Saturday, 29 June 2013
...
Saturday, 22 June 2013
Diem chuan CD Phat thanh Truyen hinh II, CD Cong dong Ha Noi
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |
Tin liên quan

- Điểm chuẩn ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM)
- Điểm chuẩn ĐH Quốc tế Hồng Bàng
- Điểm chuẩn ĐH Kiến trúc TPHCM: Ngành cao nhất lấy 21.5 điểm
- Điểm chuẩn ĐH Nội vụ Hà Nội
![]() |
Ảnh minh họa |
CĐ Phát thanh Truyền hình II công bố điểm cụ thể như sau:
Ngành | Mã ngành | Khối thi | Điểm chuẩn NV1 Điểm nhận NV2 |
Báo chí | C320101 | C, D1 | Khối C: 11,5 Khối D1: 10,5 Khối A: 10,0 Khối A1: 10,0 |
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông | C510302 | A, A1, D1 | |
Tin học ứng dụng | C480202 | A, A1, D1 |
CĐ Cộng đồng Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển như sau:
Đối tượng /Khu vực | HSPT | ƯT 2 | ƯT 1 |
KV 3 | 10.0 | 9.0 | 8.0 |
KV 2 | 9.5 | 8.5 | 7.5 |
KV 2 – NT | 9.0 | 8.0 | 7.0 |
KV 1 | 8.5 | 7.5 | 6.5 |
Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm
-
221 trường thông báo điểm chuẩn
-
232 trường ĐH, CĐ đã công bố điểm chuẩn năm 2011
-
231 trường ĐH, CĐ đã công bố điểm chuẩn năm 2011
-
227 trường ĐH, CĐ đã công bố điểm chuẩn năm 2011
-
224 trường ĐH, CĐ đã công bố điểm chuẩn năm 2011
-
222 trường ĐH, CĐ đã công bố điểm chuẩn năm 2011
Tin mới nhất
-
ĐH Hà Nội công bố điểm chuẩn
-
Nở rộ dịch vụ 'ăn theo' giáo viên chưa đạt chuẩn
-
Điểm chuẩn ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương
-
Điểm chuẩn CĐ Thương mại và DL Hà Nội, CĐ CN Dệt may thời trang Hà Nội
-
Điểm chuẩn ĐH Tây Nguyên, An Giang bằng sàn
-
Biết điểm nhanh – nhận ngay quà lớn tại Kichi Kichi.
Tin tiếp theo
-
15/08 3 dự án sân golf choán đất cả một xã
-
15/08 Mỹ phản đối Trung Quốc 'chia rẽ và chế ngự' ở Biển Đông
-
15/08 Những chủ nợ chân lấm tay bùn của đại gia Diệu Hiền
-
14/08 Cựu Đại sứ TQ: "Lời lẽ cực đoan của báo TQ là quan điểm cá nhân"
-
14/08 Bộ Chính trị tiến hành kiểm điểm: 25 vấn đề cần xem xét, giải trình
-
14/08 Chiến lược 'chiếm dần từng đảo' của Trung Quốc
"Điểm chuẩn CĐ Phát thanh Truyền hình II, CĐ Cộng đồng Hà Nội": Hà Nội , sinh viên , nữ sinh , nổi tiếng , đại học , thí sinh , đánh nhau , kỹ thuật , đối tượng , truyền hình ,
Saturday, 15 June 2013
Nuoc mat hoc tro khi tam biet Truong Sa
> Dạy chữ ở Trường Sa / Những em bé ở Trường Sa
"Con cảm ơn cô! Mai con về đất liền rồi, cô ở lại mạnh khỏe nhen cô!". Nói xong câu tạm biệt với cô giáo Nhung, người đã bao năm rèn dạy mình nơi đảo sóng, Hiền quay lưng bật khóc. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày cắp sách vào lớp đảo, cậu thiếu niên 14 tuổi mới khóc như thế với cô giáo mình.
Ngày mai Võ Viết Hiền sẽ xa Trường Sa, theo đoàn công tác về đất liền để học. Lớp 6, với Hiền nghĩa là sẽ xa nắng gió của xứ đảo, là sẽ không còn những trưa hè đi nhặt hoa tra làm vòng đeo cho mấy nhóc nữ lớp nhỏ, "sẽ lâu lắm, con nghĩ thế, con mới được về lại Trường Sa"...
5 năm học ở Trường Sa với Hiền là cả một vùng trời kỷ niệm đầy ắp nắng gió, đầy ắp thương yêu. "Con sẽ rất nhớ cái bàn chỉ của riêng mình trong lớp học ở đảo".
