhân Top-up tại Đại học FPT.

PV: Xin chào ông, xin ông cho biết những hỗ trợ từ phía Đại sứ Quán Nigeria với những sinh viên Nigeria đang theo học tại Việt Nam ?

Công sứ Stephen V.Chirtau: Đại sứ quán Nigeria tham gia với tư cách bảo vệ quyền lợi công dân. Bất cứ vấn đề gì liên quan đến quyền lợi công dân đều thuộc vấn đề giải quyết của Đại sứ quán. Sinh viên Nigeria theo học chương trình cử nhân Top-up đều rất độc lập trong cuộc sống và học tập. Họ tự tổ chức cuộc sống của mình và nhận được sự hỗ trợ rất tốt từ phía nhà trường.

Ông Stephen V.Chirtau - Công sứ Nước Cộng hòa Nigeria tại Việt Nam trong một sự kiện giao lưu văn hóa giữa sinh viên Nigeria và sinh viên Việt Nam.

Theo ông, sinh viên Nigeria gặp phải những khó khăn gì cho cuộc sống du học tại Việt Nam ?

Công sứ Stephen V.Chirtau: Đó chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Rất nhiều sinh viên Nigeria khi mới đến Việt Nam rất khó giao tiếp với các bạn, tuy nhiên họ cũng có những người bạn là sinh viên Việt Nam nói tiếng Anh, những sinh viên này giúp đỡ sinh viên của nước tôi rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

Vậy còn về những khác biệt văn hóa, đó có phải là một trở ngại lớn để sinh viên Nigeria hòa nhập với cuộc sống ở Việt Nam ?

Công sứ Stephen V.Chirtau: Hoàn toàn không, Nếu chỉ nhìn vào bề nổi, ta có thể thấy sự khác biệt, nhưng nhìn sâu hơn tôi cho rằng Nigeria và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Việt Nam có hơn 60 dân tộc anh em, Nigeria cũng có 250 dân tộc anh em sống đoàn kết hòa thuận. Người Nigeria tôn trọng tổ tiên, luật pháp - người Việt Nam cũng vậy... Với nhiều điểm tương đồng như vậy, tôi tin sinh viên Nigeria nói riêng và cộng đồng người Nigeria tại Việt Nam nói chung đều hòa nhập dễ dàng, tạo ra sự gắn kết thân tình với người Việt Nam .

Sinh viên Nigeria (đang theo học chương trình Cử nhân Top-up) trong một hoạt động giao lưu văn hóa.

Ông có thể so sánh về cơ hội học tập giữa du học ở Việt Nam - một nước đang phát triển và du học ở các nước phát triển khác?

Công sứ Stephen V.Chirtau: Việt Nam là một trong những nước ở Đông Nam Á có ngành Công nghệ thông tin phát triển mạnh. CNTT ở nước các bạn đã trở thành chiến lược trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Ngoài yếu tố về chi phí sinh hoạt rẻ hơn ở các nước phát triển, đất nước các bạn còn có nguồn nhân lực mạnh về CNTT, các giảng viên đều là những người đã trải qua làm việc thực tế. Các chương trình hợp tác liên kết giáo dục đều có quy trình quản lý chất lượng, quy trình này luôn là chuẩn dù bạn học ở đâu trên thế giới. Nếu du học tại các nước phát triển, tốt hơn có chăng chỉ là cơ hội việc làm rõ ràng hơn.

Ở Việt Nam, các bậc phụ huynhthường nghĩ rằng con em họ chỉ có thể học tốt nếu cho con đi du học tại các nước phát triển. Với tư cách cũng là một bậc phụ huynh, ông có suy nghĩ như vậy không?

Công sứ Stephen V.Chirtau: Cha mẹ luôn muốn con thành đạt, nhưng cách nghĩ của người Nigeria là để con tự quyết định. Chúng tôi chỉ quan tâm đến chất lượng giáo dục, nếu có chọn Mỹ hay một nước nào khác để du học thì không phải vì chất lượng đào tạo mà chỉ vì nơi đó tiếng Anh thông dụng hơn mà thôi. Nếu con tôi quyết định du học tại Việt Nam , tôi sẽ khuyên con theo học ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam .

Xin chân thành cảm ơn ông.

