Dồn dập trẻ chết đuối
Khoảng nửa tháng trở lại đây, dù mới vào hè nhưng trên cả nước đã dồn dập xảy ra nhiều vụ trẻ chết đuối thương tâm. Ngày 30-5, UBND xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết chiều tối 29-5, khi vừa kết thúc năm học, hai em Lê Thị Thoa và Hoàng Thị Thiêm (học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh) rủ nhau đi tắm ở khu vực bãi biển Điền Lộc. Vì không biết bơi nên 2 em đã bị sóng cuốn ra xa và tử vong.
Trước đó, chiều 27-5, em Hồ Văn Tịnh (học sinh lớp 5 Trường Tiểu học xã An Cư, huyện Tuy An - Phú Yên) đã chết đuối trong lúc cùng nhóm bạn tắm sông ở khu vực dưới gầm cầu Cà Lúi. Sáng 24-5, một nhóm học sinh Trường Tiểu học Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế rủ nhau đi câu cá ở hồ Kiệt Bộng. Sau đó, hai em Nguyễn Văn Hải (học lớp 5) và Nguyễn Văn Đệ (lớp 4) nhảy xuống hồ tắm rồi chết đuối.
Tại khu vực bãi nổi ven sông Hồng, xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín - Hà Nội chiều 23-5, người dân phát hiện 2 nữ sinh bị chết đuối là Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Thị Luyến (học sinh Trường THPT Lý Tử Tấn). Cùng ngày, trên sông Lũy ở xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình - Bình Thuận, một nhóm 6 học sinh rủ nhau bơi qua khu vực rẫy bên kia sông bắt dế. Khi cả nhóm bơi về thì bị nước cuốn trôi, trong đó 3 em thiệt mạng.
Trước đó, trưa 20-5, 3 học sinh Ngũ Đình Trọng (lớp 7), Ngũ Trọng Trí (em ruột Trọng, lớp 1) và Ngũ Gia Thịnh (lớp 2), ngụ tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng - Bình Phước rủ nhau đi tắm ở một bàu nước. Đến chiều, gia đình không thấy về nên bủa đi tìm và phát hiện thi thể các em dưới bàu.
Em Phan Văn Tín bị sốc nặng vì chứng kiến 4 bạn mình chết đuối. Ảnh: HỒNG ÁNH
Sáng 16-5, ngành giáo dục tỉnh Phú Yên nháo nhào khi nhận được thông tin 4 học sinh ở xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa chết đuối. Tai họa xảy ra chiều 15-5. Sáu học sinh gồm: Võ Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Huệ, Phạm Minh Hiếu, Trần Biện Pháp, Phan Văn Tín và Lê Thị Kiều Trinh rủ lên thuyền nhà của Pháp ra bến Đình thuộc sông Ba để liên hoan chia tay năm học.
Khoảng 16 giờ 30 phút, Huệ và Hạnh xuống sông tắm, gặp chỗ nước chảy xiết nên bị đuối. Thấy vậy, 3 học sinh nam là Hiếu, Tín và Pháp nhảy xuống cứu. Trong lúc hoảng loạn, Hiếu và Pháp cũng bị nước cuốn trôi, chỉ một mình Tín bơi được vào bờ. Hôm chúng tôi đến thăm, Tín nằm bất động trên võng vì bị sốc nặng khi chứng kiến cảnh 4 người bạn của mình chết đuối. "Cõng Tín từ bến sông về nhà là nó nằm luôn, không thiết gì đến ăn uống, mắt cứ nhìn đâu đâu" - cha Tín rầu rĩ…
Sơ sẩy là "xong"
Tại vùng sông nước miền Tây, tình trạng trẻ chết đuối luôn là nỗi nhức nhối của nhiều gia đình và xã hội. Thực trạng này đã được báo động từ nhiều năm qua, các cơ quan chức năng cũng có hẳn chương trình hành động để ngăn chặn nạn trẻ chết đuối song hiệu quả vẫn chưa đến đâu.
Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, ĐBSCL luôn tiềm ẩn tai họa sông nước đối với trẻ em. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chết đuối, nổi cộm là chuyện quan tâm, trông nom con em của các bậc phụ huynh còn rất lơ là. "Chỉ cần sơ sẩy chút là "xong" nhưng nhiều gia đình vẫn chưa ý thức, hời hợt trong việc chăm sóc con em mình"- một cán bộ bảo vệ - chăm sóc trẻ em Sở LĐ-TB-XH tỉnh An Giang nhận xét.
Những năm qua, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng chống trẻ đuối nước đến tận các thôn, xóm. Tuy nhiên, bà Lê Thị Bạn, cộng tác viên dân số - gia đình – trẻ em huyện Phú Tân - An Giang, cho biết rất khó vận động phụ huynh tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức này. "Nhiều người phớt lờ không tới dự, người đi dự thì chẳng mấy ai để tâm. Đau nhất là khi chúng tôi vừa tổ chức buổi tuyên truyền tại xã Phú Thọ, huyện Phú Tân hôm trước, ai cũng quả quyết mình biết cách trông nom con em thì ngay hôm sau đã có một cháu chết đuối ở đây" - bà Bạn bức xúc.
Một cán bộ Phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Tháp cho rằng vấn đề then chốt là ý thức giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc con em của từng gia đình. "Song do nghèo khó, nhiều gia đình lại ít người nên bỏ mặc con trẻ ở nhà một mình, nhờ hàng xóm trông giùm hoặc đem cả con nhỏ theo khi hái rau, bơi xuồng, cắt lúa...
Nghỉ hè, trẻ em tìm đến sông rạch vui chơi, tắm rất nguy hiểm. Ảnh: QUỐC DŨNG
Tình trạng này rất nguy hiểm, chỉ cần sơ ý là trẻ có thể gặp nạn ngay" – vị cán bộ này cho biết. Theo Phòng Bảo vệ - chăm sóc Trẻ em Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Tháp, trẻ em chết đuối thường tăng cao vào mùa hè, khi các em không đến trường nhưng lại không có sân chơi trong những ngày nghỉ học. Để ngăn chặn tình trạng chết đuối, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch phổ cập bơi cho trẻ 7-15 tuổi, phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 48% trẻ trong độ tuổi này được phổ cập bơi.
"Đã đến lúc báo động tình trạng chết đuối trong học sinh và trẻ em nói chung"- bà Phạm Thị Tương Lai, Phó Giám đốc phụ trách công tác trẻ em của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên, nhấn mạnh. Theo bà Lai, thực trạng trẻ chết đuối hiện nay ở Phú Yên cũng rất đáng lo ngại, nhất là trong mùa hè. "Thời tiết nóng bức cùng với việc quản lý giờ giấc của các em giữa gia đình và nhà trường không rạch ròi nên dễ dẫn đến việc học sinh ra sông, suối, biển tắm và chết đuối" - bà Lai lo lắng. Bà Lai cho biết trong 4 năm qua, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên đã triển khai mạnh chương trình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, trong đó đề cập nhiều đến việc hạn chế tình trạng trẻ chết đuối nhưng trẻ vẫn gặp nạn nhiều, đặc biệt vào mùa hè.
Theo Bộ Y tế, 4 năm gần đây, trung bình mỗi năm có 3.624 trẻ chết đuối. Đuối nước là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong từ lứa tuổi sơ sinh cho đến vị thành niên ở Việt Nam (50%), vượt xa những nguyên nhân khác.
Sớm dạy bơi cho học sinh
Bà Lê Thị Loan, Trưởng Phòng Chăm sóc trẻ em Sở LĐ-TB-XH tỉnh Vĩnh Long, cho biết UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2011-2015. Dự án sẽ được thực hiện tại 20 xã trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, sẽ tổ chức hoạt động tuyên truyền phòng chống tai nạn chết đuối cho trẻ em đến người dân thông qua việc xây dựng "ngôi nhà an toàn", cách bảo vệ trẻ khi đi qua vùng sông nước, ao hồ và trong mùa mưa lũ.