![]() |
Võ Viết Hiền mơ ước sau này sẽ trở thành cảnh sát biển. |
Lớp học đặc biệt của Hiền ở Trường Sa đúng là độc nhất vô nhị - cái lớp "5 trong 1" ấy. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều học chung một phòng. Hướng nào của phòng cũng đều có bảng đen, còn ô vuông ở giữa là "ngôi nhà chung" cho các công dân mầm mon và cả lớp học vào giờ ra chơi.
Lớp 5, duy chỉ có Hiền ngồi ở một bàn. Hiền nhớ nhỏ My Sen lớp 3 bên cạnh, người hay bị anh Hiền chọc khóc nhiều nhất. Nhớ cu Anh Đức lớp 2, luôn đồng hành trong những cuộc đua xe đạp với các chú bộ đội. Nhớ bé Quỳnh Hương, Phương Anh mới chỉ học lớp 1, hay giành nhau những món đồ chơi. "Và cả Hồng Hương - con bé đen nhứt đám nhưng có đôi mắt to tròn, đẹp nhất lớp nữa chú", mắt Hiền ánh lên bao cảm xúc.
Hiền sẽ rất nhớ cô giáo Nhung, cứ mỗi lần lên lớp phải xoay bốn hướng để dạy cho từng đứa. Khi cô dạy toán lớp 5 cho Hiền thì dặn các bạn lớp 3 xem lại bài cũ. Xong lớp 5, cô quay sang kiểm tra bài vở cho các bạn lớp 3. Rồi cô lại tập đọc cho các em lớp 2, quay sang hướng dẫn tô màu cho các công chúa lớp 1... Hiền lớn lên từng ngày trong cái vòng xoay thương yêu ấy. Hiền biết vẽ, rồi vẽ đẹp, biết học chữ, viết câu, rồi tả được rất nhiều những bài văn hay. Hiền yêu biển, yêu trời, yêu hình ảnh người lính đảo qua những bài thơ, câu hát của cô giáo.
Cô giáo Nhung nói: "Hiền tinh nghịch nhưng nhạy cảm. Em ấy học Toán rất khá, viết văn mộc mạc nhưng ăm ắp cảm xúc, tình người". Hiền là "thủ lĩnh" của nhóm, luôn gương mẫu trong chuyện học và dẫn đầu đoàn xe đạp chạy lòng vòng trên đảo và dàn xếp cả những cãi vã, xích mích của mấy đứa nhỏ.
Những đứa trẻ ở Trường Sa thường ngày ít khi đội nón, chạy xe ào ào quanh đảo và lớn lên chắc nịch trong nắng gió. Ở đây, ngoài giờ học, Hiền hay cùng với Chinh Si và Anh Đức đi xem các chú bộ đội tập võ và được mấy chú tranh thủ tập cho vài miếng. "Con không thích người xấu và những ai ức hiếp người khác. Con sẽ ráng học để thực hiện ước mơ của mình là làm chú cảnh sát biển. Vì con coi trên tivi thấy chú cảnh sát đẹp và còn trấn áp được người xấu nữa".
Với những đứa trẻ trên đảo, hình ảnh người lính ngày đêm bồng súng canh giữ biển trời là hình ảnh đẹp nhất, thường xuất hiện trong những giấc mơ nhất. Chinh Si tinh nghịch thì mơ ước được làm chú bộ đội. My Sen thích làm cô hải quân xinh đẹp, can trường. Hồng Hương thì mơ ước sau này thành bác sĩ, như bác sĩ Mừng trên đảo, để ngày đêm cứu chữa, săn sóc người dân. Còn Quỳnh Hương, cô bé hay bẽn lẽn, thì rất bẽn lẽn khi nói về ước mơ thầm kín của mình: "Muốn thành cô giáo như cô Nhung".
![]() |
Hiền cảm thấy rất buồn "vì không biết bao giờ mới được quay trở lại Trường Sa". |
Ngày sắp về, Hiền tần ngần đi qua lại trước lớp. Ngày hè, lớp đóng cửa im ỉm. Hiền đứng lặng nhìn những bức tranh tiêu biểu của cả lớp dán trước cửa. Bức tranh cuối cùng Hiền vẽ về con tàu HQ 732 đang bình yên thả neo trong hoàng hôn, chú bộ đội đang câu cá, mặt trời đỏ trên đầu và lá quốc kỳ phần phật trong gió. Một bức tranh thanh bình!
