Gánh nặng trên vai trẻ thơ
Nếu như thi vào đại học thí sinh chỉ phải thi tất cả 3 môn cơ bản theo khối thi, và mỗi thí sinh có thể lựa chọn thi một trường hoặc hai trường (nếu như thí sinh nào theo học 2 khối). Thì chúng ta hãy nhìn lại xem các trẻ thi "vượt rào" vào lớp một phải trải qua cuộc thi sát hạch "gay go" như thế nào.
Tại trường Nguyễn Siêu ngoài việc phải vượt qua các bài kiểm tra liên quan đến nhận biết về ngôn ngữ (tiếng Việt), tư duy toán học, tiếng Anh, kiểm tra năng lực quan sát, ghi nhớ, diễn đạt, trẻ phải qua phần kiểm tra sức khỏe (cân nặng), không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp. Thời gian ở lại tại trường trong một ngày, khi trẻ ăn, ngủ, chơi, giao tiếp với bạn bè, cũng là lúc hội đồng tuyển sinh tiếp tục quan sát để "chấm điểm".
Với những nội dung kiểm tra ở trên, dễ nhận thấy rằng nó giống như một sự tổng hợp bao gồm thi vào các trường đại học nói chung (tiếng Việt, toán học, tiếng Anh), hoặc các trường mang tính đặc thù nói riêng như: trường An ninh (kiểm tra sức khỏe) + kiến thức văn hóa; Thi vào ngành hàng không (năng lực quan sát, ghi nhớ, sức khỏe, không bị dị tật, nói lắp, nói ngọng… ) + kiến thức văn hóa… Hơn là một cuộc kiểm tra để "tuyển" các bé vào lớp một.
Với thí sinh thi đại học việc ôn 3 môn theo khối thi đã là một khó khăn, một áp lực lớn mà không ít thí sinh phải lao đao, phải cật lực mới có thể vượt qua. Cũng chính vì áp lực đó mà người người đi lò luyện thi, nhà nhà cho con đi học thêm, học kèm. Và với cái kiểu "kiểm tra" vượt rào vào lớp một như các trường tiểu học hiện nay, thì có khi lại không ít nơi mọc lên các lò luyện thi vào lớp một tăng cường, lò luyện thi vào lớp một cấp tốc…
Không biết với một đứa trẻ phải "gánh" trên vai những đợt kiểm tra như trên thì các em phải chịu áp lực đến mức nào, phải "cày" như thế nào mới có thể vượt qua được đợt "tuyển sinh" này. Và liệu các bậc phụ huynh có thông cảm với con hay không khi mà chúng sẽ "thi trượt" một vài lần, hay sẽ "động viên" con tiếp tục công cuộc "dùi mài" trong "trận chiến" tiếp theo để được vào lớp một đúng ý.
"Cán cân" tâm lí không cân bằng với lứa tuổi
Chuẩn bị bước vào lớp một, đó là thời gian mà trẻ còn đang rất hồn nhiên, ham chạy nhảy, và thiên về phát triển tự nhiên. Đáng ra các em chưa phải "bận tâm" nhiều về việc học hành căng thẳng, việc chạy đua trường lớp, cạnh tranh bạn bè… để được vào các trường "top trên". Việc "mong" cho bé vào trường "xịn" ở Hà Nội là ý của phụ huynh. Và dường như chính các bậc phụ huynh đang thay đổi, nếu không muốn nói quá rằng phá vỡ đi sự phát triển tự nhiên đó của con em mình.
Chạy đua chỉ mang lại căng thẳng, áp lực rất lớn và không cân bằng với tâm lí và tư duy của trẻ. Khoa học đã chứng minh bé sẽ làm quen tốt hơn với việc thực hiện phép tính khi bước vào lớp một. Nhưng nếu xác định cho con thi vào trường điểm thì bé buộc phải biết làm tính khi chưa đến tuổi vào lớp một, hoặc phải học tiếng Anh khi chưa biết tiếng Việt… để có thể vượt qua kì thi vào trường mà phụ huynh mong muốn.
Sự phát triển tâm lí không tự nhiên như muốn con phải trở thành "thiên tài" dù cho tố chất của nó chỉ cáng đáng được ở mức bình thường, "bắt" trẻ phải chịu áp lực khi còn quá nhỏ, và yêu cầu một đứa trẻ thi còn hơn cả thi đại học là điều quá sức và không khoa học với chúng.