Ngoài ra, dự kiến trong năm nay, Sở LĐ-TB-XH Vĩnh Long sẽ trao 300 áo phao cho học sinh đi học bằng xuồng, ghe, đò tại các huyện Trà Ôn, Măng Thít…
Tại Vĩnh Long, hầu hết các trường hợp trẻ bị chết đuối xảy ra ở vùng nông thôn đều do sự bất cẩn của người lớn. Do vậy, bà Loan đề nghị nên sớm đưa môn bơi lội vào trường học nhằm giúp trẻ tự cứu mình khi có tai nạn xảy ra.
Tuy nhiên, theo bà Loan, quan trọng nhất là gia đình cần quan tâm, quản lý thường xuyên hơn đối với trẻ, đặc biệt trong kỳ nghỉ hè do các em hay tụ tập đùa nghịch, tắm sông.
C.Linh
Người thi hộ là Phạm Ngọc Thân (sinh năm 1992) học năm thứ nhất Cao đẳng Xây dựng số 3 (TP Tuy Hòa) giả mạo vào thi hộ cho thí sinh Huỳnh Minh Tâm (sinh năm 1972).
Phạm Ngọc Hân giải trình trước hội đồng thi.
Trước cơ quan điều tra, Phạm Ngọc Thân cho biết, 6g45, Thân chở bạn gái tên Phan Thị Minh Tâm (cũng là thí sinh) đến điểm thi trường Ngô Gia Tự thì gặp thí sinh Huỳnh Minh Tâm.
Tại đây Thân bảo với thí sinh Huỳnh Minh Tâm để Thân vào thi hộ với mục đích ngồi gần để giúp bạn gái. Minh Tâm đồng ý và đưa thẻ dự thi cho Thân vào phòng thi. Thân vừa nhận đề thi thì bị giám thị phát hiện, lập biên bản.
Cũng trong sáng nay, tại hội đồng thi PTTH Ngô Gia Tự thí sinh Lê Thị Thu Hằng đã ngất xỉu sau khi nhận đề thi. Nhân viên y tế cho biết Hằng bị tiền sử bệnh tin, sau khi chăm sóc tích cực thí sinh Lê Thị Thu Hằng trở lại phòng thi, tiếp tục làm bài.
Thiên Lý
Về đề thi, theo đánh giá ban đầu, đề thi các môn có nội dung chính xác, khoa học, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THPT, phù hợp với thời gian làm bài, đáp ứng yêu cầu kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức đồng thời phân hóa được trình độ của thí sinh. Đáng nói, đề thi môn Ngữ văn được dư luận đánh giá cao về việc tiếp tục ra theo hướng mở.
Ý thức chấp hành quy chế của thí sinh tốt, kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi chặt chẽ hơn. Các trường hợp vi phạm quy chế được phát hiện và xử lý kịp thời. Cả kỳ thi tổng số thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi là 45 em, chỉ bằng một nửa so với kỳ thi năm 2010 (90 em). Nhiều phóng viên đặt câu hỏi về việc có hay không sự lơi lỏng trong công tác coi thi dẫn đến số cán bộ coi thi, số thí sinh vi phạm quy chế khá thấp? Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Trưởng ban Chỉ đạo thi phổ thông cho rằng: không nên coi số lượng thí sinh cũng như giám thị vi phạm Quy chế thi, bị xử lý kỷ luật là một tiêu chí để chứng tỏ sự nghiêm túc của kỳ thi. Đó là kết quả của việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, của việc tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ, giáo viên, việc phổ biến quy chế thi, nội quy kỷ luật phòng thi, việc phối hợp tổ chức kỳ thi...
