![]()
Ngày 13/5, siêu thị việc làm 2012 được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ, với sự tham gia của 50 doanh nghiệp trong khối tài chính, ngân hàng, kinh doanh…
![]()
Đây là cơ hội cho hàng chục nghìn sinh viên, cử nhân kinh tế có cơ hội tìm kiếm việc làm. Sau 5 năm thực hiện, Siêu thị việc làm thu hút hơn 50.000 lượt sinh viên, cử nhân tham gia, gần 10.000 vị trí tuyển dụng của hơn 500 doanh nghiệp lớn.
![]()
Ngày hội thu hút 61 gian hàng, bao gồm hai mảng hoạt động chính: tuyển dụng và tư vấn.Mảng hoạt động tuyển dụng có sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp uy tín, là nơi cung cấp hàng loạt đầu việc chất lượng cao cho đông đảo các bạn sinh viên, cử nhân kinh tế.
![]()
Mảng tư vấn với gần 20 gian trại tư vấn nghề, tư vấn kỹ năng mềm, phỏng vấn thử, lớp học kỹ năng, nâng cao vốn tiếng Anh… nhằm trang bị sinh viên những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết trong các ngành nghề cụ thể.
![]()
Ngoài ra suốt thời gian diễn ra chương trình, còn có các cuộc tọa đàm, game show về tiếng Anh và các ngành nghề kế toán, quản trị với những phần thưởng hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên.
![]()
![]()
![]()
![]()
Ước mơ không chỉ dành cho sinh viên.
![]()
Các "gian hàng" việc làm tư vấn cho sinh viên.
![]()
Sinh viên tìm kiếm cơ hội có được công việc như ý
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Đầu hè, trong khi nhiều người quen đang lập kế hoạch cho các chuyến du lịch, nghỉ mát trong, ngoài nước thì tôi bất ngờ nhận được tin hai nhà văn khá thân thiết là Đoàn Thạch Biền (65 tuổi) và Nguyễn Đông Thức (61 tuổi) đang "nai nịt" gọn gàng để đúng ngày 17-5-2012 là leo lên mô-tô phóng đi thăm thú 13 tỉnh miền Tây. Tin hấp dẫn khiến tôi lập tức "alô" cho nhà văn Đoàn Thạch Biền. Phản hồi từ nhà văn "Ví dụ ta yêu nhau" (một cuốn sách nổi tiếng của anh Biền) càng hấp dẫn hơn. Hóa ra "cặp đôi hoàn hảo" này có cả một dự án mang tên Mô-tô miền Tây và họ không phải du lịch mà là làm "ta ba-lô" chu du khắp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để viết ký sự và trao học bổng cho học sinh nghèo! "Điểm nhấn" của dự án là hai nhà văn sẽ "đi tới 13 xã nghèo nhất trong 13 huyện nghèo nhất của 13 tỉnh, thành thuộc ĐBSCL", các anh muốn tìm đáp án cho các câu hỏi: Vì sao ĐBSCL là vựa lúa của cả nước lại vẫn có những nơi nghèo nhất nước? Cuộc sống ở những nơi nghèo nhất này hiện như thế nào? Kêu gọi sự chung tay làm một điều gì đó cho bà con, học sinh nghèo ĐBSCL...
![]()
Hai nhà văn Nguyễn Đông Thức (trái) và Đoàn Thạch Biền bên chiếc mô-tô là phương tiện chính của chuyến "ta ba-lô" Hai nhà văn đã lên lão cho biết ngay cả việc tưởng chừng đơn giản là chọn ra những xã nghèo nhất của 13 tỉnh miền Tây cũng rất khó vì hầu như nơi nào cũng... quá nghèo! Trong các chuyến đi, từ sự trợ giúp của bạn bè, hai nhà văn sẽ tặng học bổng cho 20 trẻ em nghèo hiếu học ở mỗi xã, mỗi suất học bổng là 1 triệu đồng. Thấy ý nghĩa xã hội - từ thiện tốt đẹp trong chuyến đi "ta ba-lô" của hai nhà văn TPHCM, Quỹ Tình Thơ do nhà thơ Lâm Xuân Thi làm trưởng ban điều hành đã hỗ trợ 20 suất học bổng nhờ hai anh trao lại cho học sinh nghèo miền Tây. Quỹ này còn hứa sẽ hỗ trợ xe ôtô đưa đón hai nhà văn lên xuống các tỉnh miền Tây giữa các chặng đi, nếu các anh cần.
Cùng với Quỹ Tình Thơ, một số bạn bè khác cũng hỗ trợ hai nhà văn ngay từ chặng đầu tiên này như nhà thơ Phạm Hồng Danh, KTS Trần Minh Tâm, KTS Nguyễn Ngọc Dũng, anh Lê Nguyên Đại... với tổng số học bổng gần đủ 60 triệu đồng.
![]()
Nhóm học sinh Trường Hà Nội - Amsterdam nghe cô giáo góp ý cho đề tài trước khi lên đường tham dự hội thi ISEF 2012 - Ảnh: N.H. Lần đầu tiên, những học sinh Việt Nam đến từ Trường THPT Hà Nội - Amsterdam đã đoạt giải nhất ở phần trao giải chính thức của ban tổ chức hội thi này.
Cuối tháng 3-2012, trong số những nhóm học sinh có sản phẩm trưng bày tại VISEF (hội thi khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông cấp quốc gia) được tổ chức tại Hà Nội, nhóm học sinh lớp 11 Trường THPT Hà Nội - Amsterdam gồm Bùi Thị Quỳnh Trang, Vũ Anh Vinh và Trần Bách Trung nổi bật hơn cả với đề tài "Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho nước sinh hoạt".
Đây là đề tài thuộc lĩnh vực vật liệu và kỹ thuật sinh học. Đề tài này của nhóm học sinh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam đã được trao giải nhất ở hội thi VISEF và là đề tài duy nhất được chọn đại diện cho Việt Nam tham dự hội thi ISEF ở Mỹ.
Để có thể tự tin với đề tài "mang chuông đi đánh xứ người", Quỳnh Trang cho biết các em phải hoàn thành poster, thiết kế các slide, chỉnh sửa lại một số chi tiết đã được các thầy giáo của ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Xây dựng, các chuyên viên của Sở GD-ĐT Hà Nội góp ý.
Đặc biệt, nhóm tập trung vào ý tưởng mới, độc đáo. Trần Bách Trung cho biết có nhiều đề tài nghiên cứu xử lý nước mặn thành ngọt, bởi vậy nếu không tìm ra cái mới hơn, có ưu điểm hơn thì khó thành công. Nhận xét của các thầy giáo tham gia hướng dẫn nhóm học sinh này là đề tài của các em khác biệt ở chỗ nước muối được đun sôi ở nhiệt độ thấp, cho ra nước ngọt có giá thành rẻ. Đây là kỹ thuật đơn giản, không tốn kém nhưng hiệu quả cao. Còn Trần Bách Trung khẳng định: "Chúng em là những người đầu tiên xử lý được nước mặn thành ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời".
Hội thi ISEF 2012 thu hút 1.500 thí sinh đến từ 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với các đề tài tập trung ở 17 lĩnh vực. Các thí sinh tham dự hội thi này được chọn từ 65.000 học sinh tham gia tranh tài tại hơn 500 hội thi thành viên trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
VĨNH HÀ
No comments:
Post a Comment