Wednesday, 23 May 2012

Dan Viet chua co quyen chon lua he thong giao duc

TS Nguyễn Khánh Trung, Viện nghiên cứu giáo dục IRED, nghiên cứu viên hợp tác của Trung tâm nghiên cứu xã hội học thuộc ĐH Nantes, Pháp, chia sẻ quan điểm của anh sau sự kiện xô đổ cổng trường để xin học cho con ở Hà Nội. Tin từ Đại học FPT ngày 16/5 cho biết, sinh viên của trường này có thể lựa chọn học tiếng Anh tại Philippines hoặc tại Việt Nam. (GDVN) - Tâm lí ngại thay đổi là yếu tố quan trọng nhất gây cản trở sự phát triển rộng rãi của mô hình thực nghiệm. Tâm lí cầu an có ở tất cả mọi ngành nghề, ăn sâu vào trong suy nghĩ của rất nhiều người. Muốn thay đổi thì Nhà nước phải biết rằng, có những người thất bại vẫn cần được khen. Ngày xưa người ta có câu: "Luận anh hùng chớ kể hơn thua" cũng là vì lẽ đó.

-

TIN BÀI LIÊN QUAN:



TS Nguyễn Khánh Trung: "...Tôi không ủng hộ hành động xô đổ cổng trường, đó là điều không nên làm."

Hệ thống giáo dục chưa đáp ứng?

- Được biết anh đang làm đề tài về giáo dục tiểu học các nước, một năm anh dành một nửa thời gian làm việc ở Việt Nam, một nửa thời gian làm việc ở Pháp, anh có cảm xúc gì sau sự kiện phụ huynh xô đổ cổng trường PTCS thực nghiệm Hà Nội để xin học cho con?

TS Nguyễn Khánh Trung: Tôi rất đồng cảm với GS Hồ Ngọc Đại khi ông chia sẻ "rất thương phụ huynh". Nhìn cảnh phụ huynh, ông bà thức đêm thức hôm để chờ mua đơn cho con cháu, tôi rất cảm động vì tình thương con cháu của họ, điều đó chứng tỏ tinh thần coi trọng việc học hành của con cháu, đó là điều tích cực.

Tất nhiên, tôi không ủng hộ hành động xô đổ cổng trường, đó là điều không nên làm.

Tuy nhiên, đặt hành động đó trong bối cảnh hiện nay, thì có thể hiểu một vấn đề khác, đó là hệ thống giáo dục không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Có thể mỗi người hiểu chất lượng về ngôi trường đó theo cách khác nhau, chưa chắc đã chính xác, nhưng lại thể hiện sự lựa chọn của họ. Đó là cách phản ứng của người dân khi họ không có sự chọn lựa.

- Theo anh, hiện tượng không có sự chọn lựa này có xảy ra ở những nước khác?

Hiện nay ở nhiều nước đang có một xu hướng nổi bật, đó là "thị trường hóa giáo dục". Phải làm rõ khái niệm này kẻo người ta hiểu nhầm sang "thương mại hóa" giáo dục.

Thị trường giáo dục là một mô hình tổ chức giáo dục, một khuynh hướng cải cách hiện nay trên thế giới và nó cũng là tên gọi của một lý thuyết trong nghiên cứu giáo dục.

Người ta lấy khái niệm này từ kinh tế học để nói về một mô hình tổ chức giáo dục. Như ta đã biết, từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam phát triển được là nhờ mô hình thị trường, đặt sự cạnh tranh làm động lực, có nhiều thành phần kinh tế.

Mô hình thị trường học lấy người dân làm trọng tài, đặt quyền chọn lựa của họ làm căn cứ điều tiết. Tôi xin sử dụng từ ngữ của kinh tế để minh họa, người dân chọn món hàng nào nhiều hơn thì công ty sản xuất món hàng đó sẽ phát triển, và ngược lại, món hàng nào đa số người dân không lựa chọn thì nơi sản xuất ra nó sẽ có nguy cơ phá sản. Như vậy, sự điều tiết dựa trên sự chọn lựa của khách hàng.

