Khẳng định tầm quan trọng của thư viện trường học(GD&TĐ) - Hôm nay (14/5), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết Hội thi "Nhân viên thư viện giỏi cấp tiểu học năm học 2011 - 2012". Đại diện lãnh đạo Cục Nhà giáo và CB QLGD, Vụ thư viên, Thư viện quốc gia, Sở GD-ĐT Hà Nội, Hội khuyến học Hà Nội, các Phòng GD-ĐT, nhà xuất bản,… đã tham dự buổi lễ.
![]()
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội trao thưởng cho các thí sinh đoạt giải Nhất (Ảnh: gdtd.vn) Hội thi được tổ chức định kỳ 3 năm/lần. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, ghi nhận vai trò của đội ngũ nhân viên thư viện trường học, cũng là dịp để các cấp, các đơn vị giáo dục cùng quan tâm củng cố và xây dựng hệ thống thư viện trường học ngày càng lớn mạnh với những hoạt động hiệu quả, thiết thực, phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện.Đã có 485/687 nhân viên thư viện các trường Tiểu học tham dự hội thi cấp quận, huyện và 29 gương mặt tiêu biểu, đạt thành tích cao nhất đã được chọn cử tham dự Hội thi nhân viên thư viện giỏi tiểu học cấp thành phố.Theo Ban tổ chức, hội thi năm nay được tổ chức bài bản, khoa học trên phạm vi toàn thành phố, thu hút đông đảo thí sinh tham gia với chất lượng cao hơn những năm trước. 29/29 quận, huyện, thị xã đều có thí sinh dự thi cấp thành phố. Trình độ thí sinh khá đồng đều, đặc biệt thể hiện trong phần thực hành giới thiệu sách. Hội thi đã thực sự trở thành ngày hội của những nhân viên thư viện trường học
Bà Nguyễn Mai Hoa, phó trưởng phòng Khoa học công nghệ - Thông tin, Sở GD-ĐT Hà Nội nhận định, Hội thi là một hoạt động ý nghĩa, nhằm góp phần phát huy hiệu quả hoạt động thư viện trường học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo dục, tiếp tục duy trì và phát triển văn hóa đọc, một phương tiện văn hóa quan trọng để giáo dục và đào tạo con người.Thành công của Hội thi không chỉ là các giải thưởng mà quan trọng hơn là củng cố phong trào đọc và làm theo sách báo, làm chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, trong hoạt động xã hội của ngành GD về vai trò của thư viện trường học. Nhân viên thư viện trường học là "người gác cửa", người khơi nguồn sử dụng kho tri thức của nhân loại trong các nhà trường, xứng đáng với nhận định "chỉ có sách và người thầy mới làm nên trường học".
Hội thi đã chọn trao 02 Giải Xuất sắc: cô Đinh Thị Thu Hương (TH Lê Lợi – Hà Đông); cô Đặng Bích Thủy (TH Giáp Bát – Hoàng Mai); 04 giải Nhất; 06 giải Nhì; 11 giải Ba; 06 giải KK. Ngoài ra, BTC còn trao giải Giới thiệu sách ấn tượng; Ứng xử nghề nghiệp hay nhất; Sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả nhất. Trao 03 giải xuất sắc và 06 giải Tốt cho các tập thể có thành tích cao.Bảo Minh,
Gửi thầy - người cha thứ hai của đời con!
Thầy là một giáo viên nơi vùng sâu vùng xa của đất Đồng Nai. Nhiều người cứ nghe đến Đồng Nai lại cho đó là một tỉnh giàu có, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều những vùng quê nghèo như quê ta thầy nhỉ.
Con viết những dòng này trong giờ nghỉ trưa tại cơ quan, khi con bất chợt đọc được thông tin cuộc thi Nét bút tri ân trên báo Tuổi Trẻ . Cảm xúc của con lúc này mãnh liệt và dâng trào quá, con không biết viết từ đâu, viết thế nào.
Cuộc đời con thầy không sinh con ra, nhưng thầy là người đã giúp con nhận thức được giá trị của cuộc sống, nhận thức được giá trị của đồng tiền, giá trị của sức lao động và là điểm tựa để con bắt đầu một cuộc đời mới sau vấp ngã đầy cay đắng và tủi nhục.
