Trong những năm qua, công tác nuôi dạy trẻ ở nhà trẻ HVBP luôn nhận được sự quan tâm của Ban phụ nữ Quân đội, Ban Phụ nữ BĐBP, Ban giám đốc Học viện Biên phòng và sự quan tâm hướng dẫn về nghiệp vụ của Phòng Giáo dục thị xã Sơn Tây mà trực tiếp là tổ chức công đoàn – Phụ nữ Học viện.
Nhà trẻ từ khi chỉ có 8 cháu đến nay tổng số cháu đến nay là 80 cháu chia làm 4 lớp (từ lớp 2 tuổi đến lớp 5 tuổi). Trong đó, có 80% là con em cán bộ trong trường, 20% là con em nhân dân trên địa bàn phường tín nhiệm theo học.
![]()
Đại diện Công đoàn Học viên trao giấy chứng nhận cho các cháu nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 Nhà trẻ hiện nay có 4 cô giáo và 1 nhân viên phục vụ, các cô đều có trình độ chuyên môn Cao đẳng Sư phạm Mầm non và Văn hóa tuyên truyền, bên cạnh đó các cô cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục Thị xã mở. Các cháu đến lớp đều được ăn bán trú và học tập, vui chơi theo chương trình qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo về giáo dục Mầm Non qua những chủ đề như "Bé với an toàn giao thông", "Bé với cảnh quan môi trường" với các hoạt động thiết thực.
Những năm qua, Đảng ủy Ban giám đốc luôn tạo điều kiện nâng cấp sân chơi, đồ dùng học tập, đồ chơi, bếp nấu, khu chế biến thực phẩm, tủ Inox để bát…100% các cháu đến lớp đều ngoan, khỏe mạnh tăng cân và chiều cao, trí tuệ theo lứa tuổi; không có trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì. Trung tâm Y tế thị xã thường xuyên kiểm tra về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, xét nghiệm nguồn nước và đánh giá là nhà trẻ đạt tiêu chuẩn về vệ sinh. Vừa qua 19 cháu đã dược Ban giám đốc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu của chuẩn vào lớp 1 trong năm học tới. 100% các cháu tới lớp được các cháu được các cô yêu thương, chăm sóc chu đáo như người mẹ góp phần động viên cha mẹ các cháu phấn khởi, yên tâm công tác.
Phùng Đức Thành
Email Print Góp ý
Dù có năng khiếu thiên bẩm, bạn vẫn phải theo các quy tắc, chuẩn mực nhất định mới dễ dàng được điểm cao trong kì thi đại học.
Đa số chúng ta thường quan tâm đến những khối thi chính như A, B, C, D1… mà quên mất sự có mặt của các khối năng khiếu còn lại. Thực tế, những bạn ôn thi khối năng khiếu thường thiệt thòi hơn những bạn khối khác vì họ không có kĩ năng ôn luyện cụ thể với các môn thiên về sở trường của mình. Bài viết này dành cho những bạn sẽ thi các khối đặc biệt có được kĩ năng luyện thi môn năng khiếu của mình.
Ngoại ngữ (không phải tiếng Anh) — khối D2, D3, D4, D5, D6
Các khối này khác nhau ở môn ngoại ngữ. 5 khối thi tương ứng với 5 thứ tiếng: Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Về cơ bản, kĩ năng học ngoại ngữ là như nhau, chỉ cần bạn có phương pháp học tập sao cho nắm vững về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Với ngoại ngữ không phải tiếng Anh, bạn mất thời gian nhiều hơn để học vì đây là những môn ngoại ngữ hiếm. Hơn nữa, đã làm quen với tiếng Anh ở 6 năm phổ thông nên bạn có thể dễ dàng mua sách về tự học, còn các thứ tiếng khác, việc này không hề dễ dàng. Vì vậy, ngoài những kĩ năng học giống tiếng Anh, bạn cần áp dụng những phương pháp sau:
- Học chung với một bạn người bản xứ hoặc một bạn cùng học ngoại ngữ ấy giống bạn: việc này giúp bạn có sự quyết tâm cao độ hơn và cả hai cùng có động lực để trau dồi kiến thức. Người bạn này như một "gia sư" cho bạn và ngược lại.
