Bạn Snigdha Nandipati (tee ngirl Mỹ gốc Ấn Độ) đã giành giải nhất cuộc thi quốc gia có tên Scripps National Spelling Bee bằng cách đọc chính xác từ "guetapens" (có nghĩa là "cạm bẫy"). Giải thưởng mà bạn Snigdha nhận được là cúp vô địch danh giá, 30 nghìn đô-la (khoảng 660 triệu đồng), một sổ tiết kiệm, một học bổng và nhiều tài liệu học tập từ các hãng từ điển nổi tiếng.
Scripps National Spelling Bee 2012 là một cuộc thi "Spelling Bee" (chỉ cuộc thi đánh vần đúng các từ tiếng Anh đưa ra). Mục tiêu của các cuộc thi là nhằm nâng cao khả năng sử dụng từ và ngôn ngữ cho các bạn học sinh.
![]()
![]()
2012 là lần thứ năm liên tục mà học sinh Mỹ gốc Ấn bước lên bục cao nhất.
Đêm chung kết cuộc thi vừa diễn ra vào ngày 1/6 vừa qua. Các phần thi được tổ chức quy mô và được nhiều đài truyền hình lớn (ABC ở Mỹ) truyền hình trực tiếp, vì thê nên sự kiện không khác gì một ngày hội thi tài với các thí sinh teen và được nhiều bạn trẻ mong đợi. Có bạn thi 1 lần, có bạn thi nhiều lần để thử sức và đạt giải cao.
Hình thức thi sẽ la ban giám khảo đọc một chữ nào đó, thí sinh có quyền đặt các câu hỏi liên quan đến từ (như các cách đọc khác nhau, định nghĩa, nguồn gốc từ, từ loại, ví dụ), sau đó thí sinh phải đánh vần đúng từ đó.
![]()
![]()
Cuộc thi Spelling Bee diễn ra rất gay cấn và bất ngờ.
Đó là trường hợp của sĩ tử Lê Văn Hoàng (53 tuổi), trú xã Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm và Danh Út Hiền (54 tuổi), trú xã Vĩnh Quới, đều ở huyện Ngã Năm, Sóc Trăng.
-
![]()
Từ trái qua phải là anh Hoàng và anh Hiển. (Ảnh: Thu Đông)
Cả 2 sĩ tử này đều thi chung phòng thi số 18, thuộc hội đồng thi trường THPT Mai Thanh Thế, (huyện Ngã Năm). Mang SBD anh Hoàng là 280429, còn của anh Út là 280427.
Do gia cảnh khó khăn nên thời tấm bé, cả anh Út và anh Hoàng không có điều kiện học đến nơi đến chốn, nên phải nghỉ học sớm để làm lụng mưu sinh.
Khi cuộc sống gia đình đã khấm khá, con cái đến tuổi trưởng thành, cả hai nuôi chí đi học và thi lấy bằng tốt nghiệp THPT để con cái nở mày nở mặt.
Dù đã cố công học tập nhưng do tuổi cao, vẫn kiên trì đến 8 lần thi trước cả 2 anh đều trượt.
Không chấp nhận số phận, kỳ thi năm năy cả 2 quyết định đi thi tiếp để lấy được bằng tốt nghiệp THPT.
Cả 2 anh cho biết, trong 4 buổi thi vừa qua, các anh làm bài tốt hơn mọi năm và điểm khả năng trên trung bình.
Gặp PV sau giờ thi chiều (3/6), tại Trường THPT Mai Thanh Thế, 2 anh xin chụp lại một tấm ảnh lưu niệm.
Anh Út cười tươi cho biết: "Nhiều lần đi thi và gặp nhau rồi tụi tôi kết thân với nhau, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, học hành… âu cũng là kỷ niệm đáng nhớ trong đời thi cử.
Nếu năm nay mà tiếp tục trượt tiếp thì năm tới chúng tôi lại tiếp tục đi thi".
Thu Đông – Quốc Huy
Nhận định của nhiều thí sinh cho thấy, đề thi môn Lịch sử rất cơ bản, tập trung vào những sự kiện lớn như Cách mạng tháng 8 hay hiệp định Pari. Do đó, học sinh chỉ cần ôn vững kiến thức trong sách giáo khoa là hoàn toàn có thể kiếm điểm trên trung bình.
Trang kể, buổi trưa, ngay sau khi thi xong môn Địa lý, cô học sinh lớp 12 đã vội về nhà ôn lại những gạch đầu dòng lớn của môn Lịch sử. Thế nhưng, với lượng kiến thức phải học quá nhiều, có những phần đã thuộc làu trước đó nhưng đến khi học lại vẫn lẫn lộn.