Bắt trẻ phải chịu một áp lực mà đáng lẽ phải tới khi bước vào kì thi đại học chúng mới phải chuẩn bị tâm lí là một điều hết sức vô lí. Trẻ cần được học tập, được vui chơi một cách tự nhiên đúng với lứa tuổi chứ không phải bị đè nặng trong áp lực thi cử do chính bố mẹ và một số trường vô tình đặt ra.
Giờ đây, cuộc chạy đua vào lớp một dường như còn căng thẳng hơn cả tuyển sinh đại học, bởi để vào được lớp một ở các trường điểm, trường gần nhà, trường trái tuyến… có khi đó là "cuộc chiến" cho cả trẻ và phụ huynh.
Huyền Minh
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Các giáo viên này gồm Seidel Franziska, Nicole Mandy Baudisch (quốc tịch Đức), Alfredo De La Casa Ayuso (quốc tịch Anh), Joseph Lane Flaten (quốc tịch Mỹ) và Philippe Daniel Neyroud (quốc tịch Thụy Sĩ).
Theo đơn kiện, từ ngày 5.3 - 9.4.2012, Raffles VN ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn đối với họ, với lý do Raffles VN bị Thanh tra Bộ GD-ĐT xử phạt vi phạm hành chính, buộc phải chấm dứt hành vi quảng cáo, tuyển sinh, đào tạo trái quy định của pháp luật Việt Nam; do vậy Raffles VN cho rằng mình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động căn cứ vào quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 bộ luật Lao động. Tuy nhiên, các giáo viên này lại cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói trên chỉ buộc Raffles VN phải dừng các hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép các cấp độ đào tạo đã ký kết với đối tác nước ngoài trên lãnh thổ VN, các hoạt động đúng phép vẫn được thực hiện, và Raffles VN không bị rút giấy phép hoạt động hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh. 5 giáo viên này yêu cầu Raffles VN tiếp tục thực hiện hợp đồng, thanh toán tiền lương cho những ngày không được làm việc, bồi thường… tổng cộng khoảng từ 180 đến hơn 200 triệu đồng/người.
>> Thu hồi giấy phép Raffles Việt Nam
>> Phụ huynh đề nghị cấm xuất cảnh Tổng giám đốc Raffles VN
>> Raffles chỉ trích quyết định xử phạt của VN
>> Raffles không được đào tạo khi đang bị xử phạt
>> Đào tạo "vượt cấp": Nhiều trường bị xử phạt, không được công nhận bằng cấp
>> Tiếp tục tuyển sinh chương trình không phép
>> Nhiều vi phạm trong tuyển sinh và liên kết đào tạoLê Nga
GiadinhNet - Dù đã 81 tuổi nhưng ông Nguyễn Đình Thăng (thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên) vẫn miệt mài với thư viện sách của mình để phục vụ bạn đọc "quê nhà" miễn phí.
![]()
Mặc dù đã hơn 80 tuổi, ông Thăng vẫn miệt mài với thư viện sách của mình. Ảnh: TG
Ngày người lính trở về
![]()
Huy chương vì sự nghiệpvăn hóa thông tin.Với tấm lòng và nhiệt huyết đem tri thức về quê nhà, ông Nguyễn Đình Thăng nhận được Huy chương và hai bằng khen "Vì sự nghiệp văn hóa" của Bộ Văn hóa - Thông tin Du lịch, hai bằng khen cấp tỉnh, ba giấy khen cấp huyện và một cuốn băng phim tài liệu với nội dung" Thư viện ông Thăng" của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên tặng.Trước khi ra về, chúng tôi xúc động, trân trọng ghi lại cảm xúc trên cuốn sổ mà ông tự đóng. Mong sao ông mãi mạnh khỏe và luôn lạc quan để tiếp tục đem tri thức nhân loại đến cho người dân quê nơi đây.
"Mình sẽ làm gì cho quê hương"? - Đây chính là niềm đau đáu của người chiến sỹ Nguyễn Đình Thăng khi khoác ba lô trở về quê hương sau bao năm lăn lộn trên chiến trường. Từ suy nghĩ đó ông đã quyết tâm xây dựng phòng đọc sách miễn phí với mục đích góp phần truyền tải tiếng nói của Đảng tới người dân quê nhà và làm cầu nối tri thức đến với mọi người.