- Các đề thi trên mạng chẳng bao giờ thiếu. Hãy in ra để làm dần. Bạn không có nhiều sự lựa chọn vì tư liệu cho ngoại ngữ của bạn không nhiều. Muốn ôn đúng trọng tâm, hãy tìm chi tiết trên mạng. Những quyển sách ngoại ngữ chỉ giúp bạn nắm vững lí thuyết, không thể giúp bạn luyện thi.
- Nên đi học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, nếu có những lớp luyện thi riêng cho ngoại ngữ ấy thì càng tốt. Bạn không thể tự học một mình. Chính thầy cô sẽ giúp bạn "khoanh vùng" những dạng thường ra thi.
![]()
Ảnh minh họa
Năng khiếu mỹ thuật — khối V và H
Ở hai khối này, vẽ là môn quan trọng. Bên cạnh năng khiếu sẵn có, bạn cần luyện vẽ tượng và vẽ màu theo những nguyên tắc nhất định. Một kĩ năng thú vị được nhiều bạn thi Kiến Trúc và Mỹ Thuật truyền tai nhau, đó là: "Nên biết vẽ điêu luyện một họa tiết nhất định. Sau đó từ họa tiết "tủ" mà mình đã luyện, bạn có thể liên hệ với họa tiết trong đề thi và biến tấu lại. Sự sáng tạo này có thể mang lại cho bạn điểm cao đến không ngờ". Phương Thảo (sinh viên năm 2 Đại học Kiến Trúc) cho biết: "Năm mình thi, đề bắt vẽ con cá, nhưng suốt một năm, mình luyện vẽ bướm cách điệu. Khi đó mình khá lo lắng vì trong 3 tiếng đồng hồ mình không thể nghĩ ra họa tiết con cá để vẽ kịp được. Do vậy, mình "biến tấu" dựa trên các nét vẽ từ bướm mà mình luyện trước đó. Lần thi năm ấy cứ ngỡ là rớt, ai dè mình được 8 điểm".
Với bài vẽ tượng bằng chì, bạn càng luyện nhiều, bạn càng lên tay. Nên đầu tư cho những dụng cụ vẽ chuyên dụng. Bạn cần học tính kiên nhẫn. Có thể một ngày bạn chỉ luyện vẽ được 2 bài nhưng 2 bài này chất lượng, còn hơn bạn vẽ được 4 bài nhưng bức vẽ lem nhem, độ đậm nhạt, sáng tối không rõ nét.
Năng khiếu thể dục thể thao — khối T
Nên dậy sớm để rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, đồng thời tạo thói quen để bạn có sức đề kháng tốt và sức chịu đựng cao. Bên cạnh việc tập luyện những môn thể thao bắt buộc như: chạy cư li ngắn, bật tại chỗ, gập thân, bạn cần tập thêm nhiều kiểu khác như xà đơn, hít đất, lắc vòng… để các cơ tay, cơ vùng bụng, cơ bả vai…đủ sự dẻo dai để có sức khỏe tốt khi thi. Ngoài ra, nên chọn cho mình một môn thể thao ưa thích và tập luyện mỗi ngày (cầu lông, bóng rổ, bơi lội, bóng đá…). Những lúc rảnh rỗi, nên tập yoga để cân bằng tinh thần.
Năng khiếu nhạc — khối N
Với phần thẩm âm và tiết tấu, điều này dựa trên lí thuyết và buộc phải nắm vững. Riêng với phần thanh nhạc, ngoài việc hát đúng, sự đậu — trượt còn tùy thuộc vào một chút may mắn và cảm nhận riêng từ giám khảo. Vì vậy, bạn nên giữ giọng, không nên ăn những thức ăn quá lạnh, quá cay, quá nóng — tránh bị viêm họng trước ngày thi. Ngoài ra, nên luyện giọng thường xuyên. Bất cứ khi nào rảnh, hãy hát để tạo thói quen và rèn luyện sự tự tin, tránh bị "lạc giọng" khi thi. Nên chọn những bài hát ở âm vực trung bình. Nếu luyện quá thấp bạn sẽ không lên nổi nốt cao, nhưng hát liên tục những bài có âm vực quá cao sẽ hại đến chất giọng.
Năng khiếu điện ảnh - khối S
Điều này thuộc về khả năng thiên bẩm của bạn. Bạn cũng không thể đoán trước được đề thi, nhưng hãy tập luyện bằng cách đứng trước gương và diễn biểu cảm cơ mặt. Ngoài ra, thêm tham gia các buổi diễn xuất tại nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, giao lưu với các hội nhóm yêu thích diễn xuất, làm quen với những bạn yêu thích nghễ diễn… Đó là những bước đệm để bạn gia tăng cơ hội trở thành sinh viên ngành điện ảnh.
Năng khiếu mầm non — khối M và năng khiếu báo chí — khối R
Với năng khiếu mầm non, ngoài việc biết hát, kể chuyện, đọc diễn cảm, bạn cần có năng khiếu tiếp xúc với trẻ con. Hãy thử trình diễn trước em, cháu, những đứa trẻ từ 5 đến 8 tuổi và lắng nghe ý kiến của chúng.
Với năng khiếu báo chí, nên đọc báo mỗi ngày để quen với văn phong ở mỗi thể loại tin bài. Ngoài ra, nên rèn viết mỗi ngày theo chủ đề tự chọn, có thể là một mẩu tin ngắn hay một bài phóng sự dài tùy vào sở thích của bạn, sau đó nhờ một sinh viên báo chí nào đó sửa lỗi giúp bạn.
Theo Mực Tím
Từ ngày 1 đến 8-6, các trường sẽ gửi giấy báo dự thi về Sở GD&ĐT cho thí sinh. Thông tin từ nhiều trường ĐH, CĐ, dù việc kiểm dò và đối chiếu giữa dữ liệu do các sở GD&ĐT gửi và hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh được kiểm tra nhưng chắc chắn vẫn còn sai sót về ngày tháng năm sinh, giới tính, tên họ, nhầm lẫn về đối tượng ưu tiên, khu vực giữa nơi học và tốt nghiệp THPT...
Không được sửa khối thi
TS Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: "Lỗi dữ liệu từ khâu nhập liệu như Sở GD&ĐT nhập tên bị sai dấu, hoặc ngành tên đó nhưng sai mã ngành, hoặc có những cái dữ liệu có mà hồ sơ không có thì chúng tôi phải đối chiếu lại… Nếu phát hiện có sai sót sẽ điều chỉnh hồ sơ đó ngay. Còn nếu điều chỉnh rồi mà vẫn có sai sót, thí sinh chứng minh trên phiếu số 2, trường sẽ điều chỉnh lại theo phiếu số 2".
ThS Tạ Quang Lâm, quyền Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay: "Sai sót về thông tin cá nhân được điều chỉnh dễ dàng nhưng điều chỉnh ngành thi, khối thi sẽ không được đáp ứng vì thời gian này số báo danh và phòng thi đã được bố trí. ThS Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính-Marketing, cũng cho biết: "Nếu Sở GD&ĐT nhập sai ngành, khối thi so với phiếu số 2 thì trường sẽ điều chỉnh, còn lại không cho thí sinh thay đổi với bất cứ lý do gì".