Năm nay, ngoài việc liên lạc bằng điện thoại bàn, các hội đồng thi được lắp đặt thêm một máy vi tính kết nối internet để liên lạc, báo cáo. Chính vì thế, việc trực thi và thực hiện chế độ báo cáo có nhiều tiến bộ tính cả trên phạm vi địa phương và toàn quốc, bảo đảm cập nhật thường xuyên, liên tục, đầy đủ và chính xác thông tin.
Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra kỳ thi vẫn còn tình trạng nhiễu thông tin về đề thi trong dư luận xã hội ở một số địa phương, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của phụ huynh, thí sinh. Vẫn còn một số cán bộ coi thi hạn chế nghiệp vụ, có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm khi coi thi. Cả kỳ thi, có tám giám thị vi phạm quy chế thi tại các tỉnh, thành phố: Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Đác Nông, Bình Phước; trong đó có bốn người bị đình chỉ công tác coi thi, bốn người bị cảnh cáo. Hiện tượng thí sinh mang phao thi đến trường thi vẫn còn xuất hiện tại một số hội đồng. Lực lượng trông thi đã phát hiện được 5 trường hợp thí sinh nhờ người thi hộ tại Quảng Ninh, Phú Yên (2 trường hợp), Đồng Nai, Đác Nông.
Ngọc Trác
Dưới đây, là thông tin về ngày cuối của kỳ thi tại một số tỉnh, thành phố:
* Thừa Thiên - Huế: Kỳ thi an toàn, không có trường hợp vi phạm quy chế
Đến cuối ngày 4-6, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên -Huế cho biết, sau ba ngày thi, tại Thừa Thiên - Huế có tổng số 21 thí sinh bỏ thi; 4 thí sinh được đặc cách do ốm nhưng đủ điều kiện xét tuyển và 8 thí sinh miễn thi (7 thí sinh khiếm thị và 1 thí sinh tham gia đội tuyển Olympic Vật lý Quốc tế).
Sáng 4-6, trong buổi thi môn Toán, có thí sinh Nguyễn Thị Thanh Hiếu, học sinh Trường Hai Bà Trưng - Huế dự thi tại Hội đồng thi Trường đại học Sư phạm Huế bị sốt phát ban nặng nên phải bỏ thi. Cũng trong buổi thi môn Địa lý (ngày 3-6), có thí sinh Bùi Thị Quỳnh Hương (Hội đồng thi trường Cao đẳng Sư phạm Huế) cũng phải dừng bài thi giữa chừng vì lên cơn sốt phát ban, nâng số thí sinh đặc cách lên 5 trường hợp (các thí sinh này được xét tốt nghiệp trung bình nếu đảm bảo đầy đủ các giấy tờ theo quy định).
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, Trưởng Hội đồng coi thi tốt nghiệp 2011 tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Ngọc Sơn, cho biết: kỳ thi tốt nghiệp THPT tại THừa Thiên - Huế được đánh giá là an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, không có trường hợp nào vi phạm quy chế thi và bị kỷ luật. Thí sinh dự thi tại 33 điểm thi trong tỉnh vẫn ổn định về sĩ số. Tỷ lệ học sinh sử dụng điện thoại nhiều, nhất là khối 12 và các thí sinh tự do đều có điện thoại, nhưng được nhắc nhở kỹ càng nên không có trường hợp nào vi phạm.
Ông Sơn cũng cho biết: theo hồ sơ đăng ký, trong 6 môn thi, có 99,86% học sinh phổ thông và 99,79% thí sinh bổ túc dự thi. Do thời tiết nắng nóng trong mấy ngày qua, một vài trường hợp thí sinh bị sốt, phải dưùng thi nửa chừng, Sở GD-ĐT sẽ áp dụng quy chế, nếu các thí sinh này không làm bài được các môn sau vì đau nặng thì chỉ được xét đặc cách miễn thi nếu các môn thi trước có điểm số từ 5 trở lên. Tại tỉnh có 10 giám thị cũng bị bệnh đột xuất không có mặt tại buổi thi đầu tiên. Tuy nhiên, do có dự phòng nên không ảnh hưởng tới quy trình thi chung.