"Nhiều bạn bè em đều xác định học tủ vì không thể thuộc hết được nhưng em không dám, mỗi phần ôn một ít, thà mỗi thứ nắm được ý chính còn hơn," Trang nói.
Đã xác định tâm lý từ trước nên Nguyễn Trọng Đạt, học sinh trường Trung học phổ thông Cầu Giấy không quá bận tâm với phần thi mà theo cậu, cùng lắm cũng trên trung bình.
Đạt tiết lộ, cậu chỉ "ôm tủ" phần kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là phong trào Đồng Khởi 1959-1960 và một phần lịch sử thế giới như Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên bang Nga (1991- 2000)... Còn lại, Đạt chỉ lướt qua ý chính, và phần lớn trông vào vận may.
"Em trúng tủ được câu 2 về nội dung hiệp định Pari 1973, hai câu còn lại thì mang máng. Chỉ mong qua điểm trung bình vì dù sao vẫn còn cơ hội kiếm điểm ở hai môn thi ngày mai là Toán với Tiếng Anh," Đạt nói.
Chung tâm trạng, Trần Mỹ Hà (trường Ngô Thì Nhậm) cho hay, tuy đã ôn bài khá kỹ và Lịch sử cũng là môn em thích học, tuy nhiên, bài thi này em chỉ dám ước lượng điểm số bài thi môn Sử của mình đạt 7-8 điểm.
"Thi một lúc 6 môn, nên chúng em phải học rất nhiều. Em cũng không đặt quá nặng về vấn đề điểm số, bởi tất cả còn phải dồn sức cho kỳ thi Đại học," Hà nói.
Trao đổi với phóng viên Vietnam +, cô Đỗ Thu Quyên, giáo viên trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam nhận định, đề thi năm nay đã tạo được sự kết hợp giữa hai yếu tố "biết" và "hiểu" lịch sử. Tuy nhiên, đề thi còn hạn chế ở mục tiêu vận dụng kiến thức vào những liên hệ thực tế như ở đề thi môn Ngữ văn, Địa lý.
"Nhìn chung đề vừa sức và mang tính trọng tâm. Tuy nhiên, để đạt được điểm 8, 9 trở lên, học sinh cần hiểu vấn đề và trình bày một cách thông minh. Ví dụ, phần câu hỏi 'tại sao' thì phải biết lấy hoàn cảnh lịch sử để trả lời," cô Quyên nói.
Cô Phương Thanh, giáo viên trường Phổ thông liên cấp Olympia thì cho hay, đề môn Lịch sử không quá dài, nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, bám sát kiến thức cơ bản sách giáo khoa.
Các câu hỏi của đề thi đều rất rõ ràng, không hề mang tính đánh đố học sinh. Các em chỉ cần ghi nhớ kiến thức cơ bản trong sách là hoàn toàn có thể đạt từ 6 đến 7 điểm.
Để làm tốt bài thi, các thí sinh phải hiểu vấn đề chứ không chỉ là "học vẹt," ghi nhớ kiến thức, sự kiện một cách máy móc, cơ học.
Còn theo nhận định của một giáo viên trường Trung học phổ thông Nho Quan C (Ninh Bình), môn Lịch sử đòi hỏi thí sinh phải nhớ ngày tháng sự kiện nên nếu không học kỹ và năm chắc kiến thức, thí sinh sẽ khó hoàn thành được bài thi.
"Đề Sử năm nay như vậy là vừa sức, yêu cầu đề thi có phần nhẹ nhàng hơn so với đề thi các năm trước. Các câu hỏi đều nằm trong phần kiến thức chương trình cấp 3 mà các em đã được học," vị giáo viên này nói..
Cô giáo này cũng nhận định, riêng với câu 1, đa phần thí sinh đều làm rất tốt vì đây là dạng câu hỏi mẫu và thường được giáo viên dự đoán trong các kỳ thi nên sĩ tử hoàn toàn có thể dành điểm tuyệt đối.
Đối với phần dành riêng cho thí sinh, cô giáo này cũng cho rằng, ở dạng câu hỏi Lịch sử thế giới, khả năng phân loại ở đề dành cho thí sinh cũng chưa có sự phân hóa rõ rệt. Các câu hỏi chỉ tập trung ở dạng lý thuyết, nếu học sinh nào nắm vững kiến thức thì sẽ làm được 80% bài thi.
"Nhiều thí sinh khối tự nhiên, nếu gặp dạng đề ra như này cũng có thể đạt điểm trung bình bởi số câu hỏi không khó, không đánh đố thí sinh. Tuy nhiên, đối với ban xã hội, đề Sử năm nay sẽ là một trong các môn 'gỡ' điểm và bổ trợ điểm số so với các môn khác," cô cho biết./.
Trung Hiền (Vietnam+)
No comments:
Post a Comment