Nói là làm! Ngày 19/12/1990, phòng đọc sách miễn phí của người đảng viên, cựu chiến binh Đình Thăng đi vào hoạt động và được duy trì từ đó cho đến nay. Ban đầu thư viện của ông chỉ mở buổi sáng. Sau đó do nhu cầu của bạn đọc cao, nên ông Thăng đã cho mở đều đặn phục vụ khách, sáng từ 8 giờ đến 11 giờ trưa. Buổi chiều từ 14 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Mỗi tháng thư viện của ông mở cửa 20 buổi, không phân biệt ngày Chủ nhật, ngày lễ, Tết.
Khi được hỏi về đối tượng độc giả nào thường đến đọc, ông mỉm cười "Ngày trước chỉ có bà con trong thôn thôi, nhưng giờ thì cả các vùng lân cận, rất nhiều học sinh, sinh viên, rồi cả cán bộ, giáo viên tìm đến đây khá nhiều". Và như để minh chứng cho điều này ông lấy ra một cuốn sổ dày đã sờn gáy, bên trong ghi chép đầy đủ những lượt bạn đọc mượn sách tại thư viện. Ông chỉ cho chúng tôi một cái tên gần nhất và giải thích "Hôm 30/4-1/5 vừa rồi có cô sinh viên tên Nguyễn Thị Giang - sinh viên về nghỉ lễ mượn cuốn Giáo trình triết học Mác- Lê Nin để ôn thi. Hay như cháu Nguyễn Thị Hằng (Phú Thịnh, huyện Kim Động) mượn cuốn soạn thảo văn kiện. Rồi có cả các cháu ở Thái Bình cũng sang đây mượn sách".
Thư viện của ông Thăng không chỉ phục vụ việc mượn và đọc sách mà đây còn là nơi "nói chuyện thời sự". Hàng ngày ông Thăng vẫn luôn nghe đài, xem tin tức rồi ghi lại những thông tin ông nắm được một cách tóm tắt vào cuốn sổ. Hiện nay cuốn sổ của ông đã dày 2.300 trang và được sắp xếp tỉ mỉ gọn gàng theo từng mục: Chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa... Chính ông lại là người đem những tin tức này truyền đạt lại cho bà con. Ai quan tâm vấn đề gì, ông nói vấn đề đó, giải thích cặn kẽ tới nơi tới chốn. Ngoài ra ông còn kể chuyện về Bác Hồ cho các cháu học sinh nghe, giáo dục các cháu học tập và làm theo tấm gương của Bác.
Hơn 20 năm miệt mài cống hiến cho công việc cung cấp sách báo miễn phí cho mọi người, từ một phòng đọc sách nhỏ, đến nay, phòng đọc sách của ông Thăng đã được coi là một thư viện gia đình với gần 400 đầu sách, tiếp 40.098 lượt bạn đọc tại thư viện và mượn về.
Đến với thư viện của ông Thăng, các em học sinh được phục vụ nước uống, điện, quạt, ông còn trông xe cho các em yên tâm đọc sách. Hơn 20 năm ông thành lập thư viện gia đình cũng là hơn 20 năm người dân trong thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ hình thành thói quen đến thư viện ông Thăng để đọc sách và nghe ông nói về các thông tin thời sự...
![]()
Phút giây đàm đạo của những người bạn già trong thư viện gia đình. Ảnh: TL
"Tất cả nhờ vào đồng chí vợ"
Nhiều người hẳn rất tò mò vì không biết ông Thăng mở thư viện sách ở nơi đâu? Vì từ cổng nhìn vào là một ngôi nhà nhỏ, có giàn hoa giấy che phủ, trên áp mái có bảng gỗ ghi "Câu lạc bộ Hội cựu chiến binh Việt Nam- Chi hội Đoàn Đào".
Chúng tôi thật sự bất ngờ khi ông kể: "Ngày ấy không có cơ sở, chỉ có căn nhà đang ở, tôi bàn với vợ và các con chuyển sang ở gian nhà ngang, dành toàn bộ căn nhà mới sửa phục vụ mọi người đến đọc sách và sinh hoạt hội, đoàn thể luôn". Nhà ông Thăng từ đó không chỉ là thư viện để người dân đến đọc sách, mà còn là nơi họp hội như hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, các buổi sinh hoạt Đảng...
Năm nay, ông Thăng đã 81 tuổi, với 46 năm tuổi Đảng, trong mình lại mang nhiều căn bệnh quái ác như tim, khớp, đau dạ dày, viêm phổi... nhưng ông chưa từng ca thán, phiền não. Trong suốt buổi gặp gỡ chúng tôi thấy ông rất lạc quan và lời nói đầy tâm huyết. Ông hóm hỉnh: "Tôi có sức, thời gian đi vác tù và hàng tổng là nhờ vào đồng chí vợ".