Hiền đi vòng ra những hàng tra xanh chạy dọc theo sống lưng của đảo. Hàng tra che nắng, che mưa cho đảo, cho Hiền cả một tuổi thơ. Hiền thích nhất hoa tra trắng nhỏ, thơm hương biển cả. Hiền hay hái hoa làm vòng tay cho mấy bạn nhỏ. Bên gốc tra xanh, những ngày hè cuối ở đảo bỗng thấy Hiền trầm tư nhiều. Vẻ trầm tư của một cậu bé biển cả bắt đầu biết nghĩ chuyện tương lai nhìn vừa buồn cười, vừa đáng yêu đến lạ.
Tàu cập cảng để đưa Hiền về đất liền. Hiền đạp xe lòng vòng chào mọi người. Chào chú Hải đảo trưởng, người lúc nào trông cũng khó tính nhưng đêm đêm hay ra chạy xe đạp mini với cả đám. Tạm biệt anh Ngưng chăn heo tốt tính.
Còn 3 giờ nữa là tàu nhổ neo. Cả lớp hẹn Hiền ra ngồi ngay bãi cỏ, trước cột mốc chủ quyền của Trường Sa Lớn, nơi ngày ngày cả đám hay tụ tập, để liên hoan giã biệt. Bữa tiệc được thắp sáng bằng chiếc đèn pin mini, một bọc kẹo và hai quả bưởi của thầy trụ trì chùa Trường Sa cho. "Con My Sen đừng có giận tao nữa nha. Nếu năm tới mày làm lớp trưởng thì không được ăn hiếp mấy đứa nhỏ. Thằng Anh Đức làm chứng cho chuyện này, có gì viết thư cho tao hay", Hiền căn dặn cả nhóm. "Nếu chị My Sen nhéo em thì em làm sao?", thằng Anh Đức nói khiến My Sen gườm một cái.
"Em không ăn hiếp tụi nhỏ như anh... ăn hiếp em đâu!", My Sen tinh nghịch trả lời Hiền. Cả đám líu ríu đủ chuyện trên trời dưới đất khiến ai cũng quên chuyện chia tay sắp diễn ra. Duy chỉ có bé Quỳnh Hương, đứa hay được Hiền bảo vệ, nét mặt buồn thiu, mắt long lanh ngấn nước...
Rồi đến giờ mấy đứa nhỏ phải về nhà ngủ theo quy định. Hiền đứng trên mạn tàu nhìn các anh chị, cô chú chia tay nhau. Mắt em rảo tìm những hình ảnh thân thương của các bạn nhỏ xứ đảo trên cầu tàu. Lúc này Hiền không khóc như khi chiều qua chào cô giáo.
Gió rít lạnh, Hiền ôm cánh tay, áp sát vào người cha, ngại ngần hỏi: "Vào đất liền học có khó không ba? Con nghe nói mấy bạn trong đó học dữ lắm, nhất là môn tiếng Anh và vi tính, hai món con chỉ mới được học chút chút ở đảo à". Ba Hiền ân cần: "Hồi chị con từ đảo vào học lớp 6 cũng phải cố gắng phấn đấu mới theo kịp mấy bạn. Con muốn sau này làm cảnh sát thì phải dũng cảm lên. Mình chịu khó chú ý, cần cù học tập thì sẽ bắt kịp bạn bè thôi". Bàn tay to lớn của người cha ủ bàn tay nhỏ bé của Hiền.
Tàu rúc ba hồi còi. Tiếng còi tạm biệt rền lên giữa màn đêm biển cả như chạm đến tận cùng nỗi niềm của cả những người đi và người ở lại. Từ nay Hiền sẽ tạm xa đảo để vào đất liền thực hiện ước mơ mai này làm cảnh sát biển. Cậu thiếu niên vẫn đứng ôm cha mình trên mạn tàu nhìn về phía đảo cho đến khi hút bóng.
Giữa lòng biển khơi, mắt Hiền vẫn hướng về ngọn hải đăng ở Trường Sa Lớn, dòng ánh sáng xuyên thấu qua bóng đêm đen kịt.
Pháp luật TP HCM
> Dạy chữ ở Trường Sa / Những em bé ở Trường Sa
"Con cảm ơn cô! Mai con về đất liền rồi, cô ở lại mạnh khỏe nhen cô!". Nói xong câu tạm biệt với cô giáo Nhung, người đã bao năm rèn dạy mình nơi đảo sóng, Hiền quay lưng bật khóc. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày cắp sách vào lớp đảo, cậu thiếu niên 14 tuổi mới khóc như thế với cô giáo mình.