Trong ba ngày về thi tốt nghiệp TP Huế, các thí sinh ở vùng cao hai huyện Nam Đông và A Lưới và các học sinh vùng khó khăn trên địa bàn được hỗ trợ 2.739 suất cơm trưa miễn phí. Đây là chương trình "Tiếp sức mùa thi năm 2011" do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Sở GD-ĐT thực hiện. Chương trình này do các trường PTTH: Phan Đăng Lưu, chuyên Quốc Học, Nguyễn Huệ, Gia Hội, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Trần Côn, Cao Thắng và Huế Star tham gia với kinh phí vận động được hơn 45 triệu đồng. Các bạn đoàn viên thanh niên tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ hai trường PTTH Phan Đăng Lưu và Trần Hưng Đạo cùng Đội Xung kích Chữ thập đỏ tỉnh trực tiếp đặt hàng từ các Siêu thị Coopmart, BigC Huế và phân các thành viên hỗ trợ cơm đến các điểm thi cho thí sinh.
Công Hậu
* Đác Nông: Phát hiện một trường hợp thi hộ, một thí sinh bị tai nạn giao thông
Sáng 4-6, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT trên địa bàn tỉnh Đác Nông bước vào ngày thi thứ ba, buổi sáng thi môn Toán và buổi chiều thi môn ngoại ngữ (Anh văn). Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 tỉnh Đác Nông vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 4-6, trong ngày thi thứ ba này tại Hội đồng thi giáo dục thường xuyên huyện Đác Song đã phát hiện một thí sinh mang số báo danh 070386 thi hộ nên bị đình chỉ thi và một thí sinh tại Hội đồng thi THPT huyện Đác Mil bị tai nạn giao thông trước giờ thi môn Toán nên không tham gia thi hai môn Toán và ngoại ngữ. Ngoài ra, còn có hai thí sinh vắng không có lý do. Như vậy, qua ba ngày thi THPT năm nay, tỉnh Đác Nông có 52 thí sinh vắng thi, trong đó hệ THPT có 24 thí sinh, hệ bổ túc THPT có 28 thí sinh, một trường hợp thi hộ bị đình chỉ thi và một trường hợp bị tai nạn giao thông.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 tỉnh Đác Nông và đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục-Đào tạo do tiến sĩ Hà Hữu Phúc, Phó Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo làm trưởng đoàn sau khi đi kiểm tra tại các hội đồng thi cho biết: kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tại 13 hội đồng thi ở tỉnh Đác Nông diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, không có cán bộ, giám thị coi thi nào vi phạm quy chế. Đề thi các môn năm nay đều nằm trong chương trình lớp 12 và không quá khó, các học sinh có học lực từ trung bình trở lên đều làm bài thi tốt.
Nguyễn Công Lý
*Phú Yên: phát hiện hai trường hợp thi hộ
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo thi tỉnh Phú Yên, kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011, hệ THPT có 45 thí sinh vắng thi; hệ giáo dục thường xuyên vắng 39 thí sinh.
Điều đáng nói là trong ngày thi cuối cùng 4-6, tại hội đồng thi Trường THPT Ngô Gia Tự (TP Tuy Hòa, Phú Yên) Ban giám thị đã phát hiện lập biên bản hai trường hợp thi hộ. Buổi sáng thi môn toán ban giám thị đã phát hiện lập biên bản Phạm Ngọc Thân (sinh năm 1992) đang học năm thứ nhất Trường Cao đẳng Xây dựng số 3 (TP Tuy Hòa) đã dùng thẻ dự thi vào thi thay cho Huỳnh Minh Tâm, số báo danh 10.0475, ở phòng thi 20. Theo lời khai ban đầu với cơ quan điều tra: lúc 6g45 cùng ngày, Thân chở bạn gái (tên Phan Thị Minh Tâm) đến điểm thi thì gặp Huỳnh Minh Tâm (số báo danh 10.0475), Thân bảo với Huỳnh Minh Tâm để Thân vào thi hộ, với mục đích được gần bạn gái cùng phòng thi. Huỳnh Minh Tâm đồng ý và đưa thẻ dự thi cho Thân vào phòng thi. Khi Thân vừa nhận đề thi thì bị giám thị phát hiện, lập biên bản.