![]()
Cán bộ coi thi kiểm tra hồ sơ của thí sinh trước khi cho thí sinh vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2011. Ảnh: QUỐC DŨNG
Để chứng minh cho thông tin cần chỉnh sửa, thí sinh phải mang theo các giấy tờ gốc có liên quan để đối chiếu. "Phiếu số 2 rất quan trọng, thí sinh phải giữ cẩn thận và mang theo để sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra cần có giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp THPT, giấy xác nhận con thương binh… để xác nhận sai sót về đối tượng ưu tiên, thông tin cá nhân. Thí sinh nên mang theo hai tấm ảnh dự phòng để khi cần thiết thì sử dụng" - TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, khuyên.
Các thời điểm chỉnh sửa
Theo ThS Tạ Quang Lâm, nếu không thể chỉnh sửa những sai sót trong hồ sơ do điều kiện địa lý thì trong ngày làm thủ tục dự thi, thí sinh vẫn có cơ hội điều chỉnh. Đó là ngày 3-7 cho đợt 1 thi ĐH khối A, A1 và V; ngày 8-7 đối với đợt 2 thi ĐH các khối B, C, D và năng khiếu; ngày 14-7 cho đợt thi CĐ. Thí sinh cần có mặt tại đúng địa điểm tổ chức thi và mang theo những giấy tờ liên quan để chứng minh khi làm thủ tục chỉnh sửa, bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Những bổ sung và điều chỉnh này phải được cán bộ tuyển sinh của trường chỉnh sửa trên hồ sơ gốc, cập nhật vào máy tính, ký xác nhận vào phiếu số 2, mới có giá trị pháp lý.
TS Phạm Tấn Hạ lưu ý, thí sinh thuộc diện đối tượng ưu tiên thường phải tự xác định mình thuộc đối tượng nào nhưng khai man sẽ bị xử lý. Chẳng hạn, bản thân thí sinh đi bộ đội được hưởng ưu tiên 1 nhưng ghi nhầm ưu tiên 2, hay cha đi bộ đội về bị bệnh lại tưởng là thương binh… Do đó, việc chỉnh sửa hồ sơ sai sót là cần thiết vì sau kỳ thi, các trường sẽ tổ chức kiểm tra hồ sơ thí sinh trúng tuyển. Thực tế có nhiều thí sinh đúng đối tượng ưu tiên nhưng khi nhập học không có đủ giấy tờ chứng minh nên buộc phải xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển. Những trường hợp giả mạo hồ sơ sẽ bị tước quyền học hoặc tước quyền thi trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mất giấy báo vẫn được cấp lại
Thí sinh nộp hồ sơ ở đâu sẽ nhận giấy báo dự thi ở đó. Khi đến nhận giấy báo, thí sinh (hoặc người nhận giùm) cần mang theo phiếu số 2 và phải ký nhận đầy đủ. Đối với những thí sinh nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT, giấy báo dự thi sẽ được các trường ĐH, CĐ chuyển về cho các sở, sau đó sở chuyển về tận trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên. Thí sinh tự do, vãng lai trực tiếp nhận giấy báo dự thi tại bộ phận tuyển sinh của Sở GD&ĐT nơi thí sinh đã nộp hồ sơ. Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ sẽ được trường chuyển giấy báo qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại trường.
Nếu đến gần ngày thi mà thí sinh vẫn không nhận được giấy báo dự thi, cần liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo của trường mình đăng ký dự thi, mang theo phiếu số 2 để trường đối chiếu với hồ sơ gốc và cấp lại giấy báo dự thi. Trong trường hợp không có điều kiện đến tận trường xin lại giấy báo dự thi, thí sinh cũng phải chủ động tìm hiểu để có được thông tin về số báo danh, địa điểm thi, phòng thi... của mình. Đến ngày thi, thí sinh phải mang theo giấy tờ tùy thân hợp lệ có dán ảnh, phiếu số 2… sẽ được làm giấy cam đoan và chụp ảnh tại chỗ để cấp lại giấy báo dự thi.
QUỐC DŨNG
No comments:
Post a Comment