Ngày mai Võ Viết Hiền sẽ xa Trường Sa, theo đoàn công tác về đất liền để học. Lớp 6, với Hiền nghĩa là sẽ xa nắng gió của xứ đảo, là sẽ không còn những trưa hè đi nhặt hoa tra làm vòng đeo cho mấy nhóc nữ lớp nhỏ, "sẽ lâu lắm, con nghĩ thế, con mới được về lại Trường Sa"...
5 năm học ở Trường Sa với Hiền là cả một vùng trời kỷ niệm đầy ắp nắng gió, đầy ắp thương yêu. "Con sẽ rất nhớ cái bàn chỉ của riêng mình trong lớp học ở đảo".
![]() |
Võ Viết Hiền mơ ước sau này sẽ trở thành cảnh sát biển. |
Lớp học đặc biệt của Hiền ở Trường Sa đúng là độc nhất vô nhị - cái lớp "5 trong 1" ấy. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều học chung một phòng. Hướng nào của phòng cũng đều có bảng đen, còn ô vuông ở giữa là "ngôi nhà chung" cho các công dân mầm mon và cả lớp học vào giờ ra chơi.
Lớp 5, duy chỉ có Hiền ngồi ở một bàn. Hiền nhớ nhỏ My Sen lớp 3 bên cạnh, người hay bị anh Hiền chọc khóc nhiều nhất. Nhớ cu Anh Đức lớp 2, luôn đồng hành trong những cuộc đua xe đạp với các chú bộ đội. Nhớ bé Quỳnh Hương, Phương Anh mới chỉ học lớp 1, hay giành nhau những món đồ chơi. "Và cả Hồng Hương - con bé đen nhứt đám nhưng có đôi mắt to tròn, đẹp nhất lớp nữa chú", mắt Hiền ánh lên bao cảm xúc.
Hiền sẽ rất nhớ cô giáo Nhung, cứ mỗi lần lên lớp phải xoay bốn hướng để dạy cho từng đứa. Khi cô dạy toán lớp 5 cho Hiền thì dặn các bạn lớp 3 xem lại bài cũ. Xong lớp 5, cô quay sang kiểm tra bài vở cho các bạn lớp 3. Rồi cô lại tập đọc cho các em lớp 2, quay sang hướng dẫn tô màu cho các công chúa lớp 1... Hiền lớn lên từng ngày trong cái vòng xoay thương yêu ấy. Hiền biết vẽ, rồi vẽ đẹp, biết học chữ, viết câu, rồi tả được rất nhiều những bài văn hay. Hiền yêu biển, yêu trời, yêu hình ảnh người lính đảo qua những bài thơ, câu hát của cô giáo.
Cô giáo Nhung nói: "Hiền tinh nghịch nhưng nhạy cảm. Em ấy học Toán rất khá, viết văn mộc mạc nhưng ăm ắp cảm xúc, tình người". Hiền là "thủ lĩnh" của nhóm, luôn gương mẫu trong chuyện học và dẫn đầu đoàn xe đạp chạy lòng vòng trên đảo và dàn xếp cả những cãi vã, xích mích của mấy đứa nhỏ.
Những đứa trẻ ở Trường Sa thường ngày ít khi đội nón, chạy xe ào ào quanh đảo và lớn lên chắc nịch trong nắng gió. Ở đây, ngoài giờ học, Hiền hay cùng với Chinh Si và Anh Đức đi xem các chú bộ đội tập võ và được mấy chú tranh thủ tập cho vài miếng. "Con không thích người xấu và những ai ức hiếp người khác. Con sẽ ráng học để thực hiện ước mơ của mình là làm chú cảnh sát biển. Vì con coi trên tivi thấy chú cảnh sát đẹp và còn trấn áp được người xấu nữa".
Với những đứa trẻ trên đảo, hình ảnh người lính ngày đêm bồng súng canh giữ biển trời là hình ảnh đẹp nhất, thường xuất hiện trong những giấc mơ nhất. Chinh Si tinh nghịch thì mơ ước được làm chú bộ đội. My Sen thích làm cô hải quân xinh đẹp, can trường. Hồng Hương thì mơ ước sau này thành bác sĩ, như bác sĩ Mừng trên đảo, để ngày đêm cứu chữa, săn sóc người dân. Còn Quỳnh Hương, cô bé hay bẽn lẽn, thì rất bẽn lẽn khi nói về ước mơ thầm kín của mình: "Muốn thành cô giáo như cô Nhung".