Cũng tại hội đồng thi này, buổi chiều thi môn Lịch sử, giám thị phát hiện thêm một trường hợp thi hộ là thí sinh Dương Công Đức (SN 1990). Qua quá trình làm việc, thí sinh Dương Công Đức thừa nhận, trong buổi thi môn Toán, Đức đã nhờ Trần Ngọc Thống (SN 1990) ở xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa thi hộ.
Trao đổi về những trường hợp này, Giám đốc Sở GD-ĐT, Phó ban chỉ đạo thi của tỉnh Nguyễn Văn Tá, cho biết: "Theo quy chế Huỳnh Minh Tâm, Dương Công Đức sẽ bị cấm thi 2 năm".
Trình Kế
* Hậu Giang: 21 thí sinh bỏ thi
Chiều ngày 4-6, gần 6.000 thí sinh (trong đó có gần 4.570 thí sinh hệ THPT) ở 14 cụm trường, thuộc 16 Hội đồng coi thi của tỉnh Hậu Giang đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
Theo báo cáo tổng hợp từ Phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT Hậu Giang, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có trường hợp nào vi phạm quy chế, an ninh trật tự đảm bảo trong suốt quá trình thi. Qua 3 ngày thi, có 21 thí sinh bỏ thi (tăng 2 thí sinh so với ngày thi đầu tiên), trong đó, 2 thí sinh hệ THPT bỏ thi do bị ốm, 19 thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên bỏ thi không rõ lý do.
Theo đánh giá của ông Phạm Thanh Mận, Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT Hậu Giang, nhìn chung đề thi tốt nghiệp THPT năm nay không dễ, cũng không quá khó, vừa sức với khả năng của các thí sinh. Đa số thí sinh rất hài lòng và tự tin với bài thi của mình.
Phùng Dũng
* Kon Tum : 17 thí sinh bỏ thi
Tổng hợp thông tin từ Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, qua ba ngày thi tại 12 Hội đồng coi thi trong toàn tỉnh đã có 17 thí sinh bỏ thi, 9 chiếm tỷ lệ 0,09%; giảm 0,2% so với năm 2010) trong đó có một thí sinh bị ốm; 14/17 thí sinh bỏ thi thuộc đối tượng là học sinh bổ túc.
Qua ba ngày thi ở tỉnh Kon Tum, tình hình diễn ra bình thường theo đúng quy chế của kỳ thi. Đặc biệt năm nay tại các Hội đồng thi ở Kon Tum không có giám thị, thí sinh nào vi phạm quy chế thi. Không có tình trạng in thiếu đề thi, in nhầm mã đề; công tác an ninh trật tự đảm bảo.
Theo ý kiến của một số thí sinh ở Kon Tum thì đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sát chương trình, vừa sức để học sinh có học lực từ trung bình có thể đạt được từ điểm 5, điểm 6 trở lên. Tâm trạng của một số học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như Tu Mơ Rông, KonPlông sau khi kết thúc ba ngày thi đều phấn khởi, tin tưởng sẽ vượt được qua kỳ thi.
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay tỉnh Kon tum có 3.816 thí sinh dự thi, trong đó có 3.390 thí sinh phổ thông; 426 thí inh bổ túc; toàn tỉnh có 855 thí sinh là người dân tộc thiểu số dự thi.
Đinh Sỹ Tạo
*Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Hải Phòng có 274 thí sinh bỏ thi
Ngày cuối của kỳ thi tốt ngiệp THPT năm 2011, tại Hải Phòng, các thí sinh dự thi trong thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao. Buổi sáng, các thí sinh làm bài thi môn toán, chiều làm bài thi môn ngoại ngữ. Riêng 2298 thí sinh hệ GDTX làm bài thi môn lịch sử, hơn 24 nghìn thí sinh THPT đều thi môn tiếng Anh, chỉ có 144 học sinh thi môn ngoại ngữ là tiếng Nga, Pháp, Trung.
Theo nhận xét của các thí sinh, đề thi các môn toán và ngoại ngữ phù hợp với trình độ học sinh. Riêng đề thi môn toán được cho là dễ hơn so với kỳ thi năm 2010, nhiều thí sinh làm bài xong sớm, ra khỏi phòng thi trong tâm trạng phấn khởi.
Trong ngày thi thứ ba, hệ THPT có 62 thí sinh bỏ thi hai môn toán và ngoại ngữ, hệ GDTX có 34 thí sinh bỏ thi các môn toán và lịch sử. Tính chung cả ba ngày thi tốt nghiệp, TP Hải Phòng có 102 thí sinh hệ GDTX bỏ thi không có lý do; hệ THPT có 172 thí sinh bỏ thi, trong đó có một thí sinh đến muộn 15 phút không được vào phòng thi, 27 thí sinh bị tai nạn giao thông, 75 thí sinh bị ốm, số thí sinh còn lại bỏ thi không lý do.
Trong ngày thi thứ ba, kỷ luật phòng thi được giữ vững, không có thí sinh và giám thị nào vi phạm quy chế thi. Kết thúc cả kỳ thi, tại 59 hội đồng thi đều an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
Ngô Quang Dũng
* Bắc Cạn: Bảo đảm điều kiện tốt nhất cho thí sinh
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tỉnh Bắc Cạn có hơn bốn nghìn thí sinh dự thi ở 16 hội đồng thi. Theo báo cáo của Sở Giáo dục- Đào tạo sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, kỳ thi năm nay diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có trường hợp giám thị và thí sinh nào vi phạm quy chế thi, toàn tỉnh chỉ có 19 thí sinh bỏ thi.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong suất quá trình diễn ra kỳ thi, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công ty Điện lực tỉnh phải bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn tại các trường thi, vì vậy đã không diễn ra tình trạng mất điện. UBND các huyện đã chủ động liên hệ với các cơ sở cho thuê nghỉ trọ tạo điều kiện tối đa về ăn ở, sinh hoạt, bảo đảm an ninh trật tự cho thí sinh nghỉ trọ trong thời gian diễn ra kỳ thi. Tại xã Quảng Quảng Khê( huyện Ba Bể), nơi có Hội đồng thi xã Quang Khê, cấp ủy, chính quyền xã đã huy động toàn bộ lực lượng công an xã tham gia bảo đảm an toàn giao thông tại các tuyến đường giao nhau, cắt cử lực lượng có mặt ở các tuyến đường để đưa, đón thí sinh đi qua sông khi có mưa đề phòng nước dâng cao để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cho các em.
Thế Bình
* Đồng Nai: Phát hiện một trường hợp thi hộ tốt nghiệp THPT
Ngày 4-6, bà Huỳnh Lệ Giang, Phó Giám đốc sở GD&ĐT Đồng Nai cho biết, kết thúc đợt thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, sở GD&ĐT Đồng Nai phát hiện một trường hợp thi hộ môn toán vào sáng ngày 4-6 tại Hội đồng thi Đoàn Kết, huyện Tân Phú và đã chuyển sang cơ quan điều tra công an huyện Tân Phú ( Đồng Nai) để điều tra.
Thí sinh nhờ người khác thi thay môn toán là Phạm Quốc Cường, học tại trường THPT Đắk – Lua, xã Đắk – Lua, huyện Tân Phú. Còn người thi thay là Bùi Xuân Long, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Cao Tân
No comments:
Post a Comment