Hiện nay, mỗi năm, ngày càng có nhiều sinh viên Nigeria và nhiều nước khác du học tại Việt Nam . Riêng chương trình Cử nhân Top-up của Đại học FPT, con số sinh viên nước ngoài theo học đã chiếm 36% tổng số sinh viên. Các bạn sinh viên quốc tế theo học tại đây đều được hỗ trợ đầy đủ về chỗ ăn, ở và thường xuyên được tham gia vào các hoạt động giao lưu, tìm hiểu văn hóa. Việc hợp tác giữa Nigeria và Việt Nam cũng phát triển trên nhiều mặt, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công ty của Nigeria được thành lập với nhân sự là người Nigeria và Việt Nam. Nigeria cũng đã mở một trường ngôn ngữ ở đây, mở ra cơ hội hợp tác giáo dục và đa lĩnh vực.


Theo www.baomoi.com

Tuesday 3 April 2012

Co hoi nhan bang cu nhan quoc te tai Viet Nam

Anh quốc đã và đang là điểm đến, lựa chọn số một của các bạn sinh viên quốc tế khi mong muốn đi du học. Nơi đây có những ngôi trường lâu đời, uy tín và cũng là nơi có nhiều cải cách về giáo dục nhất trên thế giới.

Nền giáo dục vương quốc Anh với những khóa học tiên tiến đem đến cho sinh viên quốc tế những trải nghiệm thú vị và tấm bằng có giá trị trên toàn thế giới. Hàng năm, Anh quốc đón nhận hơn 800.000 sinh viên quốc tế đến sinh sống và học tập.

Trường Đại học Greenwich - Anh quốc.

Tuy nhiên để có thể có được 1 suất học tại xứ sở sương mù, tài chính đang là vấn đề lo ngại nhất với các bạn sinh viên Việt Nam. Thông thường một sinh viên Việt Nam khi sang Anh du học sẽ tốn một chi phí tương đương 10.000 USD/1 năm để theo học. Ngoài ra, các bạn sẽ cần chi trả từ 900 - 1.000 USD/1 tháng tiền sinh hoạt nếu học tại London. Đây là chi phí đáng nể với các bạn sinh viên nếu như không nhận được học bổng của trường theo học hoặc tìm được 1 việc làm để trang trải cho cuộc sống. Với những khó khăn trên, nhiều bạn sinh viên đã phải đóng cửa giấc mơ về một tấm bằng quốc tế của mình.

Để khuyến khích sinh viên Việt Nam không cần đầu tư một khoản tiền quá lớn mà vẫn được học tập và trau dồi kiến thức tại một nền giáo dục quốc tế, Trường Đại học Greenwich, Anh quốc đã triển khai một mô hình đào tạo mới với tên gọi là Bridge To Bachelor (Bridge2B ). Đây là chương trình đào tạo chuyển tiếp đại học liên kết giữa đại học Greenwich, Anh quốc và Trường Đại học FPT. Chỉ cần một năm học, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng một cách toàn diện và nhận tấm bằng cử nhân quốc tế có giá trị toàn cầu. Chương trình dành cho các bạn sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng/Higher Diploma hoặc các bạn sinh viên năm cuối mong muốn học thêm chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.

Đạihọc Greenwich trao học bổngchương trình Bridge2B.

Ngày 06/04/2012, Đại học Greenwich, Anh quốc phối hợp với Trường Đại học FPT tổ chức hội thảo giới thiệu chương trình thi và phỏng vấn học bổng năm học 2012-1013. Trong năm học này, ĐH Greenwich dành 100 suất học bổng trị giá lên tới 1,5 tỷ đồng dành cho sinh viên theo học chương trình chuyển tiếp đại học tại Việt Nam.

Để biết thông tin chi tiết về học bổng và đăng ký tham dự, vui lòng truy cập website: http://bridge2b.fsb.edu.vn/ hoặc liên hệ theo số hotlines: 0902 282 919; Tại TP Hồ Chí Minh: 0983 942 210.

Trường ĐHGreenwichlà một trong số những trường đại học lớn và hiện đại nhất Anh quốc được thành lập từ năm 1890. Hiện nay, trường có 3 cơ sở tại Avery Hill, Maritime Greenwich và Medway đặt tại vùng Đông Nam London, một vị trí mang tính lịch sử, thuận lợi cho việc học tập cũng như giao lưu văn hóa của sinh viên các nước. Trường đã được vinh dự nhận hai giải thưởng danh giá của Nữ hoàng Anh - Queen's Anniversary vào năm 2009; 2010 và đã được tổ chức Sunday Times bình chọn là một trong những trường được sinh viên ưa thích nhất hiện nay.


Theo www.baomoi.com

Related posts