Trên thế giới, người ta đang tìm cách thị trường hóa giáo dục để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. Các nước châu Âu, nơi nổi tiếng xem giáo dục như là một thiết chế công, Nhà nước can thiệp rất mạnh tay. Tuy nhiên, hàng loạt các nước này, trong đó có Pháp đã phải cải cách giáo dục theo hướng thị trường, đó là đặt quyền chọn lựa của người dân lên trên hết.

Họ hiểu rằng, muốn giáo dục phát triển thì phải thúc đẩy sự cạnh tranh, cho các gia đình có quyền chọn lựa, mà muốn chọn lựa, thì phải đa dạng về nguồn cung, tạo ra nhiều sự lựa chọn. Các nước như Bỉ, Hà Lan, quyền chọn lựa của người dân được đưa vào trong hiến pháp. Muốn thúc đẩy sự cạnh tranh, cơ sở đào tạo phải có quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm, chủ động tạo ra những chiến lược mang đặc thù riêng, thu hút học sinh và phụ huynh.

Cảnh tượng hỗn loạn tại cổng trường Thực nghiệm sáng 12/5. (Ảnh Tiền Phong)

Người dân khi quyết định cho con học trường nào thì Nhà nước sẽ rót tiền cho gia đình đứa trẻ hoặc viện trợ cho trường nơi trẻ theo học. Nhà nước làm như vậy để đảm bảo quyền được học tập và quyền được chọn lựa của người dân. Như vậy, các trường buộc phải cạnh tranh để thu hút học sinh, vì học sinh là nguồn thu của học, trường nào không có ai chọn lựa thì sẽ phải đóng cửa. Lúc đó, Nhà nước rất là "khỏe"! Nói chung sự cạnh tranh bao giờ cũng thúc đẩy sự phát triển và người được hưởng lợi là " khách hàng".

Trong khi đó, ở Việt Nam, người dân không có quyền chọn lựa, vì chỉ có một hệ thống giáo dục, một loại chương trình, thích hay không thì vẫn phải học. Về mặt phát triển thì không phát triển được, mà người dân thì không thỏa mãn quyền chọn lựa. Hành động xô đổ cổng trường là sự phản ứng của người dân. Họ muốn nói với Nhà nước rằng, tôi chọn lựa trường thực nghiệm đó!

Tạo ra nhiều mô hình thì giáo dục sẽ phát triển...

- Tại nước Pháp, người ta đảm bảo quyền lựa chọn giáo dục cho người dân như thế nào?

Trước đây, nước Pháp cũng rất giống Việt Nam, Nhà nước can thiệp rất mạnh vào giáo dục. Cách thức quản lý giáo dục rất tập quyền.

Họ can thiệp để nhằm mục đích đảm bảo công bằng cơ hội cho người dân trong việc học hành.

Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, khi ông Nicolas Sarkozy lên làm tổng thống, ông nhận thấy một chương trình giáo dục tập trung làm cản trở phát triển giáo dục. Pháp nhận thấy rằng, cứ làm như vậy thì không cạnh tranh được với thế giới hôm nay nên đã quyết định thay đổi. Bây giờ, nước Pháp đã cải cách bằng cách tạo ra nhiều quyền chọn lựa cho người dân.

Ví dụ, trước đây, con cái có hộ khẩu vùng nào thì học ở trường vùng đó, nhưng bây giờ thì khác, đã "mềm hóa", bây giờ thì cha mẹ thích cho con học ở vùng nào cũng được, học ở đâu thì Nhà nước rót tiền cho đứa trẻ ở đó.

Như vậy, trong kinh tế thì điều tiết dựa trên giá cả, còn trong giáo dục điều tiết dựa trên quyền chọn lựa của người dân. Điều này bắt buộc các trường phải vận động, trường nào không thu hút học sinh thì sẽ phải đóng cửa.

Tại Việt Nam, tôi tin rằng, nếu tạo ra nhiều mô hình thì giáo dục sẽ phát triển. Ví dụ thực nghiệm cũng là một mô hình và có nhiều mô hình khác nữa cho người ta chọn. Bởi vì, bản chất của xã hội là "chín người, mười ý", mỗi một học sinh là một thực thể khác biệt, nên không thể lấy một cái gì duy nhất để áp đặt lên cả xã hội.
Trong mọi quyết định về giáo dục của Nhà nước, phải dựa trên sự thương lượng với người dân, với cơ sở đào tạo, với giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Nhà nước chỉ nên đóng vai như một tác nhân bình đẳng bên cạnh các tác nhân khác, chứ không nên đóng vai của một ông chủ điều hành theo mệnh lệnh.

Khi người dân được tôn trọng, được lắng nghe, lúc đó người dân mới chủ động tham gia vào giáo dục và góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển. Tốt hay xấu lúc đó thì toàn xã hội cùng chịu trách nhiệm và cùng tìm cách vượt qua.

Trách nhiệm của Nhà nước là tạo ra một môi trường minh bạch, cung cấp thông tin cần thiết, rõ ràng để người dân có căn cứ thực hiện quyền chọn lựa của họ, ví dụ Nhà nước tổ chức kiểm định chất lượng các trường và công bố công khai cho người dân biết.

- Ở Việt Nam, hiện có nhóm Cánh buồm cũng làm sách riêng cho tiểu học, cũng như bộ sách dành cho tiểu học của nhóm Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang được giảng dạy ở nhiều trường, anh nghĩ gì về hiện tượng này?

Tôi nghĩ đó là điều sớm hay muộn cũng phải xảy ra. Giáo dục Việt Nam muốn phát triển thì sớm hay muộn cũng phải theo con đường "trăm hoa đua nở". Những bộ sách mới có thể chưa được công nhận rộng rãi, nhưng nó rất cần cho xã hội. Nhà nước hãy để cho người dân có quyền phán xét và chọn lựa.

Nhà nước trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo thì mới tạo ra sự cạnh tranh được. Nhà nước quy định hành lang pháp lý căn bản cho các cơ sở đào tạo hoạt động, còn để cho hiệu trưởng lên chiến lược riêng, khẳng định nhãn mác riêng của trường người ta. Tôi tin rằng, khi điều đó xảy ra, hiệu trưởng sẽ biết cách để giữ giảng viên giỏi, làm cho lương bổng của họ tốt lên.

- Sắp tới con anh sẽ vào lớp 1, hành trình xin học cho con anh tại Pháp sẽ như thế nào?

Tôi tới đăng ký ở chính quyền xã và người ta phải lo chỗ học cho con tôi, vì đó là quyền của người dân được luật pháp bảo hộ nên nhà trường và chính quyền không có quyền từ chối.

Ngược lại, nếu con tôi 6 tuổi mà tôi không đăng ký học cho con thì cảnh sát sẽ tới "hỏi thăm" ngay. Sau khi đăng ký học rồi, tôi có thể cho con đến trường học hay không là tùy, vì có thể dạy con học ở nhà, nhưng phải đảm bảo qua được kỳ thi Nhà nước quy định.

Giáo dục Việt Nam muốn phát triển thì sớm hay muộn cũng phải theo con đường "trăm hoa đua nở".

Ngày nay ở Pháp, tôi có quyền chọn một ngôi trường khác ngoài địa phương để đăng ký cho con học nếu tối thấy trường đó dạy dỗ tốt. Tuy nhiên, tôi sẽ chọn trường gần nhà vì thấy rằng chất lượng của các trường đều khá giống nhau.

Tại Hà Nội, có ý kiến cho rằng cơ sở vật chất các trường không đồng đều nhau và thậm chí cách nhau quá xa, nhưng tôi nghĩ, khi người ta thực sự đặt giáo dục là quốc sách thì sẽ tìm cách thực hiện được. Nhà nước phải đầu tư cho các trường để không có sự cách biệt quá.

Mặt khác nếu cho người dân quyền chọn lựa, không ai dại gì lại gửi con mình vào những ngôi trường nhếch nhác, không có chất lượng. Những trường như thế nếu không lo cải thiện thì sẽ bị đào thải vì sẽ không có người học.

- Cảm ơn anh đã chia sẻ những thông tin thú vị.

Hương Giang (Thực hiện)



Theo đó, tất cả sinh viên FPT thuộc khối ngành Công nghệ thông tin hoặc Kinh tế - Tài chính đã hoàn thành hoặc đang theo học chương trình tiếng Anh trình độ SUMMIT1 có thể tham gia khóa học tại Đại học Perpetual Help System Languages, Philippines.

Chương trình học tại Philippin sẽ truyền tải nội dung kiến thức tương đương với mức kiến thức của chương trình SUMMIT 2 tại Đại học FPT, kéo dài 6 tuần (19/7 đến 1/9) và đã bắt đầu nhận đăng ký của sinh viên cho tới hết ngày 8/6.

Nếu lựa chọn tham gia chương trình học SUMMIT 2 tại Philippines, ngoài học phí cho mức độ tiếng Anh này, sinh viên sẽ đóng thêm tối đa 15,7 triệu đồng cho các chi phí ăn ở, chi phí đi lại tại Philippines.

Là một trong những trường đại học có chương trình đào tạo và 100% giáo trình chuyên ngành bằng tiếng Anh, nên việc đào tạo ngoại ngữ được Đại học FPT đặc biệt chú trọng.

Chương trình học tiếng Anh tại Đại học FPT gồm 5 mức, trong đó SUMMIT 2 là trình độ tiếng Anh cao nhất./.

Phương Chi (Vietnam+)

Ba ngày sau khi sự kiện hàng trăm phụ huynh thức đêm chờ đợi, rồi "đạp đổ cổng trường Thực nghiệm" chỉ để mua được bộ hồ sơ đăng ký cho con thi vào lớp 1, Nhà thơ Vũ Quần Phương đã chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam những góc nhìn hết sức thú vị.

Nhà thơ Vũ Quần Phương

Mừng vì bà con vẫn còn trọng sự học

Thưa Nhà thơ Vũ Quần Phương, ông có suy nghĩ gì khi chứng kiến cảnh phụ huynh học sinh chen lấn, xô đẩy để xin cho con vào trường Thực nghiệm vừa qua?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Điều thứ nhất là tôi mừng. Vì trong hoàn cảnh xã hội đang rất khó khăn như hiện nay mà bà con mình vẫn hiếu học, trọng sự học, trọng chữ, lo cho sự học của con em mình. Xã hội đang gặp bao nhiêu khó khăn, nhất là khó khăn về sự suy thoái đạo đức nhưng người dân vẫn trọng chữ nghĩa là vẫn đưa cho tôi chút hi vọng vào tương lai.

Cái mừng tiếp theo là bản thân tôi thấy rằng phương pháp giáo dục thực nghiệm này rất hay. Nhiều người mong muốn cho con em họ được học ở trường này thì đây cũng là niềm hi vọng cho mô hình giáo dục này phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Những ngày qua nhìn hình ảnh nhếch nhác, chen lấn nhau như thời đi "chạy loạn", xếp hàng mậu dịch của các bà, các bác mà tôi thấy tội vô cùng. Nhưng cũng chính từ sự vất vả mà tôi càng thấy rất cảm phục, kính trọng sự quan tâm đến tương lai của các bậc phụ huynh.

Thưa ông, nhiều người cho rằng, hiện tượng đổ xô về trường Thực nghiệm này là do danh tiếng của GS.Ngô Bảo Châu, ông nghĩ thế nào về điều này?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Vai trò của Ngô Bảo Châu là chủ yếu trong hiện tượng. Gần đây, Châu có viết 1 cuốn sách Ai và Ky ở xứ sở tang hình. Trong ngày sách của thành phố Hồ Chí Minh đây là cuốn sách bán chạy nhất. Mặc dù nó không phải là dễ đọc nhưng người ta nghĩ rằng Châu thì sẽ giúp con họ đến gần hơn cái đích thành công như Châu. Câu chuyện đó cũng giống như xin học trường này vì họ nghĩ vào học ở đây cũng sẽ có cơ hội nào đó, có thể đạt được những thành tích nổi tiếng cả thế giới như Ngô Bảo Châu.

Nhưng theo tôi thì mọi người cần nhớ rằng, không phải chỉ môi trường có thể đào tạo ra nhân tài. Thành công của một nhà khoa học cần nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là chính bản thân của người đó: phương pháp tư duy, thông minh, chuyên cần của người này.

Không phải ai học thực nghiệm cũng thành Ngô Bảo Châu. Và nhiều nhà khoa học không học thực nghiệm vẫn rất giỏi đấy thôi. Cũng đừng vì hiếu thắng mà làm chệch mất hướng phát triển của trẻ. Vì vậy nếu học được thì tốt không thì các trường khác cũng vẫn có những điểm hay.

Cú hích lớn của lịch sử cho nền giáo dục Việt Nam

Theo ông thì trong thời đại hiện nay, giáo dục Việt Nam cần phải làm gì để có thể đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Qua hiện tượng trường Thực nghiệm, tôi cũng có góp ý với ngành giáo dục là muốn cách tân muốn thay đổi nền giáo dục thì đây là chính là cơ hội thuận tiện. Đây cũng là một nhu cầu của xã hội là dịp quẫy một làn sóng, cú hích của lịch sử để có thể thay đổi. Một khi có cầu thì chúng ta cần phải nhân rộng ra thành nhiều trường. Đây là cơ hội, cú hích của lịch sử để thay đổi vể vươn ra biển lớn.

Cách giáo dục này tôi đã thấy từ lâu trên thế giới. Thứ nhất, không phải dạy kiến thức mà là dạy làm ra kiến thức giống như câu: "Cho cái cần chứ không cho con cá". Không dạy thụ động, học thụ động mà là có phản biện, nâng cao tính dân chủ của học trò. Học kiến thức đồng thời học kĩ năng sống, kĩ năng cộng tác. Nhưng ở ta có nhiều trở ngại chưa nhân được lên, vì thế đây là dịp thuận lợi để nhân lên.

Nếu như bây giờ có nhiều trường tốt như trường Thực nghiệm này thì sẽ không còn tình trạng chen lấn, xô đẩy để xin vào trường nữa.


Cảnh chen lấn tại trường Thực nghiệm


Nhưng thưa ông, trước đây nhiều người e ngại khi chọn trường Thực nghiệm nay, vì thế mà hơn 30 năm nay chương trình thực nghiễm vẫn chỉ là thực nghiệm. Và cũng có thông tin rằng, một số trẻ vẫn cứ học thêm kiến thức ở trường khác theo "chương trình cũ"...


Nhà thơ Vũ Quần Phương: Phương pháp thực nghiệm là phương pháp hay, nhưng hơn ba chục năm qua vẫn chỉ là thực nghiệm, chưa nhân rộng ra được vì có một số hệ lụy. Tức là người ta thấy nó hay, nhưng người ta không tin là nó được chấp nhận. Chương trình thì sộc sệch không cố định nên cần phải có những người thầy giỏi đủ sức để dạy học trò.

Tính mở rộng của thày và trò trong cách dạy, cách học được phát huy tối đa ở ngôi trường này. Và có những suy nghĩ ấu trĩ rằng, tính sáng tạo của học trò quá cao thì sẽ có thể làm mất chuẩn, là cho người ta không bắt, không quản lí được.

Ngoài ra, để dạy theo mô hình thực nghiệm thì thời đòi hỏi giảng viên phải có trình độ cao, có thể xử lý nhiều tình huống bất ngờ không có giáo án. Bởi vậy chỉ có thầy giỏi phát huy được tính tích cực, dân chủ, phản biện của học trò.

Tâm lí ngại thay đổi là yếu tố quan trọng nhất gây cản trở sự phát triển rộng rãi của mô hình thực nghiệm. Tâm lí cầu an có ở tất cả mọi ngành nghề, ăn sâu vào trong suy nghĩ của rất nhiều người. Muốn thay đổi thì Nhà nước phải biết rằng, có những người thất bại vẫn cần được khen. Ngày xưa người ta có câu: "Luận anh hùng chớ kể hơn thua" cũng là vì lẽ đó.

Cái khó của các em học sinh là khi học xong thực nghiệm phải hòa vào cùng với các học sinh khác để thi đại học. Việc thay đổi đang là bức bách lắm rồi. Chúng ta cần phải thay đổi ngay, thay đổi toàn diện và phải bất chấp những thất bại thì mới có thành công.

Trân trọng cảm ơn ông!

No comments:

Post a Comment

Related posts