Hôm đến nhà ông, chúng tôi tiếc vì không gặp được bà Nguyễn Thị Kim Oanh- vợ ông vì bà đi vắng! Theo lời kể của ông, bà là một cô giáo đã về hưu, cũng là đảng viên, bà không chỉ là người bạn đời còn là người đồng chí, chia ngọt sẻ bùi, nhận bao khó nhọc, giúp ông có thêm động lực hoàn thành tâm nguyện thành lập thư viện gia đình miễn phí cho nhân dân. Một mình bà đã nuôi các con trưởng thành, lại còn phải chăm chút cho ông những lúc trái gió trở trời nhưng chưa một lần ông nghe lời than trách từ bà. Ông vẫn luôn nhận được từ người vợ hiền của mình những lời động viên, hay chút tiền thưởng bà dành dụm được để ông mua thêm sách cho thư viện.
"Cũng có lần vợ con lo cho sức khỏe của tôi, khuyên tôi không làm nữa. Nhưng mình đã bỏ bao tâm huyết vào đây. Bỏ sao được! Vợ con cũng hiểu nên thông cảm và lại ủng hộ"- ông Thăng tâm sự.
Ngày mới mở thư viện, hàng xóm cũng có người xì xào là "ông hết việc nên vác tù và hàng tổng". Nhưng giờ thì bà con trân trọng thư viện của ông "vì từ ngày có thư viện, các cháu nhỏ trong thôn có thêm sinh hoạt mới, không còn ham mê các trò chơi điện tử, hay tụ tập rồi gây rối nữa"- bà Phạm Thị Ngoãn (Cầu Cáp, Đoàn Đào, Phù Cừ, Hưng Yên) chia sẻ.
Tin người mượn sách là chính
Thư viện của ông Thăng mở ra nhằm phục vụ bà con trong thôn nên khi bạn đọc tìm đến thư viện của ông không hề gặp bất cứ thủ tục giấy tờ nào. Chỉ cần bạn thực sự muốn mượn sách đọc, ông Thăng chỉ cần ghi một số thông tin nhỏ vào cuốn sổ theo dõi, như tên, thôn xã và sách muốn mượn. Đây cũng chính là một đặc điểm làm cho bạn đọc rất thoải mái khi đến thư viên ông Thăng.
Nhưng cũng vì lý do này mà số lượng sách mượn chưa được hoàn trả cũng khá nhiều. "Như thế, mình tiếc vì cuốn sách không được luân chuyển cho người khác đọc cùng, rồi thư viện ngày càng nghèo sách đi. Đấy là chưa kể có cháu thấy đoạn hay không chép lại mà xé tờ đó ra. Tôi tiếc lắm nhưng cũng chỉ biết nhắc nhở các cháu ý thức hơn"- ông Thăng bộc bạch.
Ngoài thư viện ông Thăng có ghi rất nhiều câu châm ngôn về sách, về văn hóa đọc, cách chọn sách... có cả quy định khi đọc sách. Chúng tôi có gợi ý "Sao ông không có quy định khi mượn và trả sách để kiểm tra cho dễ quản lý?"- đáp lại chúng tôi là cái lắc đầu cùng nụ cười chia sẻ: "Đây mới là cái khác của thư viện, làm nhiều thủ tục thì rườm rà cho bà con quá, mà tôi tin bạn đọc là chính. Bà nhà tôi cũng có lần bảo tại tôi dễ dãi quá nên hay mất sách".
Như để chứng minh cho điều đó ông chỉ cho chúng tôi một góc thư viện rồi buồn rầu kể: "Cách đây mấy hôm có 5 cháu đến đọc sách, lúc đó tôi bận tiếp khách. Lúc quay lại thì một góc sách bị mất, nhìn giá sách quang đi mà tôi xót xa. Biết các cháu là con nhà ai đấy, nhưng không nỡ nói, chỉ gọi các cháu lại hỏi mà các cháu không nhận đành thôi, chỉ khuyên các cháu mấy câu, cũng không lỡ đưa các cháu ra trường lớp. Hôm nọ, bố mẹ các cháu biết chuyện đã đến xin lỗi tôi rồi".Trần Ước
No comments:
Post a Comment