![]() |
Hiền cảm thấy rất buồn "vì không biết bao giờ mới được quay trở lại Trường Sa". |
Ngày sắp về, Hiền tần ngần đi qua lại trước lớp. Ngày hè, lớp đóng cửa im ỉm. Hiền đứng lặng nhìn những bức tranh tiêu biểu của cả lớp dán trước cửa. Bức tranh cuối cùng Hiền vẽ về con tàu HQ 732 đang bình yên thả neo trong hoàng hôn, chú bộ đội đang câu cá, mặt trời đỏ trên đầu và lá quốc kỳ phần phật trong gió. Một bức tranh thanh bình!
Hiền đi vòng ra những hàng tra xanh chạy dọc theo sống lưng của đảo. Hàng tra che nắng, che mưa cho đảo, cho Hiền cả một tuổi thơ. Hiền thích nhất hoa tra trắng nhỏ, thơm hương biển cả. Hiền hay hái hoa làm vòng tay cho mấy bạn nhỏ. Bên gốc tra xanh, những ngày hè cuối ở đảo bỗng thấy Hiền trầm tư nhiều. Vẻ trầm tư của một cậu bé biển cả bắt đầu biết nghĩ chuyện tương lai nhìn vừa buồn cười, vừa đáng yêu đến lạ.
Tàu cập cảng để đưa Hiền về đất liền. Hiền đạp xe lòng vòng chào mọi người. Chào chú Hải đảo trưởng, người lúc nào trông cũng khó tính nhưng đêm đêm hay ra chạy xe đạp mini với cả đám. Tạm biệt anh Ngưng chăn heo tốt tính.
Còn 3 giờ nữa là tàu nhổ neo. Cả lớp hẹn Hiền ra ngồi ngay bãi cỏ, trước cột mốc chủ quyền của Trường Sa Lớn, nơi ngày ngày cả đám hay tụ tập, để liên hoan giã biệt. Bữa tiệc được thắp sáng bằng chiếc đèn pin mini, một bọc kẹo và hai quả bưởi của thầy trụ trì chùa Trường Sa cho. "Con My Sen đừng có giận tao nữa nha. Nếu năm tới mày làm lớp trưởng thì không được ăn hiếp mấy đứa nhỏ. Thằng Anh Đức làm chứng cho chuyện này, có gì viết thư cho tao hay", Hiền căn dặn cả nhóm. "Nếu chị My Sen nhéo em thì em làm sao?", thằng Anh Đức nói khiến My Sen gườm một cái.
"Em không ăn hiếp tụi nhỏ như anh... ăn hiếp em đâu!", My Sen tinh nghịch trả lời Hiền. Cả đám líu ríu đủ chuyện trên trời dưới đất khiến ai cũng quên chuyện chia tay sắp diễn ra. Duy chỉ có bé Quỳnh Hương, đứa hay được Hiền bảo vệ, nét mặt buồn thiu, mắt long lanh ngấn nước...
Rồi đến giờ mấy đứa nhỏ phải về nhà ngủ theo quy định. Hiền đứng trên mạn tàu nhìn các anh chị, cô chú chia tay nhau. Mắt em rảo tìm những hình ảnh thân thương của các bạn nhỏ xứ đảo trên cầu tàu. Lúc này Hiền không khóc như khi chiều qua chào cô giáo.
Gió rít lạnh, Hiền ôm cánh tay, áp sát vào người cha, ngại ngần hỏi: "Vào đất liền học có khó không ba? Con nghe nói mấy bạn trong đó học dữ lắm, nhất là môn tiếng Anh và vi tính, hai món con chỉ mới được học chút chút ở đảo à". Ba Hiền ân cần: "Hồi chị con từ đảo vào học lớp 6 cũng phải cố gắng phấn đấu mới theo kịp mấy bạn. Con muốn sau này làm cảnh sát thì phải dũng cảm lên. Mình chịu khó chú ý, cần cù học tập thì sẽ bắt kịp bạn bè thôi". Bàn tay to lớn của người cha ủ bàn tay nhỏ bé của Hiền.
Tàu rúc ba hồi còi. Tiếng còi tạm biệt rền lên giữa màn đêm biển cả như chạm đến tận cùng nỗi niềm của cả những người đi và người ở lại. Từ nay Hiền sẽ tạm xa đảo để vào đất liền thực hiện ước mơ mai này làm cảnh sát biển. Cậu thiếu niên vẫn đứng ôm cha mình trên mạn tàu nhìn về phía đảo cho đến khi hút bóng.