Con lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, cái nghèo làm người ta thua thiệt và tủi thân. Chính vì thế ngay từ nhỏ con đã quen cuộc sống thiếu cái ăn cái mặc, quen những bộ quần áo cũ khi nhìn bạn bè mặc quần tây áo sơmi thơm trắng sáng, quen đi dép nhựa rách phải hàn bằng mủ cao su bên những đôi xăngđan Bitis thơm mùi nhựa mới, quen những bữa cơm chỉ có nước mắm ăn với rau muống luộc bên những bữa cơm có thịt cá đủ đầy của chúng bạn, quen với một buổi cắp sách đến trường còn một buổi đi làm thuê cuốc mướn kiếm bát cơm no lòng.
Cha mẹ luôn động viên chúng con cố gắng học để có cái chữ, để thoát nghèo. Vì thế con cố gắng học, con có thể nghèo hơn, ăn mặc rách nát hơn nhưng con sẽ học giỏi hơn những người bạn của mình, con luôn xác định như vậy để vươn lên. Con cảm thấy hạnh phúc ngập tràn khi 12 năm liền mình làm lớp trưởng, mười hai năm đạt thành tích cao, tự hào với giấy khen của trường, của sở đào tạo cho kết quả học tập, thành tích "học sinh nghèo vượt khó học giỏi"…
Ngày học xong cấp ba và thi đậu đại học, con đã khóc như một đứa trẻ. Con đã làm được một điều tưởng như không thể khi thi đậu đại học, con là điểm sáng của cả xã nghèo này. Trong mười hai năm đó, thầy là người giúp con rất nhiều để con có thể củng cố kiến thức học tập, ôn luyện để con thi đại học.
Ngày con lên đường đi nhập học, thầy không có gì nhiều ngoài những lời nhắn nhủ tâm huyết và một ít tiền dành dụm gửi con làm quà. Thầy ạ, đối với con số tiền đó là nước mắt, là công sức lao động, là những đêm không ngủ soạn giáo án của thầy, cầm nó con lại nấc ngẹn không nói nên lời.
Cuộc sống ở Sài Gòn khác xa cảnh ở quê nghèo và con bị choáng ngộp thật sự, có cảm giác ở đây người ta sống nhanh quá, gấp gáp quá. Con học đại học nhưng cũng như thời ở quê một buổi lên giảng đường, một buổi đi làm thêm, con phải tiết kiệm lắm mới có thể tạm đủ sống để đi học. Ngày đó con lúc nào cũng ốm yếu vì thiếu ăn, chỉ có thầy biết rõ nhất, những bức thư hai thầy trò mình gửi con đã nói rất rõ. Thầy đã động viên con để con học, cố gắng từng ngày từng ngày một vì ước mơ thoát nghèo của con. Thầy nói ước mơ thoát nghèo của con cũng là ước mơ của cả đời thầy.
Vậy mà năm cuối đại học, khi kỳ thực tập trước mắt con lại bị cám dỗ đồng tiền quật ngã để phải ra đi trong đau đớn, tủi hổ. Con vướng vào cá cược bóng đá và game online dẫn đến nợ nần, một phút nông nổi con đi ăn cắp điện thoại di động và tiền của bạn trong ký túc xá để tiêu xài, kết quả con bị bắt quả tang và bị buộc thôi học ngay lập tức. Với con, giây phút bước ra khỏi cồng ngôi trường đại học mình gắn bó hơn bốn năm trời mãi mãi in sâu như một bài học không thể nào quên, bài học của cả đời người với riêng con.
Con trở nên điên loạn, mất hết phương hướng và căm thù tất cả những ai muốn động viên, giúp đỡ mình. Khi ấy con cảm thấy đó là lòng thương hại, là người ta thấy tội nghiệp và điều đó làm con không muốn đi đâu, làm gì nữa.
Lại một lần nữa trong tận cùng đau đớn, tủi nhục thầy lại bên cạnh con, thầy làm bạn với con để chia sẻ và khuyến khích con. Thầy từng bước làm con quên đi mặc cảm và hướng con đi con đường mới khó khăn hơn nhưng rất thực tế với hoàn cảnh của con lúc đó. Thời gian đã trôi qua, con đã sống những giây phút khó khăn nhất đời mình dưới sự dìu dắt của thầy. Giờ đây đã trưởng thành hơn, đã thành công khi học xong bằng nghề và đi làm với thu nhập tạm ổn định, con càng biết ơn thầy hơn. Chính thầy đã xác định cho con lối đi học nghề để có một công việc với thu nhập ổn định, từ đó sẽ đi học lên thêm.
