Tuesday 31 January 2012

Chong tieu cuc, giao vien bi khai tru Dang

dien thoai di dong | muaban24.vn lua dao | muaban24 lua dao |

(VTC News) – Tập thể cán bộ giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã ký đơn tập thể kiến nghị lên cơ quan chức năng kiểm tra những việc làm sai trái của hiệu trưởng nhà trường. Kết quả là "phần nổi" của sai phạm được làm rõ nhưng đổi lại hàng chục cán bộ giáo viên đã bị kỷ luật, thậm chí có người còn bị khai trừ ra khỏi Đảng.



Báo điện tử VTC News vừa nhận được đơn kêu oan của bà Lữ Thị Tuyết Mai, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh. Bà Mai cho rằng, Quyết định số 30-QĐ/UBKTHU ngày 27/10/2011 của Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Đức Phổ về việc khai trừ bà Mai ra khỏi Đảng là quá nặng so với những gì bà mắc phải và so với hình thức kỷ luật của những người khác.

Đơn này cũng được gửi đến Ban Thường vụ Huyện uỷ Đức Phổ để khiếu nại theo quy định của Điều lệ Đảng.

Ông hiệu trưởng "hai không"

Tháng 11/2007, ông Võ Văn On được luân chuyển về làm hiệu trưởng Trường THPT bán công Lương Thế Vinh (nay đã chuyển sang công lập). Vừa ấm ghế, ông này liền xây dựng cho mình một quy chế làm việc "hai không": Không hội họp, không công khai tài chính.

Điều này đồng nghĩa với mọi việc ông cùng ê kíp đều tự quyết, tự xử. Quy chế làm việc này đã gây ra những hệ luỵ mà nhà trường, giáo viên và học sinh phải gánh chịu trong hơn 3 năm qua.

Chống tiêu cực, giáo viên bị khai trừ Đảng

Dưới thời hiệu trưởng On, Trường THPT Lương Thế Vinh liên tục xảy ra lục đục

Theo kết quả kiểm tra của Ban thanh tra nhà trường thì việc chi tiêu từ các quỹ thu được của nhà trường rất tuỳ tiện. Cụ thể là: Theo quy định, chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy phụ đạo là 75% nhưng thực tế chỉ chi 50%; quy định chi cho quản lý 5% nhưng lại chi 8%; chi khấu hao tài sản quy định 13% nhưng chỉ trích 3,2%... Số tiền chênh lệch chi sai so với quy định các khoản quỹ đã lên đến trên 260 triệu đồng.

Kết luận kiểm tra còn cho thấy hiệu trưởng nhà trường đã sử dụng đến 20 triệu đồng tiền nước uống của học sinh để… tiếp khách. Chỉ trong 2 năm học (2008-2009 và 2009-2010), nhà trường đã dùng nhiều loại quỹ để chi tiếp khách đến hơn 77 triệu đồng, trong đó, hầu hết là do hiệu trưởng On "chủ xị".

Không những thế, ông này còn qua mặt UBND tỉnh, tự ý "bật đèn xanh" cho Ban đại diện cha mẹ học sinh thu tiền sửa chữa nhỏ trong nhà trường với tổng số tiền trong hai năm học (2009-2010 và 2010-2011) lên đến 200 triệu đồng.

Nhưng không hiểu ông On dùng tiền này để sửa chữa gì mà nguồn điện thắp sáng trong trường luôn bị "chập cheng" khiến thiết bị điện hư hỏng liên tục, nhiều khi lớp học không có điện.

Chống tiêu cực, giáo viên bị khai trừ Đảng
Lạm thu nhiều khoản nhưng nhiều khi phòng học của học sinh ở ngôi trường này không có điện để học

Ngoài các khoản thu, chi không đúng kể trên, việc tự ý nhận thêm một giáo viên và nhân viên hợp đồng trong năm học 2010-2011 nhưng không qua liên tịch và hội đồng nhà trường, cũng gây bức xúc trong giáo viên.

Nghiêm trọng hơn, trong cả năm 2009, hiệu trưởng On đồng thời là Bí thư chi bộ nhưng chỉ tổ chức họp chi bộ vỏn vẹn có một lần (ngày 26/2/2009), rồi chìm sâu vào quên lãng. Bao nhiêu nghi vấn, thắc mắc, đề đạt của đảng viên, cán bộ giáo viên cũng theo đó "chìm xuồng".

Thậm chí có hôm đang chủ trì cuộc họp, khi bị truy vấn những vấn đề "nhạy cảm" liên quan đến tài chính, ông này liền đứng lên tuyên bố giải tán. Trong các cuộc họp của công đoàn và chi bộ trường rất nhiều lần cán bộ giáo viên yêu cầu hiệu trưởng cùng ngồi lại để báo cáo tài chính, công khai tài chính nhưng hầu hết ông đều viện lý do để vắng mặt.

Cái sảy nảy cái ung

Trong đơn của mình, giáo viên Lữ Thị Tuyết Mai, cho biết: "Những việc làm của hiệu trưởng On và ê kíp, bản thân tôi và nhiều đồng chí khác đã nhiều lần đưa ra chi bộ để yêu cầu được giải trình một cách công khai, minh bạch. Điều này đã thể hiện rất rõ ràng trong các biên bản các cuộc họp chi bộ trường cũng như các cuộc họp của công đoàn. Tuy nhiên, ông On đã dùng quyền lực, vô hiệu hoá tất cả các yêu cầu chính đáng cũng như góp ý của chúng tôi".

Khi các "diễn đàn" để góp ý, đấu tranh làm trong sạch nội bộ đều bị hiệu trưởng vô hiệu hoá, không còn cách nào khác, cán bộ đảng viên trường Lương Thế Vinh đành "gác một bên" sinh mạng chính trị của mình, cầm bút ký vào đơn kiến nghị tập thể gửi cấp thẩm quyền để lên tiếng.

Chống tiêu cực, giáo viên bị khai trừ Đảng

Hàng chục cán bộ giáo viên có cả đảng viên Trường Lương Thế Vinh phải ký đơn tập thể kiến nghị lên các cấp về sai phạm ở trường

Chấp bút thư kiến nghị này là giáo viên Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch Công đoàn nhà trường, sau đó, bản kiến nghị được để trong phòng hội đồng để mọi người đọc, ai thống nhất thì ký vào. "Đọc những nội dung kiến nghị trong thư hợp lý với bức xúc lâu nay của mình và thấy đã có chữ ký của các tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, giáo viêm thâm niên, nên tôi yên tâm ký vào", bà Mai, kể lại.

Cũng theo bà Mai, việc ký đơn kiến nghị xuất phát từ việc đấu tranh chống tiêu cực và mong muốn xây dựng trường trong sạch, lành mạnh, tạo thương hiệu và chất lượng giáo dục cho nhà trường, khi mà việc góp ý công khai tại chi bộ không hề mang lại một tiến bộ nào.

Sau khi nhận đơn của tập thể cán bộ giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành thanh kiểm tra và phát hiện một số sai phạm của hiệu trưởng On và ê kíp. Tuy nhiên, đây chỉ là "phần nổi của tảng băng" còn những sai phạm nghiêm trọng mà Ban Thanh tra nhân dân nhà trường phát hiện vẫn chưa được mổ xẻ.

Khai trừ Đảng người ngay, người vi phạm chỉ bị khiển trách

Thay vì thanh kiểm tra để truy đến cùng sai phạm thì Sở GD&ĐT Quảng Ngãi bỏ ngỏ rồi quay ra kiến nghị Huyện uỷ Đức Phổ "truy đến cùng" có hay không việc Đảng viên vận động người khác ký đơn tập thể. Với tinh thần đó, theo các giáo viên đã ký đơn tập thể cho biết, UBKT Huyện uỷ Đức Phổ đã vào cuộc và "truy" họ với hướng "không cần quan tâm đến nội dung đơn mà chỉ quan tâm đến việc có hay không đảng viên vận động ký đơn tập thể".

Theo bà Mai thì không hiểu vì lý do gì, mọi hướng nghi vấn trong việc ký đơn tập thể này đều đổ dồn về phía bà dù bà không phải là người ký đơn đầu tiên. Bằng chứng là khi kết thúc cuộc kiểm tra, bà Mai và hiệu trưởng On bị đề nghị mức kỷ luật cao nhất là cảnh cáo.

Thế nhưng có điều lạ là cuối cùng mức kỷ luật đối với bà lại tăng lên với mức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng, còn hiệu trưởng On lại được "ưu ái" hạ xuống mức kỷ luật thấp nhất là khiển trách.

Chống tiêu cực, giáo viên bị khai trừ Đảng
Không đồng ý với mức kỷ luật của mình, bà Mai đã làm đơn khiếu nại gửi đến các cấp

Trao đổi với VTC News, bà Mai chia sẻ: "Tôi tự nhận thấy mình có mắc một số khuyết điểm và có một số hành xử chưa hợp lý trong việc này vì quá nhiều áp lực. Tuy nhiên, việc làm của tôi xuất phát từ ý tốt muốn xây dựng trường sau khi đã góp ý nhiều lần trong các cuộc họp chi bộ nhưng không hiệu quả mà mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Đồng thời, vi phạm của tôi chỉ xảy ra lần đầu và chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mức phải khai trừ ra khỏi Đảng".

"Với tôi, được đứng vào đội ngũ của đảng là một niềm vinh dự rất lớn, xứng đáng với truyền thống gia đình mình. Tôi luôn tự nhắc nhở mình phải học tập, rèn luyện và làm theo lời Bác, chưa bao giờ tôi có ý nghĩ sai lệch về Đảng", bà Mai ngậm ngùi.

Được biết, giáo viên Lữ Thị Tuyết Mai sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Ông nội bà nguyên là Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ thời kỳ chiến tranh. Cha bà từng là hiệu trưởng ngôi trường bà đang giảng dạy, sau đó luân chuyển sang trường khác. Bản thân bà là một giáo viên năng nổ, nhiệt tình, được tín nhiệm giao nhiệm vụ là thành viên Ban Thanh tra nhân dân của nhà trường.

Về việc của bà Mai, trao đổi với VTC News, ông Huỳnh Giỏi, Phó Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ Đức Phổ, xác nhận, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã nhận được đơn của giáo viên Lữ Thị Tuyết Mai, khiếu nại về hình thức kỷ luật đối với mình.

Điều lệ Đảng cũng quy định, trong vòng 30 ngày, nếu không đồng ý với hình thức kỷ luật đưa ra, Đảng viên có quyền khiếu nại đến cấp có thẩm quyền để giải quyết.

"Hiện Thường vụ Huyện uỷ đã có quyết định thành lập đoàn kiểm tra để giải quyết khiếu nại, khi có kết quả sẽ báo cáo để Ban Thường vụ xem xét ra quyết định trả lời cho cô Mai", ông Giỏi khẳng định.

Liên quan đến sai phạm và để xảy ra sai phạm tại Trương THPT Lương Thế Vinh, UBKT Huyện uỷ Đức Phổ đã ký quyết định kỷ luật và đề nghị kiểm điểm 14 đảng viên: Đồng chí Võ Văn On, Hiệu trưởng; Hoàng Hải, hiệu phó, phó Bí thư chi bộ bị kỷ luật khiển trách; Nguyễn Văn Nhựt, hiệu phó, Bí thư chi bộ bị kỷ luật cảnh cáo. Nguyên nhân do để đảng viên ký đơn khiếu nại tập thể, nội bộ mất đoàn kết...


Trong số 10 đảng viên là giáo viên ký đơn khiếu nại tập thể có 1 đồng chí bị khai trừ đảng (Lữ Thị Tuyết Mai), 1 người bị cách chức chi uỷ viên, 1 cảnh cáo, 2 người bị khiển trách, còn lại 5 người bị kiểm điểm nhắc nhở tại chi bộ. Ngoài ra kế toán nhà trường cũng bị khiển trách do có nhưng sai phạm trong công tác tài chính.


Nghĩa Bình

Theo tintuc.xalo.vn

Vua hoc vua di lam

chocolate |

thiet bi kich song

| sieu xe |

Kiếm tiền là một cách để thực hành những hiểu biết của mình vào cuộc sống. Một điểm yếu của SV Việt Nam là chỉ chăm chăm đọc sách, kiếm điểm.
- Chuyên mục Giáo dục | Chuyện học đường |

Sinh viên (SV) vừa đi học vừa kiếm tiền. Có người cho rằng, làm vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến học tập, bởi không ít những SV vì ham kiếm tiền mà phải lưu ban, nợ điểm, thậm chí bỏ học. Nhưng cũng có người nghĩ khác, họ cho rằng học phải đi đôi với hành.

Kiếm tiền là một cách để thực hành những hiểu biết của mình vào cuộc sống. Một điểm yếu của SV Việt Nam là chỉ chăm chăm đọc sách, kiếm điểm. Nhưng khi bắt tay vào những công việc cụ thể thì lớ ngớ, vụng về. Ngày nay, cuộc sống đòi hỏi làm thực hơn nói giỏi.


Hãy tạm gác cuộc tranh luận không hồi kết để thử khảo sát  qua một vài SV du học ở Úc, xem họ đã học như thế nào và đã kiếm thêm tiền ra sao? Đương nhiên, cũng là dịp để những người trong cuộc nói lên suy nghĩ của chính mình.

Một nữ SV quê ở Tiền Giang có người thân ở Melbourne. Cô được ở nhờ trong nhà bà cô và khoản chi phí khá lớn cho thuê nhà coi như được "miễn phí"... Nhưng để có tiền ăn học thì phải đi làm thêm. Cô bé nhỏ người, rụt rè được nhận vào làm tại một tiệm bánh.

Thoạt đầu cô vô cùng bỡ ngỡ trong giao dịch, và đặc biệt lối "tư duy" tiếng Anh nhà trường khiến nhiều người dân bản địa nghe buồn cười. Những lần do quên hay nhầm lẫn làm mất bánh, thiếu tiền, ông chủ cửa hàng trừ lương thẳng thừng, không chút thông cảm như kiểu Việt Nam. Nhưng chính từ sự khe khắt đó, cô SV quản trị – kinh doanh trẻ đã nhanh chóng hòa nhập vào thế giới mua bán, tính toán, quản lý.

Đó là những lợi ích cô có được sau những năm làm thêm. Và một kết quả bất ngờ nữa: Cô bỏ đi khá nhiều tiếng Anh nhà trường, sách giáo khoa chuẩn mực để tiếp nhận một cách tự nhiên, sinh động ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ giao dịch, thương mại. Đó thực sự là một khoản "lãi", giá trị rất lớn.

Một SV Mỹ thuật nội thất thổ lộ: Một tuần hai buổi đi phục vụ quán phở cho người Việt được 200 AUD, một tháng sẽ có 800 AUD. Khoản tiền này đủ chi tiền nhà (300-400 AUD), tiền ăn 300 AUD, tiền điện và nước sinh hoạt không đáng kể. Nếu không xài sang hàng hiệu, nhà hàng, du lịch đường xa thì… chưa hết 800 AUD đâu. Còn mấy tháng hè, mặc sức kiếm việc. Có nhiều bạn tranh thủ 3 tháng hè để có tới 10.000 AUD. Số tiền này dùng để đóng học phí.

Các sinh viên Mỹ thuật còn kiếm được tiền từ chính chuyên môn của mình. Khác với anh chị em sinh viên con nhà khá giả, không bận tâm kiếm tiền, sinh viên tự túc như em muốn được học bài bản chính quy, có chuyên môn vững chãi, thì mình phải tự định đoạt cuộc sống của mình ngay từ bây giờ. Điều em luôn  cảnh giác là, phải tỉnh táo khi kiếm tiền để không làm ảnh hưởng đến việc học của mình. Qua hòa nhập thực sự vào cuộc sống sôi động đầy thử thách, mình cũng trưởng thành, sớm định hướng  cho tương lai.

Nhưng sinh viên du học ở đây không chỉ đơn giản kiếm tiền để lo trang trải chi phí cho mấy năm học. Không ít sinh viên còn nghĩ xa hơn. Họ kiếm tiền theo những công việc liên quan, gần gũi  với chuyên môn sau này. Những sinh viên kế toán - tài chính, quản trị -  kinh doanh, hay kiến trúc, thiết kế công trình… không ham những việc cần đến cơ bắp, dẫu họ không e ngại vất vả ở những nông trại.

Điều họ muốn là "3 trong 1". Công thức này có thể giải nghĩa như sau: Kiếm được một việc làm để giải quyết đồng tiền ăn, ở, học hành + Không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập + tiếp sức "hành" cho việc học ở nhà trường bằng những chuyên môn cụ thể.

Khi sinh viên đã xác định mục đích du học thì việc kiếm tiền là sự tiếp tay hữu hiệu cho học tập, là cơ sở  cần thiết để tạo lập tương lai.

Nguyên Phước

Nguồn : phapluatxahoi.vn

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Vừa học vừa đi làm
  • Sóc Trăng: Vừa học vừa lo trường… sập
  • Hơn 700 học sinh vừa học, vừa... bịt mũi
  • Vừa du học, vừa kiếm 30 triệu đồng/tháng
  • Nửa đêm, đi làm... 'ông bụt'
  • Bi hài chân dài đi làm partime Tết
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Chu du 8 tuần ở châu Âu sướng tê người
  • Kinh hoàng ngôi trường tra tấn sinh viên
  • Amsers nô nức dự thi tài năng
  • Năm tới dự kiến có 3 cách tuyển sinh
  • Không khí đón Noel rần rật trong lớp
  • Lễ tốt nghiệp siêu long lanh của trường Raffles Hà Nội

Tin tiếp theo

  • 17/12 Cận cảnh chiếc phi cơ đặc biệt trong liveshow Đan Trường
  • 16/12 Thu Hương đoạt ngôi Á hậu hai Mrs. World 2011
  • 16/12 Tết nghèo của ngành chứng khoán, bất động sản
  • 16/12 Ký ức kinh hoàng của nạn nhân vụ cháy cao ốc EVN
  • 16/12 Cháy lớn ở tháp đôi 33 tầng tại Hà Nội, nhiều người mắc kẹt
  • 15/12 Toàn cảnh cuộc giải cứu nạn nhân kẹt trong đám cháy cao ốc EVN
Từ khóa bài viết:

"Vừa học vừa đi làm": Mỹ , sinh viên , thiết kế , quản lý , cuộc sống , công việc , người Việt , buồn , giải quyết , kinh doanh ,

Theo www.tinmoi.vn

Monday 30 January 2012

Co sao phai lo

game angrybirds | scholarship | cong ty thiet ke web |

Tôi xin tự giới thiệu là người của cái Viện Toán "cũ", mà theo cách gọi đùa (khiến nhiều người tưởng thật) của anh Ngô Việt Trung là "Viện Toán sơ cấp" sau khi Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM) được thành lập với Ngô Bảo Châu là Giám đốc khoa học và GS Lê Tuấn Hoa là Giám đốc điều hành.



Quy chế hoạt động của VIASM có thể xem trên mạng
http://vms.org.vn/news/QD2343TTG.PDF
Nhưng chắc nhiều người không có thời gian đọc, vậy tôi xin có vài dòng vừa chủ quan (vì là người làm toán) vừa khách quan (vì không nằm trong cái viện mới đó).

Trước hết xin nói về tiền. 650 tỷ cho 10 năm, vị chi là 65 tỷ hàng năm, gấp khoảng 10 lần kinh phí Viện Toán "sơ cấp" hiện nay. Tôi cứ giả sử cái Viện "sơ cấp" hiện nay của tôi được cấp chừng ấy kinh phí, thì theo tỷ lệ, lương tôi được khoảng 40 triệu một tháng. Chừng đó là số lương mà Đại học Tân Tạo trả cho một số Ph.D. xuất sắc về Toán mới từ nước ngoài về. Như vậy, nếu mà Viện Toán "sơ cấp" hàng năm được nhận 65 tỷ thì cũng chưa phải là cái gì quá khủng khiếp khiến báo chí tốn nhiều giấy mực tới vậy. Mặt khác cũng xin lưu ý rằng chi phí xây dựng 1 km đường (như con đường Xã Đàn ở Hà Nội) là 100 tỷ (tính theo thời giá khi xây con đường đó). Như vậy VIASM trong 10 năm có kinh phí của 6,5 km đường.

Vấn đề không phải là bao nhiêu tiền, mà là tiêu như thế nào. Cái mà thiên hạ lo lắng, ngoài con số tiền tỷ không lồ là lời phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về sự tự chủ của Viện. Theo như báo chí thì Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ không yêu cầu VIASM phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu và Hội đồng khoa học*…

VIASM không có khả năng đóng góp vào việc sản xuất xe máy ở Việt Nam hay "mua vui cho mọi người trong vài trống canh" nhưng đóng góp của nó cho cộng đồng toán học Việt Nam, qua đó ảnh hưởng tích cực tới chất lượng giảng dạy Toán học ở bậc đại học, cho đào tạo giáo viên phổ thông,..., là hoàn toàn hiện thực. Và đó cũng là mục đích, nhiệm vụ của VIASM.
Tôi có may mắn được nghe bài phát biểu đó của Phó Thủ tướng. Tôi không ghi âm và không chép nhưng cái mà tôi hiểu qua lời phát biểu là tinh thần tôn trọng quyền tự quyết của VIASM, đặc biệt là trong nghiên cứu. Đối với tôi đó là một thắng lợi. Cantor nói: "Bản chất của Toán học là tính tự do của nó" (The essence of mathematics is its freedom). Toán học không phải là một khoa học làm ra sản phẩm trực tiếp cho xã hội, vật chất cũng như tinh thần. Cái mà nhiều người lo lắng là tại sao nước ta, một nước chưa phát triển, lại xài sang như vậy - bỏ ra tới 6,5 km tiền đường để đầu tư vào Toán học, một ngành, theo nhiều người, là chẳng có ích gì cho Kinh tế-Xã hội cả? Tôi xin chép nguyên văn một đoạn trong Điều 3 (Nhiệm vụ) của Quy chế hoạt động của VIASM.

b) Tạo điều kiện làm việc thuận lợi để nâng cao trình độ các nhà toán học trẻ của các trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ sở ứng dụng Toán học trong cả nước;

c) Tạo điều kiện làm việc thuận lợi để các nhà toán học Việt Nam có năng lực trở thành các chuyên gia quốc tế;

d) Hỗ trợ thiết lập và tăng cường hợp tác nghiên cứu và đào tạo của các nhà toán học trong nước; hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài;

đ) Hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác giữa Toán học và các ngành khoa học có liên quan như: Vật lý, Khoa học máy tính, Khoa học trái đất, Khoa học sự sống, Kinh tế...


Như vậy mục tiêu đầu tiên của cái viện mới này là nâng cao "chất lượng nghiên cứu" của cộng đồng toán học, cái "chất lượng" này sẽ ảnh hưởng tích cực tới chất lượng giảng dạy toán học ở đại học và phổ thông. Tại thời điểm này tôi có thể khẳng định rằng một Ph.D. về toán với đúng nghĩa của từ này có thể xin việc tại bất cứ khoa Toán nào ở các trường đại học của Việt Nam. Điều đó phản ánh thực tế: nền giáo dục và khoa học của Việt Nam đang thực sự thiếu những người có trình độ về Toán. Như vậy VIASM không có khả năng đóng góp vào việc sản xuất xe máy ở Việt Nam hay "mua vui cho mọi người trong vài trống canh" nhưng đóng góp của nó cho cộng đồng toán học Việt Nam, qua đó ảnh hưởng tích cực tới chất lượng giảng dạy Toán học ở bậc đại học, cho đào tạo giáo viên phổ thông,..., là hoàn toàn hiện thực. Và đó cũng là mục đích, nhiệm vụ của VIASM.

Quay lại cái chuyện Phó Thủ tướng giao toàn quyền tự chủ cho VIASM, tôi cũng xin chép nguyên văn một đoạn khác trong Quy chế:

Điều 6. Đánh giá hoạt động:

Kết quả hoạt động của Viện sẽ được đánh giá định kỳ 03 năm một lần theo thông lệ quốc tế với sự tham gia của các nhà toán học hàng đầu của Việt Nam và các nhà toán học quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc khoa học.

Theo thiển ý của tôi, Nhà nước đã chọn được nhà toán học người Việt xuất sắc nhất theo đúng nghĩa của từ này để lãnh đạo cái viện đáng lẽ ra đã được thành lập từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cớ gì mà chúng ta phải lo lắng nhiều như vậy trong cái thời điểm mà có biết bao chuyện phải lo như lúc này?

---

(*) Thông báo tài trợ nghiên cứu của VIASM có thể xem trên trang web của Viện.


* GS. Ngô Việt Trung:

Số tiền 650 tỷ là dành cho Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học đến năm 2020. Phần lớn số tiền này sẽ dành cho việc xây dựng trụ sở Viện toán cao cấp. Để thấy số tiền này có lớn không ta chỉ cần so với kinh phí 450 tỷ xây Trường trung học phổ thông Amsterdam.

Kinh phí hàng năm của Viện Toán cao cấp được cấp theo Chương trình hoạt động cụ thể hàng năm và phải tuân thủ định mức chi tiêu đã được Nhà nước quy định. Ví dụ như định mức thù lao nghiên cứu được dựa theo mức của Đại học quốc tế ỏ TP. HCM (thua xa Đại học Tân Tạo). Có thể thấy ngay kinh phí hoạt động hàng năm của Viện toán cao cấp không thể "cao cấp" được. Ví dụ như kinh phí được duyệt cho năm 2012 là 15 tỷ. Số tiền này có lẽ chỉ bằng kinh phí chi cho 3 giáo sư toán học ở các nước phương Tây làm việc hàng năm.

Kinh phí hoạt động như vậy quá nhỏ so với kinh phí hoạt động năm 2011 của các Viện nghiên cứu cao cấp tương tự ỏ các nước châu Á(quy ra đồng Việt Nam): Viện toán Lahore (Pakistan): 40 tỷ; Viện toán INSPEM (Malaysia): 40 tỷ; Viện toán Viện hàn lâm Đài Loan: riêng tiền thư viện hàng năm là 20 tỷ; Viện nghiên cứu cao cấp Hàn Quốc: 400 tỷ cho 3 ngành Toán, Lý, Tính toán (100 cán bộ nghiên cứu); Viện Tata ở Mumbay (Ấn Độ): 600 tỷ cho 4 ngành Toán, Lý, Tin học và Sinh vật.

* TS Trần Minh Tiến :

Tôi nghĩ Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán đã là việc xong rồi, bàn ra tán vào cũng không có ích gì nữa. Giá như trước khi quyết định thành lập, Chính phủ lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng khoa học thì có lẽ bây giờ, và mai sau sẽ đỡ có ý kiến dị nghị hơn. Tôi thấy chung quy dư luận hay dị nghị này nọ chẳng qua là do công luận thiếu niềm tin vào cộng đồng khoa học nói chung và cộng đồng toán học nói riêng. Có thể có những lý do khác nhau khiến công luận không có niềm tin đó. Quá khứ là một lý do. Lý do khác là có những việc làm khiến công luận không thể đặt niềm tin được, tôi lấy ví dụ, Hội Toán học từng đề nghị đưa một số người, theo những cách đánh giá nào đó, là chưa xứng đáng, vào Hội đồng Học hàm ngành toán. Ngoài ra, bây giờ tôi mới biết con số 650 tỷ này còn cho xây dựng cơ bản nữa, mà mọi người đều biết thất thoát trong xây dựng cơ bản được thừa nhận là 40%. Thành ra tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

Thôi đành hy vọng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán sẽ lấy lại được niềm tin của công chúng vào khoa học.

* GS Lê Tuấn Hoa: Vì là người trong cuộc, tôi không muốn lên tiếng. Chỉ quyết cùng với các nhà toán học xây dựng thành công VIASM. Chúng tôi rất biết, nó ra mắt chưa có nghĩa là đã thành công. Còn khi nào thấy thành công thì chỉ có thời gian mới trả lời được. Mọi lí lẽ chúng tôi có đưa ra cũng chỉ là biện minh.

Tất nhiên Ban Giám đốc và Hội đồng Khoa học, ban tư vấn có chiến lược phát triển đàng hoàng, nhưng công bố cũng phải theo tình hình triển khai. Chúng tôi cũng không chạy theo số lượng, vì ai đó dự Forum trước lễ ra mắt quốc tế của VIASM nghe báo cáo đã thấy: Malaysia có tạp chí toán ở SCI-E, Viện Toán ở Lahore của Pakistan có số bài báo khoảng trên 200 ở SCI-E trở lên trong năm 2010, còn KIAS của Hàn Quốc chỉ có chưa đến 40 (mà anh Ngô Việt Trung đã thống kê, ngân sách của họ là 20 triệu USD). Tất nhiên là do cách tính của mỗi nơi. Nhưng ai cũng biết Hàn Quốc tiến như thế nào trong 20 năm qua và vai trò của KIAS, KAIST như thế nào. Tôi chỉ bổ sung thêm một điều: VIASM sẽ chỉ được hưởng cỡ một nửa trong số 650 tỷ của Chương trình Toán. Con số 650 tỷ hay một nửa của nó có giải ngân được hay không thì không ai biết được. Dù sao chăng nữa điều đó không quan trọng. Nếu làm được việc có ý nghĩa thì gần 400 tỷ (như dự định ban đầu) hay có tất cả 650 tỷ đến 2020 vẫn là quá ít. Còn không làm được gì, thì dù có 10 tỷ cũng là xa xỉ.


Theo www.baomoi.com

Giup tre tu ky hoa nhap cong dong nhu the nao

may say toc | tu mang | sieu xe |

(GDVN) - Trẻ tự kỷ không phải không nhận thức được, có những em ý thức rất tốt, các em chỉ khó khăn trong giao tiếp, làm thế nào để giúp các em hòa nhập.
Nhiều nhà chuyên môn, các giáo viên trực tiếp dạy trẻ tự kỷ đều nhận định như trên. Trẻ tự kỷ hoàn toàn trở thành những đứa trẻ bình thường nếu như được phát hiện, giúp đỡ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một khó khăn thực tế hiện nay, khi các phụ huynh đưa con tới trường, nhà trường xác định con họ đã mắc chứng tự kỷ nhưng gia đình hoàn toàn "bác bỏ", hầu như ít khi có thái độ hợp tác cùng giúp con mình hòa nhập. Đó là thực trạng đang diễn ra ở cấp Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, được nhiều giáo viên phản ánh.

Tạo môi trường hòa nhập cho trẻ tự kỷ, cùng các bạn trong lớp vưi chơi, học tập. Ảnh minh họa Đất Việt

Theo Ths Nguyễn Thị Thanh, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Hà Nội, cách giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với cộng đồng, với bạn bè cần có ba mô hình chính, chuyên biệt, bán hòa nhập và hào nhập. Nếu đảm bảo được vấn đề giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ đó cũng là làm được vấn đề xã hội hóa giáo dục. "Chúng ta phải có quan điểm nhìn nhận trẻ tự kỷ như là trẻ em bình thường, không có sự gán mác, gọi tên hay phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ" Ths Thanh cho biết.

Giáo dục, dạy dỗ cho một đứa trẻ bình thường đã rất khó khăn, càng khó khăn hơn khi các trường, những giáo viên tiếp nhận những đứa trẻ có hội chứng tự kỷ. Đứng ở góc độ nhà giáo, Ths Thanh cho rằng, trong quá trình dạy phải tạo cơ  hội cho trẻ tự kỷ tham gia hòa nhập với các bạn trong lớp, có thể tạo cơ hội cho trẻ học chậm hơn từ 1-2 năm. "Trẻ tự kỷ như một miếng ghép, trong miếng ghép đó có nhiều mảnh nhỏ, mỗi ngày ta lắp ghép từng mảnh và dần sẽ được một mảnh ghép lớn". Ths Thanh ví von về  quá trình hòa nhập cho trẻ tự kỷ.

Giúp phát hiện và giúp đỡ trẻ tự kỷ, bản thân phụ huynh cần phối hợp và tạo điều kiện cho nhà trường, giáo viên trong việc giáo dục hòa nhập. Ảnh Xuân Trung

Từ kinh nghiệm thực tế, cô giáo Đỗ Thị Hoa, giáo viên dạy trẻ tự kỷ Trường Tiểu học Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội nêu ý kiến, trước đó, bản thân cô cũng rất lo lắng khi phải tiếp nhận 2 em tự kỷ vào lớp học của mình. Tuy nhiên, qua thời gian và qua nhiều phương tiện cô đã tìm hiểu được những khả năng của các em nên đã có cách giáo dục hiệu quả.

Trao đổi với chúng tôi, cô Hoa cho biết, "Sau khi tiếp nhận tôi đã tìm các kênh đa dạng trong lớp để làm cho các em có cảm giác hứng thú học tập. Đặc biệt giáo viên phải chủ động xây dựng  môi trường xung quanh, đó là vòng tay bè bạn. Theo đó, với từng mục tiêu của môn học giáo viên có thể đưa ra mục riêng cho các em tự kỷ, ví như môn Toán lớp 2, cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1.000 nhưng ở trẻ tự kỷ chỉ yêu cầu các em làm trong phạm vi 100 thôi"

Là phụ huynh có con 10 tuổi mắc chứng tự kỷ đã lâu, chị Nguyễn Đình Hiếu (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, con chị lên 6 tuổi bắt đầu xuất hiện chứng tự kỷ, lúc đầu nghĩ con phải đến lớp học chị rất lo lắng, lo vì không biết con mình có học được không, học những gì, học đến đâu hay vào trường chuyên biệt, nếu ở nhà thì ai trông, hàng loạt câu hỏi khiến chị và gia đình ngày đêm khó ngủ.

"Tuy nhiên, khi vào lớp học cô giáo đã xin phép nhà trường kê một ghế riêng cho con tôi, để bé ngồi gần với cô giáo hơn, xếp các bạn nhanh nhẹn ngồi gần giúp đỡ con tôi. Có thể nói, phương pháp giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập. Qua đây, tôi cũng xin kiến nghị sắp tới cần có một cơ chế như thế nào đó để mỗi lớp có trẻ tự kỷ phải có giáo viên phụ giúp đỡ các em trong quá trình học" chị Hiếu đề xuất.

Theo ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng GDMN (Sở GD&ĐT HN), cả nước hiện còn rất nhiều trẻ em tự kỷ chưa được khám chữa kịp thời. Ảnh minh họa Đất Việt

Đánh giá và nhận biết dấu hiệu của trẻ tự kỷ không khó, tuy nhiên đến hiện nay chúng ta chưa có một khái niệm nào rõ ràng và còn đang tranh cãi việc "Tự kỷ" có phải là một dạng "khuyết tật" hay không. PGS, TS Lê Văn Tạc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục đặc biệt (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết, hiện nay chứng tự kỷ vẫn chưa có trong luật, việc trẻ tự kỷ theo ông Tạc không phải là một dạng khuyết tật.

Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) thì cho rằng, trẻ tự kỷ là mắc một tổ hợp khiếm khuyết về thần kinh, các em chỉ khó khăn về giao tiếp và tương tác với xã hội. Việc tiến hành giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là việc làm của toàn xã hội. Hiện trên địa bàn Hà Nội có tổng số 1.021 trẻ tự kỷ đang được tiến hành các bước hòa nhập.

10 điều trẻ tự kỷ mong muốn cha mẹ và thầy cô hiểu các em:

- Hành vi của con là sự giao tiếp: Tất cả các hành vi của con xuất hiện vì một lí do. Nó cho cha mẹ và thầy cô biết, thậm chí khi không diễn tả được bằng lời, làm cách nào con có thể cảm nhận những gì xảy ra xung quanh con và cả những hành vi tiêu cự cản trở vào tiến trình học tập của con.
- Đừng bao giờ giả thiết điều gì: Nếu không có những sự kiện cụ thể, một sự giải định chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi.
- Xin cha mẹ hãy nhìn vào các vấn đề về cảm giác trước.
- Hãy cho con có một chút giải lao để con có thể tự điều chỉnh bản thân trước khi con cần có.
- Hãy cho con biết cha mẹ muốn con làm gì một cách chủ động hơn là cách thụ động.
- Xin cha mẹ hãy giữ những kỳ vọng đối với con trong chừng mực hợp lý, đừng quá tham vọng, đừng quá nhìn xa để rồi ép buộc con, nhồi nhét con học mà không để ý đến những nhu cầu cũng như cảm xúc hay niềm vui trong học tập của con.
- Xin hãy giúp con chuyển đổi giữa các hoạt động.
- Xin cha mẹ và thầy cô đừng làm cho những tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn: Lên giọng hay nói to của mọi người, chế nhạo hay nhại lại con, châm chọc, lăng nhục, đưa ra những lời kết tội vô căn cứ, đem so sánh con với người khác…
- Xin hãy phê bình một cách tế nhị.
- Hãy cho con có sự lựa chọn thực sự và chỉ sự lựa chọn thực mà thôi.



Xuân Trung
Theo giaoduc.net.vn

Sunday 29 January 2012

DH Thang Long chinh thuc giang day ve am nhac

download auslogic internet optimizer | pornhub | mon ngon moi ngay |

(GDVN) - ĐH Thăng Long sẽ tổ chức Lễ ra mắt và đưa bộ môn Âm nhạc (gồm Thanh nhạc và Lý thuyết âm nhạc) vào giảng dạy chính thức từ ngày 15/12.

  • ĐH Thăng Long, đào tạo vì lợi ích người học
  • Thăm ĐH Thăng Long - phong cách châu Âu giữa lòng Hà Nội

Buổi lễ ra mắt Bộ môn Âm nhạc là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi chương trình hoạt động chào mừng 23 năm ngày thành lập trường ĐH Thăng Long (15/12/1988 – 15/12/2011). Buổi lễ sẽ chính thức diễn ra vào lúc 13 giờ, ngày 15/12, tại Hội trường Tạ Quang Bửu, ĐH Thăng Long.

Tham gia buổi ra mắt đặc biệt này có nhạc sĩ Lương Nguyên – MC đầu tiên của Trò chơi âm nhạc và sự tham gia của các ca sỹ Sao Mai 2010, lãnh đạo nhà trường và đông đảo các bạn sinh viên trong và ngoài trường. Buổi lễ ra mắt hứa hẹn mang đến nhiều điều bất ngờ và một buổi thưởng thức âm nhạc tuyệt vời nhất.

Nếu không tính đến các trường đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc, ĐH Thăng Long  là trường ĐH đầu tiên trong cả nước đưa bộ môn Âm nhạc (gồm: Thanh Nhạc và Lý thuyết âm nhạc) vào giảng dạy chính thức.

Sinh viên ĐH Thăng Long luôn hào hứng và sôi động cùng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, rèn luyện kỹ năng mềm

Với tiêu chí, đầu ra không chỉ là những sinh viên có kiến thức, nghiệp vụ giỏi mà nhà trường còn mong muốn khám phá và phát triển những kĩ năng mềm khác, như: năng khiếu về hát, nhảy, biểu diễn, thể dục thể thao…của sinh viên.

Theo đó, tất cả sinh viên trường ĐH Thăng Long có nhu cầu đều được tham gia học hai nội dung: Thanh nhạc và Lý thuyết âm nhạc. Ngoài ra, môn học này có thể thay thế môn Toán (với điều kiện sinh viên đã học Toán và không bị cấm thi).

Buổi ra mắt Bộ môn Âm nhạc không chỉ để giới thiệu về một Bộ môn mới được đưa vào giảng dạy ở trường ĐH Thăng Long mà còn là buổi giao lưu về âm nhạc, giải đáp thắc mắc của toàn thể sinh viên và những người quan tâm về môn học thú vị này.


Thu Hòe
Theo giaoduc.net.vn

Soc voi clip nu sinh Ha Tinh danh nhau tap the

dien thoai di dong | muaban24.vn lua dao | muaban24 lua dao |

Đoạn video trên được phát tán trên các trang mạng intenet đã thu hút hàng ngàn người xem mỗi ngày. Trong đoạn video có khoảng 20 nữ sinh mặc đồng phục và có vài nữ sinh mặc thường phục lao vào ẩu đả nhau bằng tay và chân.
- Chuyên mục Giáo dục |

Đoạn sau video còn là một cảnh hai nữ sinh một mặc đồng phục một mặc thường phục lao vào đánh tay đôi trong sự cổ vũ nhiệt tình của các nữ sinh bên ngoài. Hai nữ sinh này lao vào đánh nhau như những đô vật cấu véo, lôi tóc và đạp nhau ngay trên nền sân gạch đầy nước mưa.

Có khoảng 20 nữ sinh đã tham gia trong vụ ẩu đả tập thể này (ảnh chụp từ clip)


Trong đoạn video này nổi lên một nữ sinh mặc một chiếc áo cộc kẻ karo trắng đen sau khi ẩu đả đã dùng từ thô tục và quết đánh bằng được những ai dám chống lệnh mình. Có thể đây chính là người đứng đầu của một nhóm nữ sinh.

Trong đoạn video này còn nghe rất rõ giọng một nam sinh vừa quay video vừa la hét cỗ vụ nhiệt tình cho hai nhóm nữ sinh này đánh nhau. Bên cạnh cũng có rất nhiều các nam sinh khác đang dùng điện thoại ghi lại những hình ảnh trên. Sự việc chỉ tạm lắng lại khi một số nam sinh có mặt đã ra can ngăn hai bên nữ sinh lao vào ẩu đả nhau.

Sau màn đấu tập thể đã có hai nữ sinh đánh nhau tay đôi trong sự cổ vụ nhiệt tình của các học sinh ở bên ngoài (ảnh chụp từ clip)

Theo như điều tra của P.V thời gian xảy ra vụ ẩu đả này là vào những ngày cuối tháng 11/2011. Nhóm nữ sinh này đã tụ tập để đánh nhau ngay tại cổng khu di tích Hải Thượng Lãn Ông (thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).

Và số học sinh có mặt trong đoạn video này hiện đang học tại trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Người đã tung video này lên mạng cũng là học sinh trong trường tên là Nguyễn Phương N, con một gia đình giàu có trú tại xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Được biết, sau khi clip này được đăng lên mạng Cơ quan công an huyện Hương Sơn đã phối hợp với lãnh đạo Trường THPT Hương Sơn điều tra danh tính số học sinh tham gia trong vụ ẩu đả này.

(Theo GDVN)


Nguồn : bee.net.vn

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Sốc với clip nữ sinh hăng máu đánh nhau tập thể
  • Sốc với clip nữ sinh hăng máu đánh nhau tập thể
  • Đang làm rõ những nữ sinh Hà Tĩnh "đánh nhau tơi tả"
  • Clip nữ sinh Hà Tĩnh hỗn chiến lại bị tung lên mạng
  • Lại ồn ào về clip nữ sinh bị bạn đánh, lột quần áo dã man
  • Giật mình nghe học sinh lên mạng kể chuyện đánh nhau
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • Chu du 8 tuần ở châu Âu sướng tê người
  • Bộ Chính trị ra Chỉ thị về phổ cập giáo dục mầm non
  • Tuyển sinh 2012, dự kiến bổ sung khối thi A1: Toán, Lý, Ngoại ngữ
  • Tuyển sinh 2012, dự kiến sẽ bổ sung thêm khối thi A1
  • Những thầy giáo trẻ gieo chữ giữa heo hút đại ngàn
  • Nhiều trường đại học sẽ lách

Tin tiếp theo

  • 17/12 Cận cảnh chiếc phi cơ đặc biệt trong liveshow Đan Trường
  • 16/12 Thu Hương đoạt ngôi Á hậu hai Mrs. World 2011
  • 16/12 Tết nghèo của ngành chứng khoán, bất động sản
  • 16/12 Ký ức kinh hoàng của nạn nhân vụ cháy cao ốc EVN
  • 16/12 Cháy lớn ở tháp đôi 33 tầng tại Hà Nội, nhiều người mắc kẹt
  • 15/12 Toàn cảnh cuộc giải cứu nạn nhân kẹt trong đám cháy cao ốc EVN
Từ khóa bài viết:

"Sốc với clip nữ sinh Hà Tĩnh đánh nhau tập thể": gia đình , hình ảnh , học sinh , video , công an , điện thoại , Hà Tĩnh , điều tra , lãnh đạo , thu hút ,

Theo www.tinmoi.vn

Saturday 28 January 2012

Me cho can con den voi thay...

scholarship | cong ty thiet ke web | abc amber vcard converter 1.14 |

"Mẹ chớ cản con đến với thầy..."
'Mẹ chớ cản con đến với thầy...' - Cô cháu gái bé bỏng tết này lên 9 tuổi, cứ năn nỉ mẹ cho đi theo nhưng chỉ nhận được lời nói dứt khoát: "Ở nhà với bố và cậu để mẹ đến chúc tết cô".

:


'Mẹ chớ cản con đến với thầy...'
Với trẻ em cô giáo không chỉ là người dạy kiến thức mà còn là người luôn tin tưởng và muốn được chia sẻ những tâm sự của tuổi thơ. Ảnh: Lê Anh Dũng
Các cụ có câu : Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Câu nói ấy như một lời nhắc nhở về sự biết ơn với cội nguồn của sự sinh thành, dưỡng dục và dạy chữ. Tưởng mọi việc cứ hiển nhiên theo trình tự ấy. Nhưng không. Vì những toan tính, vụ lợi, nhiều khi phụ huynh đã lấy mất niềm vui tết thứ 3 của con trẻ: tết Thầy.

Sáng mồng ba tết, vừa sang nhà chị họ tôi chúc tụng vài câu, nhìn ra sân đã thấy chiếc xe máy của chị  dựng sẵn ngoài sân.

Tưởng anh chị sắp đi đâu chơi tết nhưng không phải vậy. Cô cháu gái bé bỏng tết này lên 9 tuổi cứ năn nỉ mẹ cho đi theo nhưng chỉ nhận được lời nói dứt khoát:

-Ở nhà với bố và cậu để mẹ đến chúc tết cô.


Ồ, hoá ra là như thế ư?

Cháu năm nay được sắm rất nhiều váy áo đẹp, thấp thỏm mong được đến nhà cô chúc tết. Với cháu, cô giáo không chỉ là người dạy kiến thức mà còn là người cháu luôn tin tưởng và muốn được chia sẻ những tâm sự của tuổi thơ.

Chị tôi thì ngược lại, chị giải thích cho tôi bằng cái lí lẽ của mình: Trẻ con thì nhí nhố biết gì, tết thày người lớn đến còn chúc tụng, cậy nhờ chứ.

Ngẫm ra thì cháu gái tôi suốt năm qua đâu có lỗi lầm gì để mẹ phải chạy chọt. Học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô thế là được rồi chứ nhỉ. Ngày tết, ngày lễ là dịp để cô trò thêm gần gũi để hiểu nhau hơn, thế mà lại phải ngồi nhà tiếc nuối.

Cứ nhớ ngày trước đi học, dịp tết đến bọn học trò  chúng tôi còn đến giúp thầy cô việc này nọ như bổ cửi, gánh nước, thậm chí cả gói bánh, kiếm cành đào. Tất cả đều tự nguyện và vô tư cả. Trong những lúc gần gũi ấy thầy trò có dịp hiểu về nhau hơn.

Thầy dạy Địa của tôi có bàn tay vẽ bàn đồ rất cừ nhưng lúc bổ củi cũng rất nghề.

Cô giáo dạy Toán có đường kẻ trên bảng thẳng tắp, khi cô gói bánh chưng cũng rất vuông vức. Cô bảo gói cái bánh cũng phải vuông vức như cái lẽ sống thẳng ngay, cương trực ở đời thì mới giữ được cái phẩm cách của mình.

Còn vui vui một chút là thày giáo dạy Văn có chú gà trống bắt để cúng giao thừa xổng ra bị chúng tôi hè nhau đuổi bắt vui đáo để…

Ngẫm ra, ngày nay cuộc sống đã có nhiều thay đổi. Nhưng vẫn còn đó tình thầy trò thân thiết. Hãy để các em đến với thày cô bằng lời chúc chân thành và hồn nhiên của tuổi nhỏ. Chỉ khi ấy ngày mồng 3 tết thày mới thực sự có ý nghĩa.

  • Bùi Việt Phương ( Tổ 4, phường Thịnh Lang, TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình)
Theo tintuc.xalo.vn

Nam 2012 se het thoi thi nhu ra tran

kich song

| kich song dien thoai | chocolate |

- Trao đổi với VietNamNet, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Bùi Anh Tuấn cho biết, Bộ đã trăn trở một năm nay để đưa ra dự kiến bỏ chấm chéo, thi cụm ở kì thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Áp dụng hình thức thi này học sinh sẽ bớt căng thẳng và việc giám sát sự cố cũng dễ dàng hơn.


- Xin Cục trưởng cho biết những lý do để Bộ GD-ĐT đi đến quyết định bỏ thi cụm chấm chéo?


Chúng tôi trăn trở từ hơn một năm nay để đi đến dự kiến bỏ chấm chéo, thi cụm và những điểm sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT 2012. Mục đích của việc sửa đổi nhằm tăng cường phân cấp quyền và trách nhiệm cho các Ban chỉ đạo thi cấp cơ sở.

Cục trưởng Bùi Anh Tuấn: "Chúng tôi đã trăn trở năm nay để đi đến quyết định bỏ thi cụm, chấm chéo"

Mặt khác, cuộc vận động Hai không từ năm 2007 đến nay, về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra; công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới.

Trên cơ sở những thành tựu, những ưu điểm và cả những hạn chế, bất cập của công tác tổ chức thi những năm vừa qua, tham khảo ý kiến của các sở GDĐT, của các nhà trường, đội ngũ nhà giáo, các nhà khoa học và dư luận xã hội, Bộ GD-ĐT quyết định phương án điều chỉnh tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong đó có việc giao quyền chủ động cho GĐ sở GD-ĐT các địa phương trong tổ chức coi thi, chấm thi thay vì quy định tô chức thi cụm, chấm chéo như trước đây.

Lý do nữa là chúng tôi muốn kì thi được diễn ra bình thường, không tạo tâm lý căng thẳng cho thí sinh. Hiện nay, tâm lí thí sinh và cả công tác tổ chức mỗi khi bước vào kì thi giống như "ra trận" ấy.

- Phải chăng việc thi cụm, chấm chéo trong những năm qua đã bộc lộ những hạn chế? Ông có thể khái quát mặt chưa được của việc áp dụng phương thức thi này trong thực tế?

Thực tế tổ chức thi cụm, chấm chéo năm 2009 cho thấy, đối với các địa phương vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo, địa bàn chia cắt, giao thông không thuận tiện. Hoặc các tỉnh miền núi, đông học sinh dân tộc, điều kiện kinh tế hạn hẹp, cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn thì việc tổ chức thi cụm gặp quá nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, còn có biểu hiện chấm chặt dẫn đến những thắc mắc của địa phương có bài thi được chấm như đối với bài thi môn Ngữ văn ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ.

Năm 2010 cũng đã có một số điều chỉnh nhằm hạn chế xu hướng chấm không đúng đáp án, biểu điểm hoặc chấm không đều tay giữa các giám khảo.

Chủ trương giao quyền tự lựa chọn phương án tổ chức coi thi đã thực hiện từ kỳ thi năm 2010 tiếp tục được thực hiện trong kỳ thi năm 2011 nhằm đảm bảo cho thí sinh không phải bỏ thi vì phải di chuyển quá xa khi đi thi. Từ kỳ thi năm 2012 Bộ giao cho GĐ sở GD-ĐT các địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án tổ chức coi thi phù hợp với điều kiện và năng lực tổ chức của địa phương. Đây là những bước đi hợp lý trong lộ trình đổi mới thi đảm bảo sát thực tế và có tính khả thi, gắn kết trách nhiệm của các địa phương đơn vị trong toàn bộ quy trình tổ chức thi.

Tương tự như thế là những điều chỉnh trong khâu chấm thi theo hướng: Thay việc tổ chức chấm chéo bài thi tự luận giữa các địa phương trên phạm vi toàn quốc bằng việc tổ chức để đảm bảo chấm chéo bài thi tự luận theo cụm trường trong nội bộ tỉnh/thành phố.

Tăng trách nhiệm cho lãnh đạo sở

Xuyên suốt các điểm sửa đổi, bổ sung dự thảo công bố, Bộ GD-ĐT giao tự chủ cho các Sở GD-ĐT rất mạnh. Những lý do nào để Bộ chuyển hướng giao tự chủ cho các địa phương trong việc tổ chức thi?

Lý do căn bản của những điều chỉnh chính là quán triệt thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo tinh thần của Nghị định 115. Giao chủ động cho địa phương có nghĩa là giao trách nhiệm cao hơn cho người đứng đầu ngành GD-ĐT các tỉnh thành đối với yêu cầu tổ chức thi nghiêm túc theo hướng "dạy thật, học thật, thi thật để có chất lượng thật"...

Đồng thời với việc giao quyền chủ động nhiều hơn cho cơ quan quản lý giáo dục các địa phương là việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ, của Ban chỉ đạo thi phổ thông Trung ương trên cơ sở hoàn thiện mối quan hệ giữa Ban chỉ đạo thi phổ thông Trung ương, Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, các Hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo và đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo thi các cấp.

Do đó, có thể khẳng định, thực hiện phân cấp mạnh cho các sở GDĐT cũng chính là tăng cường quản lý nhà nước của Bộ GDĐT, tạo tiền đề vững chắc để từng bước đổi mới công tác tổ chức thi theo yêu cầu "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục".

- Nhiều ý kiến băn khoăn, khi Bộ giao toàn quyền cho các sở tổ chức kì thi tốt nghiệp thì vai trò của Bộ trong việc giám sát để kỳ thi sẽ như thế nào?

Khi phân cấp bao giờ cũng gắn liền với tăng cường trách nhiệm. Và đổi mới thi năm nay sẽ theo hướng đó để khi có vấn đề xảy ra phải có người quy trách nhiệm cụ thể. Tránh tình trạng có sự cố xảy ra những không biết quy trách nhiệm cho ai.

Khi quy chế ban hành, khâu thanh tra kì thi cũng giao cho sở GD - ĐT thành lập và quyết định. Nếu thấy lực lượng thanh tra mỏng lãnh đạo sở có thể huy động lực lượng thanh tra từ các trường ĐH. Bộ không can thiệp. Điều này đồng nghĩa, đội ngũ thanh tra ủy quyền trong kì thi năm 2012 cũng không còn.

Tuy nhiên, tinh thần giao tự chủ cho địa phương là "giao chứ không buông". Bộ vẫn quản lí, giám sát và thanh tra đột xuất những điểm nóng. Đề thi tốt nghiệp Bộ ra.

Với những tỉnh có kết quả thi cao sẽ có kiểm tra, chấm thẩm định lại.

Ngoài ra, điểm mới nữa của kì thi năm 2012 là Bộ sẽ huy động lực lượng xã hội cùng giám sát. Trong đó đề cao vai trò phát hiện của báo chí giúp kì thi nghiêm túc, công bằng.

Sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp cho dự thảo, Bộ sẽ hoàn thiện bổ sung để ban hành quy chế thi tốt nghiệp trong tháng 12.

- Cảm ơn ông !

  • Kiều Oanh (thực hiện)
Cục trưởng Bùi Anh Tuấn cho biết: Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành có các quy định mới; theo đó, Giám đốc (GĐ) sở GD-ĐT các địa phương được giao quyền chủ động nhiều hơn trong các khâu của quy trình tổ chức thi. Cụ thể:

- Xây dựng và thực hiện phương án tổ chức coi thi phù hợp với điều kiện và năng lực tổ chức của địa phương, đơn vị;

- Tổ chức chấm chéo bài thi tự luận giữa các trường phổ thông trong tỉnh, thành phố, đảm bảo giáo viên không chấm bài thi tự luận của học sinh trường phổ thông mà mình giảng dạy;

- Xây dựng và thực hiện phương án thanh tra, giám sát đảm bảo tính nghiêm minh của kỳ thi; trong một số trường hợp cần thiết, có thể huy động lực lượng thanh tra của các trường ĐH, CĐ, THCN ngay trên địa bàn tổ chức thi.

Theo vietnamnet.vn

Friday 27 January 2012

Canh bao hoc sinh su dung than duoc gay hung phan

pesedit 2012 | download nero 6 | download nero |

Thời gian gần đây, trong các trường phổ thông tại TPHCM rộ lên "phong trào" học sinh truyền tai nhau về một loại "thần dược" rẻ tiền tên recotus khi uống vào giúp tinh thần phấn chấn, tự tin, chống buồn ngủ,...
- Chuyên mục Giáo dục | Chuyện học đường |
Tuy nhiên, nhiều học sinh không biết rằng đây là một loại thuốc rất nguy hiểm, dễ gây nghiện như ma tuý...

Thuốc Recotus đang được nhiều học sinh lạm dụng một cách nguy hiểm

Thuốc lan truyền... trong trường phổ thông

Sự việc xảy ra mới đây nhất là tại Trường THCS Khánh Hội A, quận 4, TPHCM khi giám thị nhà trường phát hiện nhiều học sinh ngủ gật trong lớp. Bà Trần Thị Minh Thi - Hiệu trưởng của trường cho biết: Qua điều tra sơ bộ của Ban giám hiệu, khoảng 50 học sinh trong trường đã mua thuốc recotus về uống và đã có gần 30 học sinh thừa nhận mình đã uống loại thuốc này. Thậm chí, có em còn uống một lần 6-7 viên. Hậu quả là vào giờ học, những học sinh sử dụng loại thuốc này đã gật gù, ngủ gật ngay tại lớp.

Không chỉ có ở Trường THCS Khánh Hội A, mà một số trường ở các quận khác trên địa bàn TPHCM cũng phát hiện ra học sinh trong trường nghiện loại thuốc này. Cụ thể, trước đó, lãnh đạo của nhiều trường như THCS Trần Quốc Tuấn (quận 7), Quang Trung (quận 4), Ngô Sĩ Liên (Tân Bình) cũng đã phát hiện nhiều học sinh của trường cũng nghiện loại thuốc này.

Phần lớn học sinh khi được hỏi tại sao sử dụng loại thuốc này thì câu trả lời là: Do có thông tin sai lệch rằng uống thuốc vào tạo sự hưng phấn, thông minh, không sợ trong lúc trả bài... Chính vì điều này, rất nhiều học sinh truyền tai nhau và cứ mua thuốc về sử dụng một cách vô tội vạ. Cụ thể, tại trường Ngô Sĩ Liên, mới đây cũng đã phát hiện có 6 học sinh nam nữ lớp 8 và 9 đã sử dụng thuốc recotus.

Vụ việc được phát hiện khi có một học sinh vào lớp học mệt mỏi, gà gật và được đưa xuống phòng y tế nằm. Hỏi ra mới biết học sinh này đã uống recotus. Từ học sinh này, nhà trường còn phát hiện thêm 5 học sinh khác cũng đã sử dụng recotus.

Có thể tử vong nếu dùng quá liều

Recotus là loại thuốc làm giảm ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, lao hoặc ho do hút thuốc hay hít phải các chất kích thích. Theo chỉ định của nhà sản xuất (Cty CP SPM - quận Bình Tân, TPHCM), thuốc có thể gây buồn ngủ, không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh gan, suy hô hấp, người có tiền sử mắc bệnh suyễn hay nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Điều đáng nói, đây là loại thuốc được bán tự do và không cần kê toa nên ở các nhà thuốc đâu đâu cũng có bán; vả lại giá mỗi vỉ thuốc 10 viên nang mềm khoảng 7.000 - 9.000 đồng nên học sinh dễ mua.

Về hoạt chất, một viên recotus chứa dextromethorphan HBr 30mg là dẫn xuất của morphin, có tác dụng chống ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy. Chất này tuy ít gây nghiện hơn heroin, morphin, ma túy tổng hợp (thuốc lắc), nhưng lạm dụng có thể gây hậu quả lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc. Còn chất diprophyllin HCl là dẫn xuất của theophyllin, có tác dụng làm giãn phế quản do làm giãn cơ trơn, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn; nhưng lại có tác dụng trực tiếp lên tim, huyết áp nên dùng quá liều sẽ gây loạn nhịp tim, tăng huyết áp rất nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của một dược sĩ tại trung tâm dược phẩm ở quận 10, thuốc có thể gây buồn ngủ, không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu dùng recotus quá liều có thể bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, ngủ gật, rung giật nhãn cầu và giảm thị lực, lơ mơ, ảo giác, có thể dẫn đến suy hô hấp, co giật và thậm chí tử vong.

Theo Võ Tuấn

Lao động


Nguồn : dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm

  • Học sinh trưởng thành nhờ được học rèn luyện kĩ năng sống
  • Học sinh dùng thuốc gây nghiện
  • Hà Nội: Tội phạm là học sinh ngày càng nguy hiểm
  • Cần sớm thiết lập hệ thống cảnh báo động đất, sóng thần
  • Tấm bảng đá 600 tuổi cảnh báo sóng thần tại Nhật
  • Nhận diện "thủ phạm" làm hại tư duy học sinh
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top

Tin mới nhất

  • 10 website hữu hiệu giúp teen dễ dàng săn học bổng
  • Cảnh báo học sinh sử dụng "thần dược" gây hưng phấn
  • Những thầy giáo tạo cơn sốt trong năm qua
  • Lời năn nỉ
  • 10 lỗi ngơ ngẩn khi chọn nghề
  • Buổi offline của 2U! - Tự hào trường tôi

Tin tiếp theo

  • 20/12 2011: Năm "đen đủ đường" của phim truyền hình Việt
  • 20/12 Kinh doanh xăng dầu lỗ do hoa hồng bất thường
  • 20/12 Rợn người án ghen: Gửi vàng hương đến cơ quan để khủng bố vợ
  • 19/12 Mai Phương Thúy, Ngọc Hân xì tin trong buổi offline 'Ngôi sao nhí'
  • 19/12 Giá điện tăng thêm 5% từ ngày mai, 20-12
  • 19/12 EVN đầu tư 100, thu lãi chỉ một
Từ khóa bài viết:

"Cảnh báo học sinh sử dụng "thần dược" gây hưng phấn": ma túy , học sinh , phát hiện , thuốc , buồn , điều tra , lãnh đạo , tự tin , trẻ em , nguy hiểm ,

Theo www.tinmoi.vn

Related posts