Giữa lòng biển khơi, mắt Hiền vẫn hướng về ngọn hải đăng ở Trường Sa Lớn, dòng ánh sáng xuyên thấu qua bóng đêm đen kịt.
Pháp luật TP HCM
Saturday, 8 June 2013
Giao duc dai hoc - Khong the mo cong thanh cho hang rom
- Chuyên mục Giáo dục | Đào tạo - Thi cử |
Tin liên quan

- Móng vững chắc thì "biệt thự" giáo dục đại học mới không bị đổ
- Cần đẩy mạnh việc đánh giá, kiểm định chất lượng hệ thống giáo dục đại học
- Xác định rõ trách nhiệm kiểm định chất lượng giáo dục đại học
- Dự thảo Luật Giáo dục đại học: "Từ lươn chuyển thành rồng!"




Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết các nhà đầu tư được phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài và liên doanh, nhưng xu thế đầu tư xây dựng trường mới không nhiều, chỉ có liên kết đào tạo là phát triển sôi động. Đơn giản là vì, với nhà "xuất khẩu", đây là con đường đầu tư ít vốn, lợi nhuận cao. Còn với người "nhập khẩu", vì chưa chuẩn bị tốt về thể chế, nguồn lực và hạ tầng và vì cả những lợi ích trước mắt, đã chấp nhận nhập hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng rởm. Thực tế những năm qua cho thấy, bên cạnh một số trường ĐH và CĐ nước ngoài xây dựng những chương trình du học tại chỗ hoặc từ xa tại Việt Nam với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu cấp thiết và cung cấp một nền giáo dục có chất lượng với chi phí thấp nhất có thể được, còn có không ít những cơ sở chỉ nhìn thấy đây là cơ hội vàng cho họ kiếm món lời khổng lồ từ một thị trường đầy triển vọng với nguồn tuyển sinh dồi dào và chi phí đào tạo thấp. Tại các cơ sở đào tạo trong nước, chương trình liên kết đang trở thành "mốt". Hầu hết trường ĐH, CĐ đều có chương trình liên kết, có đơn vị bắt tay với 20-30 ĐH nước ngoài. Không chỉ có các trường ĐH mà nhiều cơ sở thuộc các bộ, ngành khác cũng đang ồ ạt liên kết, hợp tác đào tạo quốc tế, thậm chí một số cơ quan không có chức năng đào tạo cũng liên kết đào tạo với nước ngoài.
Có nghĩa là liên kết đào tạo ĐH với nước ngoài đã và đang diễn ra một cách ào ạt, xô bồ. Phải công nhận rằng, liên kết đào tạo là một trong những cách làm sáng tạo để giúp ước mơ đẳng cấp quốc tế của nhiều trường có thể trở thành hiện thực. Thông qua các chương trình liên kết, trường ĐH mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ từ các nền giáo dục phát triển gắn chặt với việc bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ; xây dựng những ngành học mới; học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu về quản lý giáo dục; đổi mới, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của các trường đối tác và mang lại nguồn thu không nhỏ... Với ngành giáo dục cũng như xã hội, ở mức độ khác nhau, liên kết đào tạo đã góp phần đổi mới GD ĐH, tạo tiền đề tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của số đông học sinh, sinh viên, cán bộ. Liên kết đào tạo quốc tế cũng góp phần hạn chế trào lưu du học nước ngoài của sinh viên Việt Nam, phát triển du học tại chỗ. Nhưng mục tiêu chính và "sạch" của liên kết đào tạo quốc tế là làm cho các đối tác Việt Nam mạnh hơn, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, có đạt được không? Con số mà kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ vừa công bố đã rõ câu trả lời. Số đối tác được xếp thứ hạng cao trong khu vực và thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay và không hiếm đơn vị "học tập" cơ sở đào tạo trình độ thấp hơn mình. Không có gì biện minh cho việc làm này ngoài lý do lợi nhuận và cả tiếng tăm mà các chương trình liên kết đem lại. Nhiều trường khi liên kết với nước ngoài chỉ để ý đến khả năng liên kết, lợi ích thu được chứ không đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu... nên không chỉ "mở cổng thành" cho những chương trình kém chất lượng mà cả những trường ĐH chỉ có trên danh nghĩa đã và đang ra vào nước ta. Để "chiều" người học và thuận lợi cho việc chiêu sinh, dù phương thức liên kết khá đa dạng nhưng các chương trình liên kết đều có chung một số đặc điểm: "đầu vào" mở rộng hết cỡ, chỉ cần tốt nghiệp THPT là được chấp nhận nhập học; trình độ ngoại ngữ thì có thể "du di", có thể học bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt; "đầu ra" khá thoải mái với bằng cấp "xịn". Rõ ràng, hiện đang thiếu một tổ chức độc lập thực hiện việc đánh giá và kiểm soát chất lượng trong khi cả hai đối tác Việt Nam và nước ngoài đều muốn tuyển sinh nhiều hơn thay vì phải bảo đảm chất lượng nên với các điều kiện bảo đảm chất lượng ấy thì "sản phẩm" khó được như hàng nội dù được dán mác ngoại.
