thiet bi kich song
| sieu xe | Kiếm tiền là một cách để thực hành những hiểu biết của mình vào cuộc sống. Một điểm yếu của SV Việt Nam là chỉ chăm chăm đọc sách, kiếm điểm.- Chuyên mục Giáo dục | Chuyện học đường |
Sinh viên (SV) vừa đi học vừa kiếm tiền. Có người cho rằng, làm vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến học tập, bởi không ít những SV vì ham kiếm tiền mà phải lưu ban, nợ điểm, thậm chí bỏ học. Nhưng cũng có người nghĩ khác, họ cho rằng học phải đi đôi với hành.
Kiếm tiền là một cách để thực hành những hiểu biết của mình vào cuộc sống. Một điểm yếu của SV Việt Nam là chỉ chăm chăm đọc sách, kiếm điểm. Nhưng khi bắt tay vào những công việc cụ thể thì lớ ngớ, vụng về. Ngày nay, cuộc sống đòi hỏi làm thực hơn nói giỏi.

Hãy tạm gác cuộc tranh luận không hồi kết để thử khảo sát qua một vài SV du học ở Úc, xem họ đã học như thế nào và đã kiếm thêm tiền ra sao? Đương nhiên, cũng là dịp để những người trong cuộc nói lên suy nghĩ của chính mình.
Một nữ SV quê ở Tiền Giang có người thân ở Melbourne. Cô được ở nhờ trong nhà bà cô và khoản chi phí khá lớn cho thuê nhà coi như được "miễn phí"... Nhưng để có tiền ăn học thì phải đi làm thêm. Cô bé nhỏ người, rụt rè được nhận vào làm tại một tiệm bánh.
Thoạt đầu cô vô cùng bỡ ngỡ trong giao dịch, và đặc biệt lối "tư duy" tiếng Anh nhà trường khiến nhiều người dân bản địa nghe buồn cười. Những lần do quên hay nhầm lẫn làm mất bánh, thiếu tiền, ông chủ cửa hàng trừ lương thẳng thừng, không chút thông cảm như kiểu Việt Nam. Nhưng chính từ sự khe khắt đó, cô SV quản trị – kinh doanh trẻ đã nhanh chóng hòa nhập vào thế giới mua bán, tính toán, quản lý.
Đó là những lợi ích cô có được sau những năm làm thêm. Và một kết quả bất ngờ nữa: Cô bỏ đi khá nhiều tiếng Anh nhà trường, sách giáo khoa chuẩn mực để tiếp nhận một cách tự nhiên, sinh động ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ giao dịch, thương mại. Đó thực sự là một khoản "lãi", giá trị rất lớn.
Một SV Mỹ thuật nội thất thổ lộ: Một tuần hai buổi đi phục vụ quán phở cho người Việt được 200 AUD, một tháng sẽ có 800 AUD. Khoản tiền này đủ chi tiền nhà (300-400 AUD), tiền ăn 300 AUD, tiền điện và nước sinh hoạt không đáng kể. Nếu không xài sang hàng hiệu, nhà hàng, du lịch đường xa thì… chưa hết 800 AUD đâu. Còn mấy tháng hè, mặc sức kiếm việc. Có nhiều bạn tranh thủ 3 tháng hè để có tới 10.000 AUD. Số tiền này dùng để đóng học phí.
Các sinh viên Mỹ thuật còn kiếm được tiền từ chính chuyên môn của mình. Khác với anh chị em sinh viên con nhà khá giả, không bận tâm kiếm tiền, sinh viên tự túc như em muốn được học bài bản chính quy, có chuyên môn vững chãi, thì mình phải tự định đoạt cuộc sống của mình ngay từ bây giờ. Điều em luôn cảnh giác là, phải tỉnh táo khi kiếm tiền để không làm ảnh hưởng đến việc học của mình. Qua hòa nhập thực sự vào cuộc sống sôi động đầy thử thách, mình cũng trưởng thành, sớm định hướng cho tương lai.
Nhưng sinh viên du học ở đây không chỉ đơn giản kiếm tiền để lo trang trải chi phí cho mấy năm học. Không ít sinh viên còn nghĩ xa hơn. Họ kiếm tiền theo những công việc liên quan, gần gũi với chuyên môn sau này. Những sinh viên kế toán - tài chính, quản trị - kinh doanh, hay kiến trúc, thiết kế công trình… không ham những việc cần đến cơ bắp, dẫu họ không e ngại vất vả ở những nông trại.
Điều họ muốn là "3 trong 1". Công thức này có thể giải nghĩa như sau: Kiếm được một việc làm để giải quyết đồng tiền ăn, ở, học hành + Không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập + tiếp sức "hành" cho việc học ở nhà trường bằng những chuyên môn cụ thể.
Khi sinh viên đã xác định mục đích du học thì việc kiếm tiền là sự tiếp tay hữu hiệu cho học tập, là cơ sở cần thiết để tạo lập tương lai.
Nguyên Phước
Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm
-
Vừa học vừa đi làm
-
Sóc Trăng: Vừa học vừa lo trường… sập
-
Hơn 700 học sinh vừa học, vừa... bịt mũi
-
Vừa du học, vừa kiếm 30 triệu đồng/tháng
-
Nửa đêm, đi làm... 'ông bụt'
-
Bi hài chân dài đi làm partime Tết
FaceBook Twitter Link Hay Zing Me Print Lưu lại Tin này Top
Tin mới nhất
-
Chu du 8 tuần ở châu Âu sướng tê người
-
Kinh hoàng ngôi trường tra tấn sinh viên
-
Amsers nô nức dự thi tài năng
-
Năm tới dự kiến có 3 cách tuyển sinh
-
Không khí đón Noel rần rật trong lớp
-
Lễ tốt nghiệp siêu long lanh của trường Raffles Hà Nội
Tin tiếp theo
-
17/12 Cận cảnh chiếc phi cơ đặc biệt trong liveshow Đan Trường
-
16/12 Thu Hương đoạt ngôi Á hậu hai Mrs. World 2011
-
16/12 Tết nghèo của ngành chứng khoán, bất động sản
-
16/12 Ký ức kinh hoàng của nạn nhân vụ cháy cao ốc EVN
-
16/12 Cháy lớn ở tháp đôi 33 tầng tại Hà Nội, nhiều người mắc kẹt
-
15/12 Toàn cảnh cuộc giải cứu nạn nhân kẹt trong đám cháy cao ốc EVN
Từ khóa bài viết:
No comments:
Post a Comment