Vâng con sẽ nghe theo lời thầy, con sẽ cố gắng đi làm và học đại học tại chức vào ban đêm, con sẽ làm được vì con có lòng tin, vì con luôn có thầy bên cạnh. Khi con gục gã, khi con phạm sai lầm, mọi người coi thường con bao nhiêu thì thầy thương con bấy nhiêu. Thầy đã đánh thức được lòng tự tôn và cho con những lời khuyên đúng đắn.
Con hạnh phúc lắm vì giờ đây em gái con lại được thầy chủ nhiệm. Thầy lại dạy thêm cho em mà không lấy một đồng tiền công nữa, ơn nghĩa của thầy con làm sao trả được. Thầy sống và làm việc theo đúng lời dạy của Bác Hồ kính yêu, là tấm gương sáng của một người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Hôm rồi lang thang một chút trên mạng Internet vào những diễn đàn dạy và học, con tìm thấy những bài học, phần mềm dạy toán ấn tượng của một thầy giáo tên Nguyễn Quốc Phong -Trường THPT Định Quán. Con bị xúc động mạnh, con thật sự ấn tượng khi người đó chính là người thầy kính yêu của mình.
Thầy bước vào cái tuổi tóc điểm hoa râm rồi mới bắt đầu tiếp cận máy vi tính, thế mà có thể viết ra những phần mềm dạy học môn toán cấp III đầy hữu ích và thiết thực với cộng đồng mạng như thế thật là hiếm có. Quả thật đó là những điều khó mà ai cũng làm được ở cái tuổi của thầy và ở cái xã nghèo của chúng ta thầy ạ!
Lúc này con lại rơi nước mắt, nước mắt này không còn là nước mắt của hối hận muộn màng, của sự tự ti, xấu hổ về quá khứ đã qua, mà là của niềm xúc động, của hạnh phúc. Thầy ạ, con mà viết về thầy chắc con sẽ viết hoài, viết mãi đến khi mệt mà vẫn muốn viết vì thầy trò ta có quá nhiều tình cảm và có quá nhiều điều đặc biệt.
Con sẽ dừng viết ở đây và con luôn luôn nhớ câu nói của thầy: "Sống ở trên đời mọi thứ có thể mất đi nhưng tương lai thì vẫn còn. Người sống lâu nhất là người cảm nhận được cuộc sống này nhiều nhất, chứ không phải là người tồn tại với thời gian nhiều nhất Dũng ạ!". Vâng. Con sẽ cố gắng, thầy yên tâm nhé!
Trò của thầy
Đức Dũng
MAI ĐỨC DŨNG (Nguồn: www.netbuttrian.vn )
Hội thảo diễn ra lúc 18h ngày 18/5 tại Hà Nội: Tầng 5 - Nhà D2, Trường Kinh tế Quốc dân, 207 Giải Phóng/Trần Đại Nghĩa; tại TP HCM: CFVG TP HCM, Đại học Kinh tế TP HCM, số 54, Nguyễn Văn Thủ, quận 1.
Ngày 25/5 sẽ là hạn đăng ký học chương trình chuyển đổi cho các ứng viên không có bằng cử nhân kinh tế. Các ứng viên ngoài lĩnh vực kinh tế, bắt buộc phải tham gia chương trình này để có đủ tín chỉ kinh tế và cùng dự thi với các ứng viên khối kinh tế vào tháng 8. Học phí của chương trình chuyển đổi là 2.500.000 đồng. Hạn nộp hồ sơ (thủ tục nộp hồ sơ xin xem ở phần dưới đây) cho tất cả các ứng viên là ngày 17/8.
Đặc biệt, những học viên khi theo học tại CFVG có thể chọn học năm thứ hai tại một trong các trường đối tác trứ danh của CFVG, mà không phải đóng thêm học phí. Không những thế, các học viên còn có cơ hội tiếp cận một loạt các chương trình học bổng: học bổng của CFVG (miễn học phí hoặc miễn vé máy bay), học bổng Eiffel (học bổng toàn phần của chính phủ Pháp) và học bổng của các trường đối tác.
Chương trình MBA của CFVG được cấp chứng chỉ quốc tế EPAS và có các đối tác là các trường kinh tế hàng đầu châu Âu. Trong đó, đối tác chính của CFVG, trường ESCP Europe hiện Europe hiện được Financial Times xếp hạng 3 thế giới về chương trình đào tạo Master of Management (hạng nhất thế giới năm 2010). Trường HEC Paris, trường đào tạo kinh doanh số một châu Âu (theo xếp hạng của Financial Times trong 6 năm qua), cũng hợp tác với CFVG thông qua việc gửi các giáo sư tới đây giảng dạy. Trường HEC Paris chính là nơi Tổng thống mới đắc cử của Pháp François Hollande từng theo học.
Ngoài ra, các đối tác khác của chương trình MBA tại CFVG còn bao gồm: Rouen Business School, EM Strasbourg, Paris Sorbonne University, Marseille, SKEMA Business School, CEFEB của Pháp, và mới đây nhất là HHL Leipzig của Đức.
![]()
Phó Giáo sư Charles-Henri Besseyre Des Horts, đồng phụ trách chương trình Thạc sĩ Chiến lược Nhân lực tại HEC Paris, hiện tham gia giảng dạy tại chương trình MBA của CFVG. Một điều đặc biệt nữa khi theo học chương trình MBA của CFVG là sự chọn lọc giảng viên. Các giảng viên quốc tế từ các trường đối tác đều có uy tín và CFVG thường xuyên thu thập phản hồi của các học viên, để đảm bảo chất lượng dạy và học tốt. Vì vậy, ngay tại Việt Nam, các học viên MBA sẽ được học cùng các giáo sư lớn, điều mà chính các học viên tại các trường đối tác của CFVG không phải lúc nào cũng có được.
Điều đặc biệt thứ ba là một đội ngũ đông đảo và đoàn kết các cựu học viên CFVG. Với hơn 2.100 cựu học viên từ các chương trình đào tạo, trong đó có nhiều người đang giữ các chức vụ chủ chốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong và ngoài nước, CFVG luôn được các công ty, tổ chức và ngân hàng lớn quan tâm khi tuyển dụng nhân sự.
CFVG có cơ sở đặt tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và Đại học Kinh tế TP HCM (TP HCM). Đây là cơ sở đào tạo phi lợi nhuận, được Bộ Ngoại giao Pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam lập ra từ năm 1992.
Học phí toàn bộ khóa học MBA kéo dài 2 năm của CFVG là 176.400.000 đồng (chương trình tiếng Anh) và 140.700.000 đồng (chương trình tiếng Pháp). Học phí này có thể đóng thành 4 đợt. Chương trình tiến Pháp có chi phí thấp hơn, do được công ty AXA tài trợ. Chương trình MBA Du Lịch mới bắt đầu tuyển sinh từ năm 2012 (tại CFVG Hà Nội, và từ 2013 tại CFVG TP HCM), có học phí là 166.137.000 đồng (có thể trả làm 4 đợt).
Điều kiện dự tuyển dành cho ứng viên tốt nghiệp đại học bằng khá (bất kỳ chuyên ngành nào), hoặc ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
Để đăng ký dự tuyển chương trình MBA, bạn hãy điền thông tin vào bản đăng ký trên trang web http://ecampus.cfvg.org . Sau đó, bạn in thông tin này ra và nộp cho CFVG Hà Nội, hoặc CFVG TP HCM, cùng các giấy tờ sau: một CV, một thư giải thích vì sao theo học chương trình này, một thư giới thiệu của cấp trên (cũ hoặc hiện nay), hoặc của đồng nghiệp hay giáo sư, một bản sao bằng đại học, một bản sao giấy khai sinh, 3 ảnh hộ chiếu cùng 1.050.000 đồng lệ phí thi và phỏng vấn. Bạn được miễn lệ phí này, nếu có điểm thi GMAT (chương trình MBA tiếng Anh) hay TAGE-MAGE (chương trình MBA tiếng Pháp).
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về chương trình MBA, bạn hãy liên lạc với:
CFVG Hà Nội, theo số 04-38691066, số lẻ 21 hoặc 16 hoặc gửi email tới ngocdoan@cfvg.org , mailto:ho?cphuongha@cfvg.org .CFVG TP HCM theo số: (08) 38241080, số lẻ 22 hoặc email tới nguyenthi@cfvg.org .
Ngoài ra, bạn cũng có thể vào trang web http://www.cfvg.org để biết thêm các thông tin, cũng như tải brochure về chương trình học. Nếu bạn gặp khó khăn gì khi tra cứu thông tin, liên lạc với Nguyễn Minh Châu, nmchau@cfvg.org , 04-38691066, số lẻ 22 hoặc 0904-413-746.
(Nguồn: CFVG )
No comments:
Post a Comment