Khai thác cơ hội, vượt qua thách thức, tăng cường lợi ích và giảm thiểu rủi ro bằng cách đề ra những chính sách và biện pháp





Văn hóa và giáo dục trong toàn cầu hóa khác hẳn trong kinh tế. Nhiều chuyên gia đã nói rằng, thế giới có thể "phẳng" về kinh tế và công nghệ nhưng không thể "phẳng" về văn hóa và giáo dục. Bởi thế, hội nhập quốc tế về giáo dục nói chung, liên kết đào tạo quốc tế nói riêng phải làm cho giáo dục Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, vững chắc về chất lượng, nhưng quan trọng hơn là phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước, bảo đảm mục tiêu phát triển con người toàn diện cũng như tính ưu việt của chế độ xã hội ta: giáo dục là quyền và lợi ích của nhân dân.

Kim Thoa
Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm
-
Giáo dục đại học - Không thể "mở cổng thành" cho hàng rởm
-
Nuôi ước mơ vào đại học bằng chân gỗ, mắt mờ
-
Sĩ tử lỡ thi đại học vì sốt xuất huyết
-
Giảng viên Đại học trải lòng về một nữ sinh bán thân (Kỳ 11)
-
Giảng viên Đại học trải lòng về một nữ sinh bán thân
-
Cậu bé bán báo dạo đậu 3 trường đại học
Tin mới nhất
-
231 trường đã công bố điểm: ĐH Hà Nội có 193 điểm 0
-
230 trường đã công bố điểm: ĐH Hà Nội có 193 điểm 0
-
CĐ Công nghiệp Hưng Yên, CĐ Công nghiệp Cẩm Phả công bố điểm
-
228 trường đã công bố điểm: ĐH Hà Nội có 193 điểm 0
-
Điểm chuẩn Bách khoa Hà Nội tăng từ 0,5-3 điểm
-
Những bài Văn gây sốc về "mê muội thần tượng"
Tin tiếp theo
-
31/07 Vụ giết bé gái 4 tuổi: Bố hung thủ nghi có ai đó đã bỏ thuốc vào rượu
-
31/07 "Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc"
-
31/07 Trung Quốc toan tính quân sự gì ở Biển Đông?
-
31/07 Khách Việt vào casino bằng cửa nào?
-
30/07 Đường lưỡi bò 'bò' ở đâu ra?
-
30/07 Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông?
"Giáo dục đại học - Không thể "mở cổng thành" cho hàng rởm": lo ngại , thách thức , tranh luận , giáo dục đại học , , hàng rởm , Thanh tra Chính phủ , mở cổng thành , thiếu các văn bản p , không thể ,
Saturday, 1 June 2013
Du hoc sinh Viet nhan bang khen cua tong thong My
- Chuyên mục Giáo dục | Học bổng - Du học |
Tin liên quan

- 55 suất học bổng du học Trung Quốc đầu năm
- Cơ hội học bổng lên đến 50% học phí du học Anh quốc
- Du học Hàn Quốc sẽ khó khăn hơn
- Học bổng 30% du học Hàn Quốc – ĐH Kyung Hee
Theo học chương trình IB (chương trình THPT quốc tế) của trường Ef International Academy (bang New York, Mỹ) từ năm 2009 , Thành Mỹ là một trong 3 gương mặt tiêu biểu nhất của trường được nhận bằng khen do chính Tổng thống Obama ký tặng. Ngay từ đầu năm lớp 12, cậu học trò người Hà Nội đã được 8 trường đại học của Mỹ cấp học bổng đại học (gồm Saint Johnis University, Universy of Porland, Portland State Universty, Seton Hall University, Universty of Mount Union, Saint Johnis University, Iona College, Arizona State University). Học đều tất cả các môn nhưng thích nhất là môn kinh tế, do đó Thành Mỹ chọn ngành Tài chính – Quản lý trường Saint Johnis University và tháng 8 này em bắt đầu cho 4 năm đại học.
![]() |
|
Nói về chương trình mình theo học, cậu học trò sinh năm 1992 cho biết: "Chương trình IB khó hơn rất nhiều so với chương trình phổ thông thông thường. Ngoài việc học các môn theo quy định của chương trình phổ thông, IB còn đan xen một số môn học của hệ đại học. Học sinh theo học IB phải tham gia viết các bài luận toán, kinh tế,… làm nghiên cứu về các môn lịch sử, xã hội học,… Chương trình cũng đòi hỏi người học phải có nhiều kỹ năng tổng hợp, tích cực trong các hoạt động ngoại khóa,… nên cũng hơi vất vả".





Không chỉ dành thời gian cho việc học, hè nào Thành Mỹ cũng dành thời gian dạy học cho các em nhỏ của một số trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi, tham gia các hoạt động của cộng đồng du học sinh ở Mỹ.
Được biết, nay từ những năm học cấp II, Thành Mỹ đã tham gia vào chương trình khoa học vui của VTV2 cùng thầy Chu Văn Hải (người dẫn và giải đáp chương trình). Đây là chương trình giải thích những nguyên lý vật lý,… giải đáp các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực khoa học, đời sống,… mà Thành Mỹ thấy rất hấp dẫn và thú vị. Cũng từ đây, Thành Mỹ yêu thích các môn khoa học tự nhiên hơn.
Bật mí về bí quyết học tiếng Anh của mình, Thành Mỹ khiêm tốn chia sẻ: "Hồi ở nhà em có đi học thêm, nhưng không nhiều. Quan trọng nhất là khả năng tự học và tìm ra cách học phù hợp với mình. Đầu tiên em xem phim tiếng Anh có phụ đề, sau đó thì chuyển sang xem không phụ đề và chỗ nào không hiểu em ghi lại tra từ điển. Có những lúc em nhẩm lời thoại của phim, bắt chiếc giọng điệu…, cách này giúp em nhớ được nhiều từ mới. Ngoài ra, em tìm thêm các sách ngoại văn toàn bằng tiếng Anh và tự học khi trình độ nâng lên thì tìm loại khác cho phù hợp, rồi tham gia vào CLB những người sử dụng tiếng Anh… ".
Chia sẻ về khó khăn trong những ngày đầu nhập học tại Mỹ, Thành Mỹ cho biết: "Khi mới sang em rất bỡ ngỡ, mọi thứ đều mới lạ. Sau mấy buổi học trên lớp thầy giao cho viết một bài luận 700 từ. Em viết mãi cũng chỉ được 400 từ, hôm đó em đã thức chọn một ngày một đêm để tìm tài liệu viết cho đủ 700 từ và đến sáng hôm sau em hoàn thành bài luận vào lúc 7h sáng và chỉ kịp ăn sáng nhanh để lên lớp. Kết quả bài luận của em cũng chỉ được loại C, nhưng em không buồn vì mình đã làm hết khả năng. Và bài luận ấy là bài duy nhất em được điểm C, những bài sau em đều đạt loại A".
Có thể bạn quan tâm >>Xem thêm
-
Một HS Việt nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ
-
Một học sinh Việt Nam nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ
-
Chàng trai Việt được nhận bằng khen của Tổng thống Mỹ
-
Canada muốn đón nhiều du học sinh Việt Nam
-
Cậu học sinh Việt được Tổng thống Obama ký tặng bằng khen
-
Nữ sinh Việt giành giải cuộc thi hoa hậu sinh viên thế giới tại Nga
Tin mới nhất
-
Làm thế nào để định hướng du học sớm cho con?
-
Tìm hiểu thông tin du học Pháp
-
Chương trình chuyển tiếp Singapore - Australia
-
Học bổng 60% học phí tại Mỹ và Canada
-
Trinity College Dublin – Nơi ươm mầm những Danh nhân Ailen và thế giới
-
ĐH Griffith College Dublin và học bổng 100% học phí T. Anh 3 tháng.
Tin tiếp theo
-
31/07 Vụ giết bé gái 4 tuổi: Bố hung thủ nghi có ai đó đã bỏ thuốc vào rượu
-
31/07 "Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc"
-
31/07 Trung Quốc toan tính quân sự gì ở Biển Đông?
-
31/07 Khách Việt vào casino bằng cửa nào?
-
30/07 Đường lưỡi bò 'bò' ở đâu ra?
-
30/07 Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông?